6 lợi ích tuyệt vời của Mướp đắng
Ngày: 13/05/2021 lúc 22:40PM
Mướp đắng hay Khổ qua là một loại quả quen thuộc có hương vị và vẻ ngoài đặc biệt. Những món ăn làm từ mướp đắng không những có hương vị hấp dẫn mà nó còn mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Cùng Thái Nhiên tìm hiểu nhé!
Mướp đắng hay Khổ qua (tên khoa học là Momordica charantia) là một loại cây nhiệt đới thuộc Họ Bí, có họ hàng gần với bí xanh, bí đỏ và dưa chuột. Mướp đắng được trồng trên khắp thế giới, lấy quả để ăn và được coi là một trong những nguyên liệu chính trong ẩm thực châu Á.
Giống mướp đắng của Trung Quốc thường dài, có màu xanh nhạt và được bao phủ bởi những nốt mụn giống như mụn cơm. Giống Ấn Độ nhỏ hơn và có đầu nhọn với những gai gồ ghề, lởm chởm trên vỏ.
Ngoài hương vị và vẻ ngoài khác biệt, mướp đắng còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe ấn tượng. Dưới đây là 6 lợi ích tuyệt vời của mướp đắng cũng như chiết xuất của nó.
1. Mướp đắng chứa các chất dinh dưỡng quan trọng
Mướp đắng là nguồn cung cấp tuyệt vời của một số chất dinh dưỡng quan trọng. Một cốc mướp đắng thô (94 gram) cung cấp
Lượng calo: 20
Carb: 4 gam
Chất xơ: 2 gam
Vitamin C: 93% lượng tham chiếu hàng ngày (RDI)
Vitamin A: 44% RDI
Folate: 17% RDI
Kali: 8% RDI
Kẽm: 5% RDI
Sắt: 4% RDI
Mướp đắng đặc biệt giàu vitamin C, một vi chất quan trọng tham gia vào các quá trình giúp ngăn ngừa bệnh tật, hình thành xương và chữa lành vết thương. Nó cũng chứa nhiều vitamin A, một loại vitamin tan trong chất béo giúp làm đẹp da và tăng cường thị lực. Mướp đắng cung cấp folate cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển, cùng với một lượng nhỏ kali, kẽm và sắt.
Mướp đắng là một nguồn cung cấp giàu catechin, axit gallic, epicatechin và axit chlorogenic. Đây là những hợp chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ các tế bào cơ thể. Thêm vào đó, mướp đắng chứa ít calo và giàu chất xơ, có thể đáp ứng khoảng 8% nhu cầu chất xơ hàng ngày của cơ thể (với khẩu phần một cốc 94 gram).
Tóm lại: Mướp đắng là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào như chất xơ, vitamin C, vitamin A và folate.
2. Giảm lượng đường trong máu
Nhờ có dược tính mạnh, mướp đắng từ lâu đã được người dân bản địa trên khắp thế giới sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tiểu đường. Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu đã xác nhận vai trò của chúng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Một nghiên cứu kéo dài 3 tháng ở 24 người mắc bệnh tiểu đường cho thấy, dùng 2.000 mg mướp đắng mỗi ngày làm giảm lượng đường trong máu và hemoglobin A1c (HbA1c là một xét nghiệm được sử dụng để đo kiểm soát lượng đường trong máu của bệnh nhân). Một nghiên cứu khác ở 40 người mắc bệnh tiểu đường cho thấy, uống 2.000 mg mướp đắng mỗi ngày trong 4 tuần đã làm giảm lượng đường trong máu đáng kể. Hơn nữa, mướp đắng cũng làm giảm đáng kể nồng độ fructosamin - một dấu hiệu khác của để kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài.
Mướp đắng được cho là giúp cải thiện cách thức sử dụng đường trong các mô và thúc đẩy quá trình tiết insulin - hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong máu. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở người còn hạn chế do đó cần thêm nhiều nghiên cứu lớn và chất lượng cao hơn để kết luận ảnh hưởng của việc sử dụng mướp đắng đến lượng đường trong máu nói chung.
Tóm lại: Mướp đắng đã được chứng minh là có thể cải thiện một số dấu hiệu kiểm soát lượng đường trong máu, bao gồm nồng độ fructosamine và hemoglobin A1c. Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu chất lượng hơn.
3. Có đặc tính chống ung thư
Các nghiên cứu cho thấy mướp đắng có chứa một số hợp chất có đặc tính chống ung thư. Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chứng minh chiết xuất mướp đắng có hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư dạ dày, ung thư ruột kết mạc, ung thư phổi và vòm họng. Một nghiên cứu khác trong ống nghiệm cũng có những phát hiện tương tự, báo cáo rằng chiết xuất mướp đắng có thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư vú đồng thời thúc đẩy quá trình chết của tế bào ung thư.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này được thực hiện bằng cách sử dụng một lượng đậm đặc chiết xuất mướp đắng trên các tế bào riêng lẻ và tiến hành trong phòng thí nghiệm. Các nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để có thể khẳng định mướp đắng ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và tăng trưởng ung thư ở người khi tiêu thụ với lượng bình thường có trong thực phẩm.
Tóm lại: Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy mướp đắng có thể có đặc tính chống ung thư và hiệu quả chống lại các tế bào ung thư dạ dày,
4. Giảm cholesterol
Nồng độ cholesterol cao trong máu có thể gây hình thành các mảng bám chất béo tích tụ trong động mạch, buộc tim của bạn phải làm việc nhiều hơn và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy, mướp đắng có thể làm giảm mức cholesterol, hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu trên chuột theo chế độ ăn nhiều cholesterol đã cho kết quả, việc sử dụng chiết xuất mướp đắng làm giảm đáng kể lượng cholesterol toàn phần, cholesterol LDL “xấu” và triglycerid. Một nghiên cứu khác lưu ý rằng, cho chuột sử dụng chiết xuất mướp đắng làm giảm đáng kể mức cholesterol so với giả dược.
Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện tại về đặc tính giảm cholesterol của mướp đắng chủ yếu chỉ giới hạn ở các nghiên cứu trên động vật sử dụng liều lượng lớn chiết xuất mướp đắng. Cần có các nghiên cứu bổ sung để xác định xem liệu những tác động tương tự này có áp dụng cho những người sử dụng mướp đắng trong chế độ ăn lành mạnh của mình hay không.
Tóm lại: Các nghiên cứu trên động vật cho thấy chiết xuất mướp đắng có thể làm giảm cholesterol, giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, nghiên cứu trên người để xác nhận những tác động này vẫn còn thiếu.
5. Hỗ trợ giảm cân
Mướp đắng là một lựa chọn bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn kiêng giảm cân, vì nó có hàm lượng calo thấp nhưng rất giàu chất xơ. Một cốc mướp đắng (94 gram) chứa khoảng 2 gam chất xơ. Chất xơ được tiêu hóa chậm, giúp bạn no lâu, giảm cảm giác đói và thèm ăn. Do đó, thay thế các thực phẩm có hàm lượng calo cao hơn bằng mướp đắng có thể giúp tăng lượng chất xơ và giảm calo, hỗ trợ quá trình giảm cân.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra mướp đắng có tác dụng hữu ích trong việc đốt cháy mỡ thừa. Trong một nghiên cứu, người ta thấy rằng, tiêu thụ một viên nang có chứa 4,8 gam chiết xuất mướp đắng mỗi ngày giúp giảm đáng kể mỡ bụng. Những người tham gia thử nghiệm đã giảm trung bình 1,3 cm vòng eo sau 7 tuần sử dụng. Tương tự, một nghiên cứu trên chuột theo chế độ ăn nhiều chất béo đã quan sát thấy, chiết xuất mướp đắng giúp giảm trọng lượng cơ thể đáng kể so với giả dược.
Lưu ý rằng những nghiên cứu này được thực hiện bằng cách sử dụng bổ sung mướp đắng liều cao. Vẫn chưa rõ liệu sử dụng mướp đắng như một phần của chế độ ăn thông thường có thể đem lại lợi ích sức khỏe tương tự hay không.
Tóm lại: Mướp đắng chứa ít calo và nhiều chất xơ. Các nghiên cứu trên người và động vật đã phát hiện ra rằng, chiết xuất mướp đắng có thể giúp giảm mỡ bụng và trọng lượng cơ thể, hỗ trợ quá trình giảm cân.
6. Mướp đắng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng
Mướp đắng có vị thanh, là một nguyên liệu thường được sử dụng trong ẩm thực châu Á. Để chuẩn bị, rửa trái cây và cắt theo chiều dọc. Sau đó dùng dụng cụ nạo bỏ phần hạt ở giữa và cắt quả thành từng lát mỏng. Mướp đắng có thể được thưởng thức sống hoặc nấu chín theo nhiều công thức khác nhau.
Trên thực tế, mướp đắng có thể được áp chảo, hấp, nướng hoặc thậm chí làm rỗng ruột và nhồi nhân tùy thích. Dưới đây là một số cách chế biến thú vị để thêm mướp đắng vào chế độ ăn của bạn:
Nước ép mướp đắng cùng với một số loại trái cây và rau quả.
Trộn mướp đắng cùng với món xào.
Xào mướp đắng với cà chua, tỏi và hành tây và thêm trứng bác.
Kết hợp mướp đắng không hạt với nước sốt và trang trí tùy thích để có món salad mặn.
Nhồi thịt xay, rau vào trong và dùng với nước sốt đậu đen.
Tóm lại: Mướp đắng rất dễ chế biến và có thể được sử dụng trong nhiều món ăn và công thức nấu ăn khác nhau.
Lưu ý một số tác dụng phụ tiềm ẩn
Mướp đắng có thể là một bổ sung lành mạnh và bổ dưỡng cho bạn. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều mướp đắng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ. Đặc biệt, mướp đắng có liên quan đến tiêu chảy, nôn và đau dạ dày. Nó cũng không được khuyến khích cho phụ nữ đang mang thai.
Do tác động hạ đường huyết, bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng nếu bạn đang dùng thuốc hạ đường huyết cũng như nếu bạn có bất kỳ nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn hay đang sử dụng loại thuốc nào, và đảm bảo sử dụng đúng theo chỉ dẫn.
Tóm lại: Mướp đắng có thể có một vài tác dụng bất lợi. Phụ nữ mang thai, những người có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, đang dùng thuốc hạ đường huyết nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Tóm lại
Mướp đắng là một loại quả thuộc họ bầu bí, có hình dáng và hương vị độc đáo. Nó không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm cải thiện kiểm soát lượng đường và nồng độ cholesterol trong máu.
Mướp đắng có thể chế biến thành nhiều món ăn với hương vị thơm ngon, bổ dưỡng và dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn lành mạnh. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều mướp đắng có thể gây một số tác dụng phụ. Phụ nữa có thai, những người đang sử dụng một số loại thuốc - đặc biệt là hạ đường huyết - nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Nguồn: heathline
Tài liệu tham khảo từ khác nghiên cứu trên thế giới:
Vitamin C in Disease Prevention and Cure: An Overview (nih.gov)
What is vitamin A and why do we need it? (nih.gov)
Folic Acid Supplementation and Pregnancy: More Than Just Neural Tube Defect Prevention (nih.gov)
Beneficial Role of Bitter Melon Supplementation in Obesity and Related Complications in Metabolic Syndrome (nih.gov)
Antidiabetic effects of Momordica charantia (bitter melon) and its medicinal potency (nih.gov)
Momordica charantia Administration Improves Insulin Secretion in Type 2 Diabetes Mellitus | Journal of Medicinal Food (liebertpub.com)
Hypoglycemic effect of bitter melon compared with metformin in newly diagnosed type 2 diabetes patients - ScienceDirect
Momordica charantia and Type 2 Diabetes: From in vitro to Human Studies | Bentham Science (eurekaselect.com)
Momordica charantia Extract Induces Apoptosis in Human Cancer Cells through Caspase- and Mitochondria-Dependent Pathways (nih.gov)
Bitter Melon (Momordica charantia) Extract Inhibits Breast Cancer Cell Proliferation by Modulating Cell Cycle Regulatory Genes and Promotes Apoptosis | Cancer Research (aacrjournals.org)
High cholesterol: Overview - InformedHealth.org - NCBI Bookshelf (nih.gov)
EBSCOhost | 118301439 | Dietary supplementation of bitter gourd reduces the risk of hypercholesterolemia in cholesterol fed sprague dawley rats.
Effect of methanolic seed extract of Momordica charantia on body weight and serum cholesterol level of male Sprague-Dawley rats. | Scinapse
Ratios of soluble and insoluble dietary fibers on satiety and energy intake in overweight pre- and postmenopausal women (nih.gov)
Dietary Fiber and Weight Regulation | Nutrition Reviews | Oxford Academic (oup.com)