5 cách tự nhiên giúp giải độc cơ thể bạn mỗi ngày
Ngày: 12/11/2020 lúc 15:57PM
Độc tố có ở mọi nơi xung quanh chúng ta và xâm nhập vào cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Những người có một cơ thể khỏe mạnh thì có khả năng tự giải độc. Tuy nhiên, không phải tất cả chúng ta đều có cơ thể khỏe mạnh để có thể tự đào thải độc tố.
Là một chuyên gia dinh dưỡng, tôi mong bạn nên loại bỏ những tranh luận xung quanh khái niệm giải độc. Thay vào đó, chúng ta nên tập trung vào những cách đơn giản để tối ưu hóa các thói quen lành mạnh giúp cải thiện, nâng cao tinh thần và thể trạng hiệu quả.
Vậy ý nghĩa của việc giải độc là gì? Có những mẹo nào giúp giải độc cho cơ thể? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây
Thế nào là giải độc?
Theo định nghĩa, giải độc là quá trình lọc các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, gần đây, thuật ngữ giải độc đã được hiểu theo một khái niệm mới.
Hiện nay, chắc hẳn bạn đã nghe nói về cách giải độc cho cơ thể bằng một chế độ ăn kiêng, detox cơ thể bằng nước ép rau củ trái cây,… Không may, rất nhiều sản phẩm giải độc trên thị trường phần lớn không có tác dụng này. Tại sao lại như vậy? Bởi vì những sản phẩm này đã được quảng cáo rầm rộ để che đi một thực tế quan trọng rằng: Cơ thể con người có khả năng tự hồi phục. Hơn nữa, một điều tuyệt vời rằng khi bạn có một cơ thể khỏe mạnh thì nó có thể tự giải độc khỏi mọi độc tố.
Các chất độc trong cơ thể đến từ đâu?
Quả thực, hàng ngày chúng ta luôn phải tiếp xúc với vô số chất độc hại. Các con đường tiếp xúc chính bao gồm:
- Quá trình hít thở không khí ô nhiễm.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da hoặc các sản phẩm hóa chất gia dụng có nồng độ đậm đặc.
- Ăn đồ ăn chế biến sẵn.
Quá trình tự giải độc của cơ thể diễn ra như thế nào?
Gan là cơ quan giải độc lớn nhất của cơ thể. Nó chịu trách nhiệm làm bất hoạt và loại bỏ độc tố mà chúng ta ăn vào. Các chất độc này bao gồm từ kim loại nặng, các chất phụ gia trong thực phẩm cho đến sự gia tăng quá mức của các hormon trong cơ thể.
Tương tự như gan, thận cũng đóng vai trò trong quá trình giải độc của cơ thể. Quá trình lọc tại thận diễn ra giúp loại bỏ chất dư thừa như các chất phụ có trong thuốc và hóa chất có hại.
Các cơ quan khác cũng tham gia vào quá trình giải độc của cơ thể bao gồm:
- Đường tiêu hóa giúp tống các chất độc ra ngoài qua phân.
- Hệ bạch huyết sản xuất các tế bào bạch cầu có vai trò tiêu diệt, bảo vệ chống lại các độc tố gây hại.
- Hệ hô hấp sử dụng các phế quản và phổi giúp chuyển hóa chất độc thành khí CO2 sau đó được đưa ra ngoài thông qua quá trình hô hấp.
- Làn da có vai trò như một hàng rào cuối cùng chống lại độc tố bằng cách giải phóng các tinh thể (một vài các độc tố) và hỗ trợ quá trình lọc loại bỏ chất độc của thận.
Như vậy, bạn có thể thấy, cơ thể chúng ta luôn diễn ra quá trình giải độc. Nếu quá trình đó diễn ra liên tục để tự làm sạch các độc tố thì có thể ảnh hưởng xấu đến các vấn đề về sức khỏe như làn da, hệ tiêu hóa, năng lượng và còn nhiều hơn nữa.
5 cách tự nhiên đơn giản giúp giải độc cơ thể mỗi ngày.
Mặc dù cơ thể của bạn có khả năng tự giải độc, nhưng bạn vẫn cần hỗ trợ nó. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc tới những cách tự nhiên tốt nhất để giải độc cơ thể hàng ngày thông qua những thói quen lành mạnh và bền vững.
1. Chế độ ăn đa dạng và cân bằng
Việc hình thành một chế độ ăn uống cân bằng là cách hoàn hảo giúp cung cấp năng lượng cho các cơ quan và hệ thống tổ chức trong cơ thể thực hiện quá trình thải độc. Chế độ ăn này khuyến khích bạn nên ăn uống thực phẩm đa dạng sắc màu, ăn nhiều trái cây và rau quả, các loại carbohydrat phức hợp, chất béo thực vật và protein nạc.
Ngoài ra, kết hợp các loại thực phẩm giàu chất xơ như đậu lăng, hạt mầm và một số loại trái cây nhất định cũng có thể giúp giảm thời gian tồn tại và di chuyển của chất độc trong ruột để thải ra ngoài. Một số đánh giá cũng cho thấy chất xơ thực sự có thể giúp tăng cường hàng rào bảo vệ của các cơ quan tham gia giải độc như gan và thận. Do đó, các cơ quan này không tập trung nhiều vào quá trình bảo vệ mà vào các quá trình quan trọng khác như là giải độc.
Trên hết, các nhà nghiên cứu đã cho thấy mối quan giữa việc tiêu thụ các thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường với những người có chức năng gan kém. Vì thế để tránh làm mất chức năng thải độc của gan, nên hạn chế cho thêm đường, chất bảo quản và các thành phần khác vào thực phẩm.
Bên cạnh đó, bạn có biết thực phẩm đã qua chế biến có thể góp phần nào đó trong việc nạp chất độc vào trong cơ thể. Vì thế, hãy cố gắng ăn thực phẩm còn nguyên dạng. Một lời khuyên hữu ích dành cho bạn đó là nên ăn các thực phẩm hữu cơ, theo đúng mùa và tự trồng được.
2. Tăng cường hệ vi sinh vật đường ruột
Chúng ta đều biết rằng đường tiêu hóa là một cơ quan giải độc quan trọng của cơ thể. Vì thế, việc hỗ trợ sức khỏe cho đường ruột là một trong những cách tốt nhất đảm bảo quá trình hoạt động của đường tiêu hóa diễn ra bình thường.
Đường ruột khỏe mạnh là nơi có hệ vi sinh vật đa dạng với sự cân bằng giữa số lượng vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Để đạt được điều này, bạn nên bổ sung prebiotics, probiotics và các thực phẩm lên men trong chế độ ăn hàng ngày.
Prebiotics được xem là thức ăn của những vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe. Chúng tạo ra một môi trường tối ưu cho quá trình tiêu hóa và các quá trình sức khỏe khác diễn ra một cách có hiệu quả. Trái lại, sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột có thể ảnh hưởng đến các cơ quan giải độc chính của chúng ta.
Bên cạnh việc bổ sung nguồn thực phẩm chứa probiotics, bạn cũng có thể giúp tăng cường sức khỏe đường ruột bằng cách ăn các thực phẩm giàu polyphenol. Các chất này được tìm thấy trong các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như quả mọng (berries), sô cô la đen, rau củ và các loại hạt.
Một lưu ý nhỏ rằng, chất chống oxy hóa khi ở dưới dạng các gốc tự do cũng có thể giúp chống lại các độc tố tồn tại trong cơ thể của chúng ta.
3. Uống đủ nước mỗi ngày
Khi chúng ta nghĩ đến các cách để giải độc, một trong số đó là uống nước nhưng một số người vẫn mắc sai lầm trong việc này.
Trái với suy nghĩ của nhiều người, nước không chỉ đơn giản có vai trò thải độc tố. Thay vào đó, nó giúp loại bỏ các sản phẩm phụ có hại của tế bào sau quá trình trao đổi chất như urê và khí carbonic ra khỏi máu. Khi các chất này được tách ra khỏi máu, chúng được đưa ra ngoài thông qua các con đường khác nhau như qua nước tiểu, hơi thở và mồ hôi.
Tuy nhiên bạn nên cung cấp một lượng nước như thế nào là đủ mà không phải là uống quá ít hoặc quá nhiều. Một nguyên tắc chung đó là cung cấp một lượng nước tương đương khoảng 8 cốc nước mỗi ngày. Cách này thúc đẩy việc bạn đi vệ sinh thường xuyên, qua đó thải được các độc tố ra ngoài cơ thể. Đây là một trong những cách chính giúp cơ thể tự giải độc.
4. Tăng cường đổ mồ hôi
Đổ mồ hôi là một cách tuyệt vời giúp cơ thể bạn bài tiết chất độc. Vận động thường xuyên hoặc tập thể dục là những cách đơn giản để tăng tiết mồ hôi. Bên cạnh đó, việc hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ giúp cho tế bào khỏe mạnh mà còn tăng khả năng giải độc của tế bào khỏi sự mất cân bằng oxi hóa.
Ngoài ra, tập thể dục đem lại nhiều lợi ích giúp hỗ trợ chức năng lành mạnh của các cơ quan giải độc trong cơ thể của chúng ta.
Bạn nên đặt mục tiêu ít nhất 30 phút mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
5. Bổ sung các loại rau xanh
Ở bài viết này, chúng ta không đề cập đến nước ép cần tây. Chlorella là một loại tảo chứa rất nhiều dưỡng chất được biết đến với tác dụng phóng đại quá trình thanh lọc cơ thể. Một nghiên cứu cho rằng chlorella trên thực tế có thể giúp cơ thể loại bỏ độc tố.
Cụ thể, thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất này kết hợp với các kim loại nặng có trong cơ thể tạo thành các phức hợp. Sau đó phức hợp này được khử hóa để làm mất độc tính của các kim loại nặng. Một nghiên cứu khác cho thấy những người bổ sung chlorella có mức kim loại nặng (bao gồm thủy ngân, bạc, thiếc, chì) tồn dư trong cơ thể thấp hơn so với những người không bổ sung.
Với những công dụng trên của chlorella, bạn hãy cân nhắc thêm việc bổ sung nó vào chế độ ăn hàng ngày của mình. Các sản phẩm có sự kết hợp giữa chlorella và các thành phần giải độc khác như tảo xoắn, chiết xuất lá bồ công anh và cỏ ba lá đỏ là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Nguồn: humnutrition.com
Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới:
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25522674/
https://www.humnutrition.com/blog/chemicals-in-skincare/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279393/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4411276/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3942919/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3567429/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4377870/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2947764/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3942919/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5105045/
https://www.humnutrition.com/blog/how-not-to-diet-by-dr-michael-greger/
https://www.humnutrition.com/blog/probiotic-foods/