Giải đáp từ chuyên gia về mối liên hệ giữa căng thẳng với hệ tiêu hóa!
Ngày: 11/11/2020 lúc 09:34AM
Bạn có đang bị đầy hơi, khó chịu hoặc thường xuyên phải đi vào nhà vệ sinh? Bạn đã bao giờ đau bụng khi đưa ra một quyết định khó khăn chưa? Đã đến lúc kiểm tra mức độ căng thẳng rồi đấy!
Bạn có đang bị đầy hơi, khó chịu hoặc thường xuyên phải đi vào nhà vệ sinh? Đã đến lúc kiểm tra mức độ căng thẳng rồi đấy! Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu căng thẳng ảnh hưởng đến tiêu hóa của bạn như thế nào và cách giải quyết cả hai vấn đề này nhé!
Bạn đã bao giờ đau bụng khi đưa ra một quyết định khó khăn chưa? Hoặc khi bạn chuẩn bị thuyết trình nhưng đột nhiên phải chạy ngay vào nhà vệ sinh trước khi trình bày. Đây là hai ví dụ đặc trưng về mức độ ảnh hưởng của căng thẳng đối với hệ tiêu hóa.
Theo các nghiên cứu được đưa ra thì có một mối liên hệ sâu sắc giữa căng thẳng và sức khỏe đường ruột. Quá trình tiêu hóa của bạn bị rối loạn khi căng thẳng không được kiểm soát, dẫn đến những cảm giác khó chịu và đôi khi là xấu hổ. Nhưng nó không chỉ có vậy! Đọc tiếp để tìm hiểu thêm về mối liên hệ giữa căng thẳng và tiêu hóa cùng những cách hiệu quả để chủ động tối ưu hóa sức khỏe đường ruột cũng như quản lý sự căng thẳng này nhé!
Phản ứng của cơ thể với căng thẳng!
Căng thẳng là một phản ứng tự nhiên của tinh thần và thể chất đối với những tình huống phát sinh trong cuộc sống. Khi đó, cơ thể của bạn sẽ đáp ứng lại để xử lý căng thẳng. Ví dụ, trong những trường hợp ngắn hạn, căng thẳng có thể có lợi cho sức khỏe của bạn. Cơ thể phản ứng với căng thẳng bằng cách giải phóng các hormone làm tăng nhịp tim và đưa máu đến các khu vực cần nó nhất trong trường hợp khẩn cấp, như cơ, tim và phổi. Thuật ngữ “chiến đấu hay bỏ chạy” diễn tả cơ chế của hệ thần kinh mà khi đó căng thẳng sẽ giúp cơ thể bạn bật chế độ sinh tồn.Khi hết căng thẳng, cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường.
Tuy nhiên, ở một số người bị căng thẳng liên tục, nghĩa là cơ thể của họ luôn ở trong một chế độ sinh tồn liên tục. Khi đó cơ thể làm việc quá sức để “bảo vệ” bạn và trạng thái căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Trong cả hai trường hợp, căng thẳng ảnh hưởng đến cơ thể của bạn ở cấp độ tế bào. Ngay cả một chút căng thẳng nhỏ cũng có thể gây ra các triệu chứng về tinh thần và thể chất. Trong thời gian ngắn, sự thay đổi này có thể không được chú ý, nhưng thời gian dài căng thẳng có thể gây ra một số triệu chứng không mong muốn.
Các triệu chứng của căng thẳng mạn tính bao gồm:
- Cáu gắt
- Lo lắng
- Phiền muộn
- Nhức đầu
- Mất ngủ
- Giận giữ
- Vấn đề tiêu hóa
Ảnh hưởng lên quá trình tiêu hóa
Khi căng thẳng đến mức tối đa, bạn sẽ khó chịu vì thức ăn bị ứ lại và đầy hơi. Khi đó, cần phải xem xét lại mối liên hệ của căng thẳng với tiêu hóa. Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến mọi cơ quan của hệ tiêu hóa, bao gồm thực quản, dạ dày và ruột, tác động khác nhau tùy thuộc vào khoảng thời gian bạn bị căng thẳng.
Căng thẳng ngắn hạn
Khi bị căng thẳng đột ngột trong thời gan ngắn, bạn sẽ bị chán ăn và tiêu hóa chậm lại. Vì vậy, nếu cảm thấy căng thẳng và ăn nhiều hơn bình thường, đó có thể là một cơ chế đáp ứng của cơ thể bạn. Sự thay đổi khẩu vị và lượng thức ăn có thể dẫn đến chứng ợ nóng hoặc trào ngược acid ở dạ dày.
Bạn có thể bắt đầu nhận thấy các vấn đề về đường tiêu hóa (GI) như đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu hoặc đau bụng vì căng thẳng ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển của thức ăn trong cơ thể. Ngoài ra, một số người thậm chí có thể bị buồn nôn hoặc nôn.
Căng thẳng mạn tính
Căng thẳng không được kiểm soát trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn. Các nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa căng thẳng với hội chứng ruột kích thích (IBS) và các vấn đề về đường tiêu hóa(GI) khác, tùy thuộc vào từng cá thể. Do các dây thần kinh trong ruột trở nên nhạy cảm hơn khi căng thẳng nên đối với những người đã gặp vấn đề về tiêu hóa, căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Các trường hợp khác có thể là do thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, thay đổi tốc độ di chuyển thức ăn qua ruột và (hoặc) thay đổi phản ứng miễn dịch đường ruột.
Mối liên hệ giữa đường ruột và hệ vi sinh vật.
Chúng ta không thể nói về tiêu hóa mà không biết đến tầm quan trọng của hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh. Nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ phức tạp giữa căng thẳng, tiêu hóa và vi khuẩn đường ruột. Ví dụ, thời gian căng thẳng kéo dài có thể tác động xấu đến hệ vi sinh vật. Nhưng thật thú vị là nó hoạt động theo cả hai chiều.
Một số chủng vi khuẩn trong đường ruột cũng có thể tác động đến con đường dẫn truyền thần kinh trong cơ thể. Hệ trục não-ruột mô tả mối quan hệ kép này và giữ thông tin liên lạc liên tục giữa các hoạt động trong cả ruột và não. Khi căng thẳng ảnh hưởng đến sự liên lạc giữa não và ruột có thể là nguyên nhân dẫn đến việc bạn dễ dàng cảm thấy đau đớn, đầy hơi và những khó chịu khác ở đường ruột.
Ngoài ra, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Bang Ohio phát hiện ra rằng căng thẳng thực sự có thể thay đổi thành phần, sự đa dạng và số lượng vi khuẩn đường ruột, đồng thời làm tăng thêm các vi khuẩn có hại tiềm ẩn. Vì vậy, có một hệ vi sinh vật đa dạng sẽ giúp cơ thể bạn kiểm soát căng thẳng hiệu quả hơn!
Làm thế nào để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh!
Để giúp kiểm soát căng thẳng, điều quan trọng là phải tối ưu hóa sức khỏe đường ruột của bạn trên nhiều phương diện, gồm dinh dưỡng hợp lý và men vi sinh. Đảm bảo kết hợp các loại thực phẩm giàu chất xơ và cân bằng chúng, sử dụng đúng tỷ lệ protein và chất béo lành mạnh để hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột của bạn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ăn nhiều đồ tươi có thể cải thiện sự đa dạng của vi khuẩn đường ruột của bạn.
Tuy nhiên, chỉ ăn uống thì không phải lúc nào cũng đủ, vì có nhiều yếu tố có thể làm mất sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột nên thường phải hỗ trợ thêm. Chính vì thế, men vi sinh bắt đầu xuất hiện! Sử dụng men vi sinh chất lượng là một trong những cách tốt nhất để giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột.
Hãy chọn một loại men vi sinh như Gut Instinct , được sản xuất theo công thức đặc biệt để hỗ trợ sức khỏe toàn diện của cơ thể và tiêu hóa của bạn với 10 chủng lợi khuẩn và 25 tỷ sinh vật trong mỗi viên nang. Các chủng lợi khuẩn sống trong Gut Instinct được nghiên cứu lâm sàng để hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện toàn diện sức khỏe. Ví dụ, bifidobacterium longum giúp ổn định độ acid của dạ dày và ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Nó cũng là một trong những loài được nghiên cứu về khả năng giảm mức độ căng thẳng và cải thiện trí nhớ.
Làm thế nào để kiểm soát căng thẳng?
Ngoài việc tối ưu hóa sức khỏe đường ruột, hãy kết hợp quản lý sức khỏe bằng các hoạt động hàng ngày để giữ cho căng thẳng và các vấn đề tiêu hóa đi kèm ở mức thấp. Ở mỗi người có những biện pháp khác nhau để giảm căng thẳng. Tuy nhiên, một số phương pháp giảm căng thẳng tiêu chuẩn bao gồm:
- Vận động và tập thể dục
- Yoga
- Ngồi thiền
- Nói chuyện với bạn bè, người thân yêu hoặc bác sĩ tâm lý
- Viết nhật ký
- Chơi với thú cưng
- Cười
- Sử dụng kết hợp các loại thảo dược có tên gọi chung là Adaptogen như: nhân sâm, nấm linh chi, rễ vàng, ...
- Đi tình nguyện hoặc tham gia các hoạt động làm việc tốt giúp đỡ mọi người
Hãy tìm các giải pháp kiểm soát sự căng thẳng phù hợp nhất với bạn. Bạn có thể thấy rằng vận động giúp làm giảm sự lo lắng. Còn ngồi thiền và sự tĩnh lặng sẽ giúp bạn suy nghĩ thấu đáo hơn. Sớm tìm ra các phương pháp giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và sử dụng nó khi bạn bắt đầu cảm thấy căng thẳng bạn nhé!
Nguồn: Humnutrition
Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới.
https://www.humnutrition.com/blog/how-stress-affects-your-digestion/