6 loại thảo dược và các chất bổ sung dành cho bệnh nhân xơ vữa động mạch
Ngày: 06/06/2021 lúc 22:04PM
Xơ vữa động mạch có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của bạn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 6 loại chế phẩm bổ sung sau đây có nguồn gốc từ thực vật có thể giúp điều trị cũng như ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Tìm hiểu về xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là tình trạng cholesterol, canxi và một số chất khác kết tụ lại tạo thành mảng bám, gây tắc nghẽn động mạch, khiến máu không được cung cấp đến các mô của cơ thể đặc biệt nguy hiểm với tim. Xơ vữa động mạch dẫn đến một số tình trạng bệnh lý bao gồm đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh thận và sa sút trí tuệ. Nguyên nhân của tình trạng này chưa được biết rõ do có nhiều yếu tố liên quan.
Những người có thói quen hút thuốc, nghiện rượu hay không tập thể dục thường xuyên đầy đủ có nguy cơ tiến triển xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch cũng có thể do di truyền.
Xơ vữa động mạch và cholesterol
Có một số chế phẩm bổ sung có nguồn gốc từ thực vật có thể hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch. Đa số chúng đều có tác động đến nồng độ cholesterol. Nồng độ cholesterol máu cao không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến xơ vữa động mạch nhưng lại là yếu tố đặc biệt quan trọng.
Có hai loại cholesterol là lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL – low-density lipoprotein) hay được biết đến với cái tên cholesterol xấu và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL – high-density lipoprotein) còn được gọi là cholesterol tốt. Mục tiêu điều trị là kiểm soát cho nồng độ LDL ở mức thấp và HDL ở mức cao.
Nồng độ cholesterol toàn phần thường dưới 200mg/dL, LDL-cholesterol nên dưới 100mg/dL và HDL-cholesterol nên trên 60mg/dL.
Sau đây là một số chế phẩm hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch:
Chiết xuất cây Atiso (ALE)
Chế phẩm này đôi khi được gọi là chiết xuất từ lá cây atiso hay ALE. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ALE có thể giúp làm tăng nồng độ cholesterol tốt và làm giảm cholesterol xấu. Chiết xuất atiso có thể được bào chế dưới dạng viên nang, viên nén hay dạng cồn thuốc. Liều dùng phụ thuộc vào dạng chế phẩm mà bạn sử dụng, tuy nhiên không có nghiên cứu nào cho thấy bạn có thể bị quá liều atiso
Tỏi
Tỏi được ghi nhận với khả năng chữa lành được nhiều bệnh, từ ung thư vú đến hói đầu, tuy nhiên những nghiên cứu về tác dụng của tỏi trên tim còn nhiều hạn chế.
Một đánh giá năm 2009 kết luận rằng tỏi không làm giảm được cholesterol nhưng trong một đánh giá khác năm 2014 lại gợi ý rằng việc dùng tỏi có thể ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch. Một nghiên cứu năm 2012 về chiết xuất tỏi già khi kết hợp với coenzyme Q10 có thể làm giảm được tiến triển của xơ vữa động mạch.
Ăn tỏi sống hoặc nấu chín hoặc bạn có thể sử dụng chế phẩm viên nang hoặc viên nén. Hợp chất có tác dụng trong tỏi là allicin, đây cũng chính là chất tạo nên mùi đặc trưng của tỏi.
Niacin
Niacin hay còn được gọi là vitamin B3, nó được tìm thấy trong thực phẩm như trong gan, thịt gà, cá ngừ hay cá hồi. Niacin cũng có sẵn trong các chế phẩm bổ sung. Bác sĩ có thể tư vấn rằng, chế phẩm niacin có thể giúp cải thiện nồng độ cholesterol vì nó cũng làm tăng nồng độ cholesterol tốt đến hơn 30%. Bên cạnh đó, nó còn giúp hạ triglycerid – một loại chất béo có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Chế phẩm niacin có thể khiến da của bạn bị đỏ, có cảm giác châm chích và có thể gây buồn nôn.
Liều khuyến cáo hàng ngày của niacin là 16 mg cho nam giới và 14 mg cho nữ giới, 17 mg cho phụ nữ cho con bú và 18g cho các bà mẹ đang mang thai. Tốt nhất đừng sử dụng vượt quá liều được khuyến cáo mà không tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.
Policosanol
Policosanol là một chiết xuất được chiết xuất từ thực vật như mía hay khoai mỡ. Một nghiên cứu lớn của các nhà khoa học Cu Ba tập trung vào policosanol từ mía địa phương đã chứng minh chiết xuất này có tác dụng làm giảm cholesterol. Một đánh giá khác năm 2010 đã cho biết không có thử nghiệm nào ngoài Cu Ba xác nhận phát hiện này.
Tuy nhiên một đánh giá năm 2017 đã kết luận rằng nghiên cứu của Cu Ba chính xác hơn các nghiên cứu nước ngoài, nhưng vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu về Policosanol.
Dạng bào chế có sẵn của policosanol là dạng viên nang và viên nén.
Táo gai
Táo gai là một loại cây bụi được trồng phổ biến trên thế giới. Ở Đức, chiết xuất từ lá và quả mọng của nó được bán như là một loại thuốc tim mạch
Nghiên cứu năm 2010 cho thấy táo gai có thể là phương pháp điều trị an toàn cho các bệnh tim mạch. Chiết xuất táo gai bao gồm quercetin, chất có tác dụng hạ cholesterol. Hiện nay chiết xuất táo gai được bán dưới dạng viên nang.
Gạo men đỏ
Gạo men đỏ là sản phẩm được lên men từ gạo và men, được coi là dược liệu của Trung Quốc.
Một nghiên cứu năm 1999 cho thấy nó có tác dụng hạ cholesterol máu đáng kể. Tác dụng của gạo men đỏ được cho là của monacolin K, có tác dụng tương tự lovastatin – một thuốc dùng để hạ cholesterol. Do sự tương đồng này nên Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã thắt chặt việc bán rộng rãi chế phẩm gạo men đỏ.
Chế phẩm này được chứng minh chứa nhiều hơn lượng monacolin K cho phép. Do vậy hầu hết các sản phẩm chỉ ghi chú thành phần gạo men đỏ chứ không đề cập đến hàm lượng monacolin K. Một nghiên cứu năm 2017 xác nhận rằng rất khó để người mua biết được chính xác hàm lượng monacolin K trong sản phẩm họ mua.
Gạo men đỏ còn được một số nghiên cứu chỉ ra tác dụng không mong muốn trên thân, gan và cơ.
Những vấn đề cần cân nhắc
Không có khuyến cáo nào đề cập rằng các chế phẩm bổ sung có tác dụng điều trị được xơ vữa động mạch. Để cái thiện cũng như phòng tránh xơ vữa, nên có chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và dùng các thuốc theo đơn kê của bác sĩ cũng như bổ sung các chế phẩm tốt cho sức khỏe.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi muốn sử dụng bất kỳ chế phẩm nào vì nó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của bạn, ngoài ra còn phụ thuộc vào tình trạng của bạn như mang thai, cho con bú.
Các chế phẩm này không được FDA quản lý như thuốc, nghĩa là chất lượng của chúng có thể khác nhau giữa các sản phẩm của các công ty khác nhau
OLIVE - Thành phần chiết xuất lá ô liu. Hỗ trợ giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
OLIVE là sự kết hợp hoàn hảo của 3 thành phần: Lá ô liu chiết xuất Oleuropein, Hạt nho, Đan sâm
Lá ô liu (nhập khẩu từ Tây Ban Nha): chuẩn hóa 20% oleuropein giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu và tai biến mạch máu não thông qua:
Giảm tổng hợp, tăng đào thải cholesterol
Hỗ trợ hạ huyết áp nhờ ức chế men chuyển và chẹn kênh Canxi
Tăng độ nhạy của insulin, tăng chuyển hoá mỡ và tinh bột
Hạt nho (nhập khẩu từ Tây Ban Nha): giàu các chất chống oxy hóa, an toàn và hiệu quả trong việc giảm các chỉ số mỡ máu triglycerid, cholesterol toàn phần, LDL-C, Ox-LDL, ngăn cản quá trình hình thành mảng xơ vữa.
Đan sâm (từ vùng dược liệu Sapa): giúp bảo vệ lớp nội mạch mạch máu, được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh mạch máu bao gồm xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tăng mỡ máu và đột quỵ.
Đặc điểm nổi bật của OLIVE
OLIVE thích hợp sử dụng với
Người có mỡ máu cao, có nguy cơ xơ vữa mạch máu.
Người có nguy cơ tai biến mạch máu não do xơ vữa mạch máu: người mỡ máu cao, người bị đái tháo đường, người bị tăng huyết áp.
Hướng dẫn sử dụng OLIVE
Uống 1 viên mỗi ngày, tiện lợi và dễ tuân thủ.
Nên sử dụng duy trì ít nhất 2 tháng để thấy sự cải thiện rõ rệt chỉ số mỡ máu.
Nguồn: Healthline
Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới:
1. Cohen PA, et al. (2017). Variability in strength of red yeast rice supplements purchased from mainstream retailers.
2. Garlic. (2016).
3. Gerards M, et al. (2015). Traditional Chinese lipid-lowering agent red yeast rice results in significant LDL reduction but safety is uncertain – A systematic review and meta-analysis. Atherosclerosis, 240(2), 415-423.
4. Hawthorn. (2016).
5. Heber D, et al. (1999). Cholesterol-lowering effects of a proprietary Chinese red-yeast-rice dietary supplement.
6. Khoo Y, et al. (2009). Garlic supplementation and serum cholesterol: A meta-analysis
7. Kwak J. (2014). Garlic powder intake and cardiovascular risk factors: A meta-analysis of randomized controlled clinical trials.
8. Making sense of cholesterol tests. (2018).
9. Mayo Clinic Staff. (2018). Niacin to boost your HDL, 'good,' cholesterol.
10. Mayo Clinic Staff. (2017). Herbal supplements: What to know before you buy.
11. Niacin [Fact sheet]. (2019).
12. Red yeast rice: An introduction. (2018).
13. Rondanelli M, et al. (2013). Beneficial effects of artichoke leaf extract supplementation on increasing HDL-cholesterol in subjects with primary mild hypercholesterolaemia: A double-blind, randomized, placebo-controlled trial.
14. Sahebkar A, et al. (2017). Lipid-lowering activity of artichoke extracts: A systematic review and meta-analysis.
15. Tassell M, et al. (2010). Hawthorn (Crataegus spp.) in the treatment of cardiovascular disease.
16. Zeb I, et al. (2012). Aged garlic extract and coenzyme Q10 have favorable effect on inflammatory markers and coronary atherosclerosis progression: A randomized clinical trial.