Những tác dụng bất ngờ của tinh dầu tràm trà

Ngày: 14/05/2021 lúc 16:43PM

Tinh dầu tràm trà là loại tinh dầu được sử dụng cho rất nhiều mục đích bao gồm chăm sóc sức khỏe da, tóc cũng như móng. Bên cạnh những lợi ích về sức khỏe đã được chứng minh, loại tinh dầu này còn rất an toàn khi sử dụng cùng với một giá cả hợp lý. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến 14 cách sử dụng hàng ngày của tinh dầu cây tràm trà một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Tinh dầu cây tràm trà là gì? Tác dụng của nó như thế nào?

tác dụng của tinhdầu tràm trà

Tinh dầu được chiết xuất từ lá cây tràm trà, loại cây này có tên khoa học là Melaleuca alternifolia, đây là một loại cây nhỏ có nguồn gốc từ Queensland và New South Wales, Úc. Cần phải phân biệt cây tràm trà với các loài cây bụi cho lá để làm trà như trà đen, trà xanh hay trà ô long.

Từ lâu đời, tràm trà đã được sử dụng như một loại thuốc cổ truyền của thổ dân trong suốt nhiều thế kỷ. Những thổ dân bản địa Úc thường nghiền lá cây rồi chiết lấy tinh dầu sau đó hít tinh dầu này để trị ho, cảm hoặc dùng để đắp lên da nhằm làm lành vết thương.

Ngày này, tinh dầu tràm trà đã được sử dụng rộng rãi và có thể chiết xuất được 100% nguyên chất hay là tinh dầu nguyên chất. Các dạng tinh dầu đã pha loãng hay được sử dụng có nồng độ từ 5 đến 50% thường được sử dụng cho da.

Trong tinh dầu tràm trà có chứa một số hợp chất trong đó có terpinen-4-ol, chất này được chứng minh tác dụng diệt khuẩn, virus và nấm. terpinen-4-ol cũng được chứng minh giúp tăng cường hoạt động của bạch cầu, giúp chống lại sự xâm nhập của các vi sinh vật.

Những đặc tính chống nhiễm khuẩn của tinh dầu tràm trà giúp chúng trở thành phương thuốc cổ truyền có giá trị trong điều trị các bệnh về da do vi khuẩn và vi nấm gây ra, ngăn ngừa phản ứng viêm cũng như thúc đẩy quá trình chữa lành.

Các công dụng của tinh dầu tràm trà

Sát khuẩn tay

Tinh dầu tràm trà được coi là một chất sát khuẩn tay có nguồn gốc từ thiên nhiên lý tưởng. Các nghiên cứu đã chứng minh loại tinh dầu này có khả năng diệt được một số loại vi khuẩn và virus gây bệnh thường gặp như E. coli, phế cầu (S. pneumoniae) hay H. influenzae. Hơn nữa, một nghiên cứu khác đã kiểm tra một số loại được rửa tay khác cho thấy kết quả chống E. coli được cải thiện khi thêm tinh dầu tràm trà.

Chống côn trùng

tác dụng của tinhdầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà có thể xua đuổi côn trùng. Một nghiên cứu tìm ra rằng sau 24 giờ được thoa tinh dầu tràm trà, có 61% số bò có ít ruồi hơn so với nhóm không sử dụng.

Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác tinh dầu này được chứng minh là có khả năng xua đuổi muỗi tốt hơn DEET – một thành phần thường có trong các thuốc xua đuổi côn trùng hiện nay.

Chất khử mùi tự nhiên

Tác dụng kháng khuẩn của tinh dầu tràm trà có thể giúp kiểm soát mùi hôi dưới cánh tay có liên quan đến chức năng tuyến mồ hôi. Bản thân mồ hôi không có mùi, tuy nhiên khi mồ hôi tiết ra kết hợp với các vi khuẩn có trên da bạn sẽ tạo thành mùi nặng và khó chịu hơn.

Vùng dưới cánh tay thường là nơi tập trung nhiều tuyến mồ hôi, đây chính là nơi sinh ra “mùi cơ thể” của bạn. Nhờ vào tác dụng diệt khuẩn, tinh dầu tràm trà trở thành lựa chọn thay thế tuyệt vời cho những sản phẩm giảm tiết mồ hôi hay khử mùi dưới cánh tay trên thị trường hiện nay.

Sát trùng cho những vết thương hoặc vết xước nhỏ

Những tổn thương trên da có thể dẫn đến tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây ra nhiễm trùng. Tinh dầu tràm trà có thể được sử dụng để điều trị cũng như khử trùng các vết thương nhỏ, vết trầy xước do có khả năng diệt tụ cầu vàng (S. aureus) và một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng vết thương hở khác.

Để sát trùng vết thương nhỏ có thể làm theo các bước sau:

  • Làm sạch vết thương cẩn thận bằng xà phòng và nước sạch
  • Trộn một giọt tinh dầu tràm trà với một thìa cà phê dầu dừa
  • Thoa một lượng nhỏ hỗn hợp lên vết thương và băng lại
  • Lặp lại quá trình này một đến hai lần hàng ngày cho đến khi vết thương đóng vảy

Thúc đẩy làm lành vết thương

Bên cạnh việc phòng tránh nhiễm trùng từ vết thương hở, tinh dầu này còn có thể thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Nghiên cứu cho thấy tinh dầu tràm trà có thể giúp giảm thiểu tình trạng viêm và thúc đẩy hoạt động của các tế bào bạch cầu. Trong một nghiên cứu nhỏ gồm 10 người bị thương, việc thêm tinh dầu tràm trà vào liệu pháp điều trị giúp làm giảm thời gian hồi phục ở 9 người. Bạn có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu vào băng vết thương mỗi khi thay băng mới.

Điều trị mụn

tác dụng của tinhdầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà có thể sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nó giúp giảm số lượng cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng mụn. Trong một nghiên cứu khác, bôi gel tinh dầu 5% lên các tổn thương do mụn trứng cá cho thấy hiệu quả giảm tổn thương hơn gấp ba lần so với giả dược và với mức độ nghiêm trọng nó làm giảm đến sáu lần so với giả dược. Một nghiên cứu khác nữa cũng chứng minh được hiệu quả điều trị mụn trứng cá của tinh dầu tràm trà tương đương với benzoyl peroxide, một loại thuộc điều trị mụn thông dụng.

Bạn có thể tự chế ra hỗn hợp trị mụn bằng cách trộn một phần tinh dầu với chín phần nước và thoa đều hỗn hợp này lên vùng da bị mụn mỗi ngày một đến hai lần.

Diệt nấm móng tay

Nấm móng hiện nay khá phổ biến. Mắc dù bệnh này không nguy hiểm nhưng lại gây mất thẩm mỹ. Hiện tại, có rất nhiều phương pháp điều trị nấm móng nhưng mọi người có vẻ như ưa chuộng cách điều trị tự nhiên hơn.

Tinh dầu tràm trà được chứng minh có tác dụng giúp loại bỏ nấm móng khi sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các phương thuốc tự nhiên khác. Trong một nghiên cứu có đối chứng, bệnh nhân bị nấm móng được chia thành hai nhóm, một nhóm được sử dụng tinh dầu cây tràm trà và một nhóm được sử dụng thuốc điều trị nấm trong vòng sáu tháng. Vào thời gian cuối nghiên cứu, có khoảng 60% bệnh nhân mỗi nhóm có nấm bị tiêu diệt một phần hoặc toàn bộ.

Bạn có thể cho một vài giọt tinh dầu trộn lẫn với một lượng dầu dừa tương đương và thoa lên vùng có nấm. Hãy chắc chắn rằng bạn đã rửa tay sạch sẽ ngay sau khi bôi hỗn hợp để tránh làm lây lan nấm sang các vùng khác của cơ thể.

Nước súc miệng

Vi khuẩn trong miệng có thể dẫn đến tình trạng sâu răng và hơi thở hôi.

Một nghiên cứu đã chứng minh rằng tinh dầu tràm trà có tác dụng chống lại vi khuẩn gây mảng bám tốt hơn nước súc miệng thông thường (chlorhexidine), ngoài ra vị của tinh dầu tràm trà cũng được cho là dễ chịu hơn.

Một nghiên cứu lâu đời hơn lại chỉ ra tinh dầu tràm trà không có nhiều tác động đến quá trình hình thành mảng bám.

Để tự làm nước súc miệng từ tinh dầu tràm trà: bạn nhỏ 1 giọt tinh dầu vào nước ấm, trộn đều và súc miệng trong 30 giây hoặc lâu hơn. Lưu ý rằng không được nuốt tinh dầu này vì nó có thể gây ngộ độc khi nuốt phải.

Có thể sử dụng như một chất làm sạch đa năng

Tinh dầu tràm trà có khả năng làm sạch bề mặt nhưng không để lại dấu vết hóa chất gây nguy hiểm với gia đình hay thú cưng của bạn khi tiếp xúc.

Dưới đây là một công thức đơn giản để tạo nên một hỗn hợp làm sạch tuyệt vời:

  • Cho 20 giọt tinh dầu, ¾ cốc nước và ½ cốc giấm táo vào bình xịt
  • Lắc đều cho hỗn hợp đồng nhất hoàn toàn
  • Xịt trực tiếp lên bề mặt và lau lại bằng khăn khô
  • Đảm bảo lắc chai trước mỗi khi sử dụng để làm đồng nhất hỗn hợp trước khi xịt

Làm dịu tình trạng viêm da

Viêm da tiếp xúc là một dạng kích ứng da phổ biến, xảy ra khi da tiếp xúc với chất gây dị ứng như Niken, điều này dẫn đến tình trạng da đỏ, ngứa và đôi khi đau. Nghiên cứu trên động vật và con người cho thấy sự dụng tinh dầu tràm trà có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh này.

Một nghiên cứu so sánh khác cũng cho thấy tinh dầu tràm trà làm giảm các triệu chứng đến 40%, nhiều hơn đáng kể so với các loại thuốc bôi da thông thường. Ngoài ra, tinh dầu này còn giúp giảm các phản ứng da do côn trùng cắn do làm giảm ngứa, mẩn đỏ và sưng tấy do histamin gây ra sau khi cơ thể tiếp xúc với nước bọt côn trùng.

Công thức tạo nên hỗn hợp làm dịu da như sau:

  • Kết hợp 10 giọt tinh dầu tràm trà với một thìa dầu ô liu nguyên chất và một thìa dầu dừa đun chảy
  • Trộn đều và bảo quản trong hộp kín
  • Bôi lên vùng da tổn thương từ một đến hai lên mỗi ngày đến khi đỡ.

Kiểm soát gàu

Gàu và vảy da đầu không gây nguy hiểm nhưng lại đem đến nhiều phiền toái và không tự tin. Mặc dù đến nay có ít nghiên cứu được công bố về hiệu quả của tinh dầu tràm trà trong điều trị gàu nhưng vẫn có nghiên cứu chỉ ra được tác dụng của nó.

Trong một nghiên cứu kéo dài 4 tuần, nhóm thử sử dụng dầu gội có tinh dầu tràm trà đã cải thiện được 40% tình trạng gàu và cải thiện được tình trạng nghiêm trọng của nó cũng như ngứa và nhờn.

Để giúp giảm gàu, bạn có thể thêm một giọt tinh dầu tràm trà khi đang gội với dầu gội đầu.

Trị nấm chân

Bệnh nấm chân thường gây khó chịu và khó kiểm soát. Bệnh thường được biết đến là bệnh nấm da pedis, trong đó nấm có thể lan từ bàn chân đến các móng chân và thậm chí lan lên tay. Các triệu chứng của bệnh bao gồm bong tróc, nứt nẻ, mụn nước và mẩn đỏ.

Trong một nghiên cứu đối chứng trên 158 đối tượng, 72% nhóm sử dụng tinh dầu cây tràm trà có cải thiện lâm sàng đáng kể bệnh nấm chân so với 39% ở nhóm sử dụng giả dược. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng mặc dù có tác dụng làm giảm đóng vảy, rát ngứa tương tự như các thuốc điều trị nhưng lại không thực sự hiệu quả trong việc diệt nấm

Bạn có thể tham khảo cách tạo một chế phẩm tự nhiên từ tinh dầu tràm trà để trị nấm chân:

  • Trộn ¼ cốc bột dong riềng, ¼ cốc muối nở và 20-25 giọt tinh dầu tràm trà
  • Sau khi trộn nên bảo quản trong hộp có nắp đậy
  • Xoa lên bàn chân đã rửa sạch và lau khô 2 lần/ngày

Loại bỏ nấm mốc trên trái cây

tác dụng của tinhdầu tràm trà

Hoa quả và thực phẩm có thể bị nhiễm nấm Botrytis cinerea nhất là ở các nước có khí hậu nóng ẩm.

Các nghiên cứu chứng minh được hợp chất terpinen-4-ol và 1,8-cineole trong tinh dầu tràm trà có thể kìm hãm sự phát triển của nấm trên trái cây và rau củ

Để tránh nấm mốc, bạn nên nhỏ 5-10 giọt tinh dầu vào nước trước khi rửa sạch và lau khô.

Hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến

Vảy nến là một bệnh miễn dịch được đặc trưng bởi tình trạng da đỏ, ngứa và đóng vảy. Đây là một bệnh mạn tính và không thể điều trị khỏi hoàn toàn.

Tinh dầu tràm trà có chứa các hợp chất chống viêm và theo một số bằng chứng thì các chất này giúp giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến.

Để giảm bớt đợt cấp của bệnh, có thể kết hợp 10-15 giọt tinh dầu với 2 thìa canh dầu dừa đun chảy. Thoa hỗn hợp này lên vùng da tổn thương 2-3 lần/ngày nếu cần.

Một số lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu này nhìn chung khá an toàn, tuy nhiên cũng có một số lưu ý khi sử dụng như:

Không được uống vì nó gây độc nếu nuốt phải do đó cần để xa tầm tay trẻ em. Một trường hợp trẻ 18 tháng tuổi đã bị tổn thương nghiêm trọng sau khi vô tình nuốt phải.

Nếu sử dụng lần đầu, hãy thử nhỏ 1-2 giọt lên da và theo dõi phản ứng trong vòng 24 giờ. Một số người có thể phát triển bệnh viêm da tiếp xúc khi sử dụng tinh dầu này để cải thiện tình trạng bệnh, do đó việc thử phản ứng là điều cần thiết.

Tương tự với những làn da nhạy cảm và dễ kích ứng. Nếu có làn da nhạy cảm bạn không nên sử dụng đơn độc tinh dầu tràm trà mà hãy phối hợp cùng dầu ô liu, dầu dừa hay dầu hạnh nhân.

Việc sử dụng tinh dầu này cho thú nuôi chưa được chứng minh là an toàn. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có hơn 400 chú chó, mèo đã phát triển triệu chứng run và ác vấn đề về thần kinh sau khi phơi nhiễm với 0.1 - 85 mL tinh dầu tràm trà trên da hoặc theo đường tiêu hóa.

Kết luận

Tinh dầu tràm trà có nhiều lợi ích và có thể cân nhắc sử dụng như một phương thức tự nhiên, hiệu quả, đơn giản và tiết kiệm để hỗ trợ cải thiện sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên cũng cần phải lưu tâm những tác dụng không mong muốn và chú ý khi sử dụng tinh dầu này.

Nguồn: Healthline

Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16418522/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27388769/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10519561/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15694979/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25171605/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26412058/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15525915/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26328444/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23848210/ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4132408/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27000386/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17314442/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2145499/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10357864/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8195735/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12553397/ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4260383/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22939370/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11218503/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15373773/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15723201/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20865268/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12452873/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12451368/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12121393/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1303075/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26294100/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23495848/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22473218/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16243420/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25285387/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17535193/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9838722/ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24344857/

Thu Hằng
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn