Bật mí 8 lợi ích sức khỏe mà gừng mang lại

Ngày: 04/11/2020 lúc 13:46PM

Gừng là một loại thực vật được trồng rất phổ biến ở mọi miền nước ta. Nó không chỉ là một loại gia vị yêu thích trong ẩm thực mà còn là một vị thuốc có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho các bạn 8 lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà gừng mang lại.

Bài viết này chia sẻ các lợi ích gừng mang lại, bao gồm: 

  • Cải thiện tiêu hóa

  • Ức chế Hp giúp ngăn ngừa loét dạ dày

  • Giảm buồn nôn và chống say tàu xe

  • Giảm đau và chống viêm

  • Thúc đẩy bài tiết mồ hôi

  • Cải thiện nhận thức

  • Làm giảm cholesterol

  • Làm giảm lượng đường trong máu

Gừng là một loại thảo dược có tên khoa học là Zingiber officinale. Rễ (hoặc thân rễ) của nó là một gia vị rất phổ biến trong nấu ăn, nhưng nó cũng được sử dụng hàng nghìn năm nay trong mục đích y học, đặc biệt là trong các nền văn hóa châu Á, Ả Rập và Ấn Độ.

Nhiều lợi ích sức khỏe của gừng đã được chứng minh bởi các nghiên cứu khoa học: 

1. Cải thiện tiêu hóa

Các hợp chất ở trong gừng được biết đến là có tác dụng kích thích sản xuất mật và nước bọt, đồng thời tiết dịch tiêu hóa nhằm thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Những người bị mắc chứng khó tiêu có thể cảm thấy nhẹ nhõm hơn bằng cách sử dụng gừng.

thúc đẩy chức năng tiêu hóa

2. Ức chế Hp giúp ngăn ngừa loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là những vết thương hở gây đau trên niêm mạc bên trong của dạ dày. Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), như naproxen và ibuprofen, có thể dẫn đến sự phát triển của loét dạ dày. Vi khuẩn có tên là Helicobacter pylori (H. pylori) cũng có thể làm cho niêm mạc dạ dày dễ bị loét hơn. Tuy nhiên, gừng ức chế sự phát triển của H. pylori và có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của viêm loét dạ dày do các thuốc NSAID. Nhờ vậy, trà gừng giúp làm dịu các triệu chứng đau bụng và co thắt dạ dày.

loét dạ dày

3. Giảm buồn nôn và chống say tàu xe

Gừng đã được chứng minh là có hiệu quả để giảm cũng như ngăn ngừa buồn nôn và nôn liên quan đến thai kỳ, hóa trị và các tình trạng sau phẫu thuật. Gừng có thể giúp giảm buồn nôn do say tàu xe ở một số người, tuy nhiên những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng tác dụng này không thật sự có hiệu quả.

Tiêu thụ từ 1 đến 1.5 gam gừng (hoặc từ 1 đến 2 miếng gừng kết tinh cỡ nhỏ đến trung bình) có thể giúp giảm bớt các loại buồn nôn.

4. Giảm đau và chống viêm

Có bằng chứng cho thấy gừng mang lại lợi ích cho việc kiểm soát cơn đau. Bằng cách giúp giảm viêm khớp, gừng có thể làm giảm cơn đau liên quan đến các bệnh về khớp. Bổ sung gừng hàng ngày cũng có thể cải thiện tình trạng đau cơ do tập thể dục. Những phụ nữ bị đau dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt cũng có thể cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng gừng.

5. Thúc đẩy bài tiết mồ hôi

Gừng là một chất làm toát mồ hôi, có nghĩa là nó có thể kích thích tiết mồ hôi, giúp cơ thể bạn loại bỏ độc tố. Sau khi dùng gừng, cơ thể có cảm giác ấm lên từ bên trong, đó là lý do tại sao nó được dùng phổ biến để làm dịu các triệu chứng của cảm lạnh và cúm.

6. Cải thiện nhận thức

Với đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, gừng có thể giảm thiểu sự suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác. Có bằng chứng có thấy, gừng có thể tăng cường sự chú ý và xử lý nhận thức.

7. Làm giảm cholesterol

Có những nghiên cứu đã chứng minh việc giảm đáng kể lượng cholesterol LDL và lượng chất béo trung tính trong máu liên quan đến việc tiêu thụ gừng.

giảm cholesterol

8. Làm giảm lượng đường trong máu

Gừng đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh đái tháo đường typ 2. Trong cùng một nghiên cứu, HbA1c (một dấu hiệu được sử dụng làm chỉ số kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài) cũng được cải thiện. Mặc dù đây là những kết quả đầy hứa hẹn, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm để xác nhận lợi ích này.

Mẹo dùng gừng

Có nhiều cách để sử dụng gừng. Nó có thể được chọn dùng tươi hay khô. Gừng có sẵn trong viên nang, cồn thuốc và viên ngậm. Ngoài ra còn có dầu gừng và chiết xuất gừng.

Tác dụng phụ của gừng rất hiếm. Tuy nhiên, nếu bạn dùng quá liều lượng, bạn có thể bị ợ chua, bị tiêu chảy hoặc kích ứng miệng. Tránh dùng gừng nếu bạn bị rối loạn chảy máu. Trước khi bắt đầu bổ sung gừng, hãy kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn nếu bạn định sử dụng nó thường xuyên, nếu bạn bị sỏi mật hoặc nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc làm loãng máu nào.

Nguồn: iHerb

Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới:

https://www.iherb.com/blog/8-health-benefits-of-ginger/790

BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn