Các nghiên cứu thí điểm về tác dụng của nước ép anh đào cô đặc trong dự phòng các cơn gout cấp

Ngày: 06/12/2020 lúc 22:30PM

Nghiên cứu được thực hiện bởi Naomi Schlesinger, Ruth Rabinowitz, Michael Schlesinger.

Tóm tắt nghiên cứu

Tổng quan

Việc kiểm soát bệnh gout gồm có điều trị giảm nhẹ các triệu chứng đau và viêm có liên quan đến các cơn gout cấp cũng như làm giảm nồng độ acid uric máu. Tuy nhiên, cũng có một thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của việc kiểm soát bệnh gout đó chính là nguy cơ gia tăng các cơn gout cấp sau khi bắt đầu điều trị bằng liệu pháp hạ nồng độ urat máu (Urat- lowering therapy - ULT). Các chuyên gia đã khuyến cáo rằng nên sử dụng các phương pháp dự phòng viêm để ngăn ngừa tái phát các đợt cấp của bệnh cũng như tuân thủ liệu pháp hạ nồng độ urat.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của các nghiên cứu là đánh giá xem liệu việc sử dụng nước ép anh đào cô đặc có thực sự hữu ích trong việc ngăn ngừa tiến triển của bệnh gout hay không?

Các thiết kế nghiên cứu

Có ba nghiên cứu về việc sử dụng nước ép anh đào cô đặc trong việc phòng ngừa bệnh gout. 

Nghiên cứu đầu tiên là nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng, nghiên cứu này so sánh việc sử dụng nước ép anh đào cô đặc so với việc sử dụng nước ép lựu trong phòng ngừa các cơn gout cấp.

Nghiên cứu thứ hai là một nghiên cứu hồi cứu đánh giá dự phòng bùng phát các cơn gout cấp khi sử dụng nước ép anh đào cô đặc trong khoảng 4 tháng hoặc kéo dài hơn. 

Nghiên cứu cuối cùng là nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của của nước ép anh cô đặc khi so sánh với nước ép lựu cô đặc đến sự bài tiết của các interleukin bởi các đại thực bào (human monocyte) khi tiếp xúc với các tinh thể mononatri urat (monosodium urate – MSU) trong điều kiện invitro.

Kết quả

Sử dụng nước ép anh đào cô đặc làm giảm tỷ lệ bùng phát các cơn gout cấp ở bệnh nhân gout các cơn gout cấp ở bệnh nhân gout bất kể những bệnh nhân này có được điều trị bằng ULT hay không.

Tần suất xuất hiện các cơn gout cấp cũng giảm hơn nữa khi uống nước ép anh đào ở những bệnh nhân được điều trị bằng ULT so với các bệnh nhân không được điều trị bằng liệu phát này.

Không có sự thay đổi có ý nghĩa ứng với nồng độ acid uric máu so với ban đầu sau khi uống nước ép anh đào cô đặc trong bốn tháng hoặc lâu hơn. Do đó, nước ép anh đào cô đặc. Do vậy, có thể tác dụng làm giảm tần suất các cơn gout cấp có thể là do hoạt tính chống viêm của nó. Chúng tôi cũng chứng minh được rằng nước ép anh đào cô đặc có khả năng ức chế sự bài tiết của interleukin 1β (IL-1β) lên đến 60% trong điều kiện in vitro.

Kết luận

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng nước ép anh đào cho một liệu trình bốn tháng hoặc dài hơn có thể làm giảm sự tái phát các đợt cấp tính của bệnh gout thông qua hoạt động chống viêm như ức chế bài tiết IL-1β.

Cần phải có thêm các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng dài hạn khác để có thể đánh giá thêm về lợi ích của anh đào cũng như nước ép anh đào cô đặc trong việc phòng ngừa các cơn gout cấp.

Lý do thực hiện nghiên cứu

Bệnh gout là dạng viêm khớp phổ biến gặp ở nam giới và phụ nữ lớn tuổi. Bệnh gout là một bệnh chuyển hóa và không thể chữa khỏi hoàn toàn, vì vậy mục tiêu điều trị là giảm đau và các triệu chứng viêm trong các cơn gout cấp cũng như là giữ nồng độ acid uric trong máu ở mức thấp. Hiện nay, vấn đề tăng nguy cơ bùng phát các cơn gout cấp sau khi được điều trị bằng liệu pháp hạ urat (ULT) đang là thách thức trong việc kiểm soát bệnh gout. Các phương pháp điều trị dự phòng viêm được khuyến cáo ở những bệnh nhân mắc gout để có thể ngăn ngừa sự bùng phát của các cơn gout cấp cũng như cải thiện được tuân thủ điều trị đối với liệu pháp ULT của bệnh nhân, điều này là ảnh hưởng không tốt đến kết quả điều trị. Liều của các thuốc dự phòng viêm ở đây là liều thấp.

Khuyến cáo sử dụng dự phòng liều thấp colchicine và/hoặc các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) khi bắt đầu điều trị với ULT để giảm được nguy cơ bùng phát các cơn gout cấp. Mặc dù, sử dụng colchicine liều thấp đã được coi là tiêu chuẩn được quan tâm trong điều trị dự phòng gout nhưng vẫn có những có rất ít dữ liệu về hiệu quả điều trị của colchicine trong việc dự phòng dài hạn bệnh gout. Các khuyến cáo về điều trị dự phòng của cochicine dựa trên các kết quả từ các nghiên cứu có đối chứng giả dược, các nghiên cứu này chỉ ra rằng bệnh nhân được điều trị dự phòng bằng colchicine ít có nguy cơ bị bùng phát các cơn cấp hơn so với nhóm bệnh nhân dùng giả dược. Tương tự với các NSAIDs, các thuốc này được sử dụng khá rộng rãi trong dự phòng bệnh gout nhưng lại chưa có nhiều ứng dụng lâm sàng về vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại về độ an toàn, chống chỉ định, không dung nạp thuốc hoặc thuốc không có hiệu quả vì vậy cũng cần hạn chế sử dụng NSAIDs hoặc colchicine để dự phòng ở nhiều bệnh nhân gout.

Mối liên quan giữa bệnh gout và sự tăng acid uric máu với cảm giác thèm ăn, rượu đã có từ rất lâu trước đây. Giảm tiêu thụ thịt, hải sản và các đồ uống có cồn cũng như tăng tiêu thụ các sản phẩm từ sữa hay đậu phụ có thể giúp giảm sự tiến triển của bệnh gout. Người ta có đề cập đến trong các bài báo phổ biến và những tạp chí khoa học có mức độ tin cậy ở mức thấp hơn rằng sử dụng anh đào có khả năng giảm tình trạng đau khớp và cải thiện được tình trạng bệnh gout. Vào năm 1950, một bài báo với tựa đề: “Các quan sát được các bác sĩ có trách nhiệm gợi ý” rằng 12 bệnh nhân mắc gout ăn khoảng 230g anh đào tươi hoặc anh đào đóng hộp có thể làm giảm nồng độ acid uric máu và ngăn ngừa những cơn gout cấp. Chỉ có 3 ca bệnh trong quá khứ được mô tả trong bài báo và không phải cả ba ca bệnh đều ăn anh đào một cách kiên trì. Bên cạnh đó, có một số báo cáo chưa được kiểm chứng chỉ kết luận rằng sử dụng anh đào là một cách điều trị bệnh gout hiệu quả tuy nhiên những báo cáo này chưa được kiểm chứng bởi các nghiên cứu dinh dưỡng có kiểm soát. Cơ chế tác dụng của anh đào chưa được hiểu rõ. Hoạt chất anthocyanins chiết xuất từ anh đào được chỉ ra rằng có tác dụng chống viêm và ức chế hoạt tính của enzym cyclooxygenase và điều hòa sự tiết của yếu tố gây hoại tử (tumor necrosis factor – TNF).

Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là đánh giá xem liệu nước ép anh đào cô đặc có hiệu quả trong việc phòng ngừa các cơn gout cấp thông qua sự thay đổi nồng độ urat huyết thanh (SU) hay tác dụng chống viêm hay không.

Phương pháp nghiên cứu

Sau đây, chúng tôi đã có báo cáo kết quả của 3 nghiên cứu sử dụng nước ép anh đào cô đặc trong việc phòng ngừa các cơn gout cấp. Đầu tiên là một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, nghiên cứu này so sánh việc sử dụng nước ép anh đào cô đặc với nước ép lựu cô đặc trong việc dự phòng bùng phát các cơn gout. Các thông số để đánh giá là số lượng các cơn gout cấp, phần trăm bệnh nhân xuất hiện các cơn gout cấp trong quá trình nghiên cứu, nồng độ urat huyết thanh (SU) và creatinin huyết thanh khi sử dụng anh đào trong khoảng thời gian 4 tháng. Nghiên cứu thứ hai là một nghiên cứu hồi cứu đánh giá khả năng dự phòng cơn gout khi sử dụng nước ép anh đào trong thời gian 4 tháng hoặc lâu hơn. Cuối cùng là một nghiên cứu đánh giá về khả năng chống viêm của anh đào dưới dạng nước ép cô đặc so sánh với lựu cũng ở dạng nước ép cô đặc thông qua sự bài tiết của các interleukin từ các đại thực bào khi các tế bào này tiếp xúc với các tinh thể natri urat trong điều kiện invitro.

Kết quả

Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra các bệnh nhân sử dụng nước ép anh đào cô đặc giảm được đáng kể số cơn gout cấp trong vòng 4 tháng kể từ khi bắt đầu sử dụng nước ép anh đào cô đặc, tác dụng này không quan sát được trên các bệnh nhân sử dụng nước ép lựu cô đặc. 55% bệnh nhân sử dụng nước ép anh đào cô đặc không xuất hiện các đợt cấp tính của bệnh và có thể ngừng sử dụng NSAIDs. Trong nghiên cứu hồi cứu, các bệnh nhân sử dụng nước ép anh đào hàng ngày trong vòng 4 tháng trở lên khả năng làm giảm số lượng cơn gout cấp trên 50% được ghi nhận ở khoảng một nửa số bệnh nhân (tương tự ở trong thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đề cập ở trên). Quan trọng hơn, có đến 36% bệnh nhân không sử dụng liệu pháp hạ nồng độ urat máu (ULT) đã không xuất hiện các cơn gout cấp trong 4-6 tháng sử dụng nước ép anh đào mặc dù nồng độ urat huyết thanh là 8.7mg/dl. Do đó, mặc dù nồng độ urat huyết thanh ở các bênh nhân này vẫn duy trì cao hơn 6.8 mg/dl (nồng độ ổn định bình thường của acid uric trong máu) nhưng nước ép anh đào vẫn làm giảm đáng kể sự bùng phát các cơn gout. Việc sử dụng nước ép anh đào có khả năng giảm sự xuất hiện các cơn gout cấp ở những bệnh nhân mắc gout bất kể họ có sử dụng liệu pháp hạ nồng độ urat máu (ULT) hay không.

Chúng tôi còn chứng minh được rằng nước ép anh đào cô đặc có khả năng ức chế sự bài tiết IL-1β lên đến 60% trong điều kiện in vitro. Ngược lại, nồng độ không độc của nước ep lựu hoặc có tác dụng ức chế yếu hơn hoặc có tác dụng kích thích nhẹ sự bài tiết IL-1β. Sự tiếp xúc của bạch cầu đơn nhân nước ép anh đào gây ra tác dụng ức chế yếu đối với sự bài tiết TNF- α, trong khi nước ép lựu có tác dụng ức chế yếu hơn hoặc không có tác dụng. 

Kết luận

Các nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng việc sử dụng nước ép anh đào cô đặc trong khoảng thời gian 4 tháng hoặc lâu hơn sẽ làm giảm được các cơn gout tái phát thông qua tác dụng chống viêm như tác dụng ức chế sự bài tiết IL-1β. Cần phải có thêm các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng dài hạn khác để có thể đánh giá thêm về lợi ích của anh đào cũng như nước ép anh đào cô đặc trong việc phòng ngừa các cơn gout cấp.

Nguồn: Journal of Arthritis

Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới:
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/4606955/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16375734/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11695879/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22223180/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18318560/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19463070/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15481999/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/4606955/

ANTAZ là sự kết hợp hoàn hảo của 3 thành phần: Vitacherry (Anh đào Montmorency), Hy thiêm và Râu mèo

Vitacherry (Nhập khẩu từ Mỹ): sử dụng rộng rãi ở Mỹ để hỗ trợ giảm acid uric máu và ngăn ngừa gout

  • Giảm tổng hợp acid uric
  • Chống viêm mạnh từ Anthocyanins
  • Hỗ trợ ngăn ngừa cơn gout tái phát

Râu mèo (Chiết xuất tại Việt Nam): Ghi trong sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam"

  • Trung hoà acid uric
  • Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

Hy thiêm (Chiết xuất tại Việt Nam): Ghi trong sách "Những cây thuốc và vị thuốc Viêt Nam"

  • Giảm đau khớp, mạnh xương khớp
  • Giảm tổng hợp acid uric

3 cơ chế tác dụng của ANTAZ hỗ trợ hạ acid uric trong máu

  • Giảm tổng hợp acid uric
  • Tăng đào thải acid uric
  • Chống viêm giảm đau mạnh

Sự khác biệt của ANTAZ với các sản phẩm hỗ trợ giảm acid uric

  • Nền tảng khoa học từ nghiên cứu lâm sàng tại Anh, Mỹ, Úc
  • Kết hợp thành phần theo cơ chế tác dụng
  • Chuẩn hoá từ nguyên liệu đầu vào, theo tiêu chuẩn quốc tế

ANTAZ chứa thành phần Vitacherry - Chiết xuất anh đào số 1 tại Mỹ

  • Hàm lượng Anthocyanins type 1 và type 2 của Vitacherry cao hơn 15 lần
  • Tổng hàm lượng Anthocyanins của Vitacherry cao hơn 9 lần so với các thương hiệu anh đào khác
  • Được các nhãn hàng hàng đầu của Mỹ lựa chọn

 

 

####

ANTAZ thích hợp sử dụng với

  • Người bị tăng acid uric trong máu. Nam giới trên 7.0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l), nữ giới trên 6.5 mg/dl (hay trên 360 micromol/l).
  • Người bị mắc gout, có các cơn gout tái phát.
  • Người bị cơn gout cấp tính với triệu chứng: sưng khớp, đau khớp.

Hướng dẫn sử dụng ANTAZ

  • Khi bị cơn gout cấp: ngày 4 viên/ngày, chia 2 lần.
  • Khi acid uric trong máu tăng cao: 3 viên/ngày, chia 2 lần.
  • Khi acid uric trong máu ổn định: 2 viên/ngày.

Liệu trình sử dụng Antaz

Nghiên cứu khoa học cho thấy anh đào giúp:

  • 5-10 ngày: hỗ trợ giảm viêm đau khớp
  • 1 tháng: hỗ trợ giảm acid uric trong máu
  • 4 tháng: hỗ trợ giảm nguy cơ tái phát cơn gout cấp

 

Thu Hằng
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn