Nghiên cứu: Tác dụng tiêu diệt tế bào biểu mô gây ung thư cổ trướng (ACE) của cây Dâu tằm trắng

Ngày: 02/05/2021 lúc 09:31AM

Dâu tằm trắng là nguồn thảo mộc phổ biến trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền phương Đông. Tuy nhiên, để chứng minh hiệu quả thực sự của nó, việc thực hiện các nghiên cứu ở những quy mô khác nhau là vô cùng cần thiết.

Tổng quan

Trong nghiên cứu này, thành phần chống oxy hóa có trong dâu tằm trắng được phát hiện có khả năng tiêu diệt tế bào biểu mô gây ung thư cổ trướng Erhilic ở chuột (chuột EAC) do tương quan với p53 (protein quan trọng trong nằm trong điều hòa chu kì tế bào) và tín hiệu NFκB (Nuclear factor-kappaB - yếu tố nhân kappa B). Mức độ chống oxy hóa và hàm lượng polyphenol của các hoạt chất được phân lập từ dâu tằm được đánh giá bằng phép đo quang phổ. Cùng với đó phân đoạn ethyl acetat (EAF) để phân tích thêm. Đáng chú ý, EAF gây ra sự ức chế 70,20% sự phát triển của các khối u bằng cách ngừng chu kỳ tế bào pha S, bình thường hóa các thông số máu bao gồm tỷ lệ số lượng hồng cầu/bạch cầu và ức chế về kích cỡ và trọng lượng của khối u ở chuột EAC so với nhóm đối chứng không được điều trị. Phân tích kính hiển vi huỳnh quang của các tế bào EAC được xử lý bằng EAF cho thấy sự phân mảnh DNA, co rút tế bào và màng sinh học bị bong tróc. Những đặc điểm sinh học của quá trình Apoptosis (quá trình tế bào chết theo chu trình) ảnh hưởng đến việc nghiên cứu các yếu tố kích thích và ức chế Apoptosis ở những con chuột EAC dùng liệu pháp EAF. Điều thú vị là quá trình Apoptosis có mối tương quan với sự điều hòa p53 và các gen đích của nó là PARP-1 và Bax, cũng với sự điều hòa giảm của NFκB và các gen đích của nó là Bcl-2 và Bcl-xL. Kết quả thu được là tác dụng ức chế khối u của các hoạt chất chống oxy hóa có trong dâu tằm trắng có thể là do quá trình apoptosis qua trung gian tín hiệu p53 và NFκB.

Nguyên liệu và phương pháp

Nguyên liệu

Vỏ thân cây dâu tằm trắng được thu thập từ khuôn viên Đại học Rajshahi, Bangladesh vào tháng 8 năm 2012. 1kg nguyên liệu này được rửa sạch bằng nước DM ngọt để loại bỏ tạp rồi sau đó được phơi khô trong bóng râm khoảng vài ngày, thỉnh thoảng phơi ngoài nắng. Nguyên liệu khô được nghiền thành bột thô, sàng qua rây 40 và được bảo quản ở nhiệt độ phòng (RT).

500g bột khô ở trên được cho vào bình chiết màu hổ phách và ngâm trong 1,5 lít methanol. Sau đó, bình được đậy kín trong 15 ngày, thỉnh thoảng có lắc đều và khuấy. Tiếp đến, hỗn hợp được lọc qua bông, rồi lọc qua giấy lọc Whatman số 1. Dịch lọc được cô đặc dưới áp suất giảm ở 40°C để thu được dịch chiết methanolic thô (CME) trong đó lượng vỏ thân cây chiết được là 38g. Dịch chiết sau đó được phân đoạn bằng pet-ete, cloroform, ethyl acetat, và nước để thu được các dịch chiết tương ứng.

Hàm lượng tổng các phenol, flavonoid, flavonols và proanthocyanidin được xác định bằng liệu pháp phù hợp với sai số chấp nhận được. Khả năng chống oxy hóa, thu dọn gốc DPPH, thu gọn gốc hydroxyl và khả năng ức chế peroxy hóa lipid cũng được xác định bằng phương pháp đem lại kết quả được khảo sát là sát với thực tế.

Động vật thí nghiệm

Những con chuột đực bị bạch tạng ở Thụy Sĩ, 4 tuần tuổi, nặng từ 25-30 gam, được mua từ Trung tâm Nghiên cứu bệnh tiêu chảy Quốc tế Bangladesh (ICDDRB), Dhaka, Bangladesh. Chúng được nuôi trong lồng làm bằng propylen trong môi trường được kiểm soát (nhiệt độ từ 23-27°C, sáng/tối =12h/12h) và có chế độ ăn theo công thức từ ICDDRB, và water ad libitum. Động vật thí nghiệm được làm quen với môi trước phòng thí nghiệm 10 ngày trước khi tiến hành thử nghiệm.

Để giữ tốc độ hydrat hóa không đổi, việc cung cấp thức ăn và nước uống được ngừng 12h trước khi thử nghiệm.

Thiết kế thử nghiệm

12 con chuột mỗi nhóm được chia ngẫu nhiên thành 4 nhóm nhỏ: Nhóm I là nhóm không mang khối u, nhóm II là nhóm mang khối u EAC không được điều trị, nhóm III là nhóm mang khối u EAC được điều trị bằng EAF và nhóm IV là nhóm mang khối u EAC được điều trị bằng bleomycin.

Thu thập và quản lý tế bào EAC: Các tế bào EAC được cấy và phát triển trong phúc mạc (2 tuần 1 lần) và sau đó được thu thập lại sau khi tạo khối u cổ trướng 6-7 ngày ở chuột thí nghiệm. Phần tế bào này sẽ được pha loãng với NaCl 0,9% để đạt nồng độ 10^5 tế bào/ml (Số lượng tế bào được đếm bởi máy đo huyết cầu). Khả năng sống sót của các tế bào khối u được quan sát bằng xét nghiệm loại trừ màu xanh trypan.

Ngoài ra, các quá trình ức chế tăng trưởng tế bào, các nghiên cứu về huyết học và trọng lượng khối u, quan sát sự thay đổi hình thái và tổn thương hạt nhân và các thực nghiệm quan trọng khác được thực hiện theo quy trình chuẩn và khoa học. Tất cả các phân tích đều được thực hiện 3 lần để đảm bảo độ chính xác và độ lặp lại.

Các kết quả

Hàm lượng polyphenol

Polyphenol là nhóm hợp chất phong phú nhất trong giới thực vật và là nhóm hợp chất quan trọng do tính chống oxy hóa, được ứng dụng trong tác động đến các vấn đề sức khỏe. Qua thử nghiệm, kết quả cho thấy chiết xuất dâu tằm trắng chứa hàm lượng polyphenol đáng kể.

Khả năng chống oxy hóa khử

Tổng tiềm năng chống oxy hóa của chất chiết xuất từ vỏ thân cây dâu tằm trắng được ước tính từ khả năng giảm sự khử Mo (IV) thành Mo (V) và sự hình thành phức hợp phosphat/Mo (V) ở pH acid.  Độ hấp thụ của dịch chiết pet-ete, cloroform, ethyl acetat, nước và dung dịch CA tiêu chuẩn  lần lượt là 0,434 ± 0,008; 0,412 ± 0,010;  0,585 ± 0,009; 0,370 ± 0,06 và 0,249 ± 0,004.  Hoạt động chống oxy hóa đáng kể (p < 0,01) của EAF đã được phát hiện. EAF làm tăng tổng hoạt động chống oxy hóa khác, khả năng này tỷ lệ với nồng độ chiết xuất dâu tằm trắng.

Ảnh hưởng của EAF đến sự phát triển của tế bào khối u

Các chất chống oxy hóa trung hòa các gốc tự do - là những sản phẩm phụ sinh ra từ các quá trình sinh hóa thông thường trong tế bào. Ở cơ thể người, dạng gốc tự do phổ biến nhất là oxy. Khi một phân tử oxy trở nên tích điện hoặc phân cực hóa, nó sẽ lấy điện tử từ các phân tử khác, gây thiệt hại cho các tế bào này và ADN. Theo thời gian, những tổn thương đó có thể không phục hồi và dẫn đến ung thư. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá tác động của EAF với sự hình thành khối u do EAC gây ra ở chuột và phát hiện thấy sự ức chế đáng kể đối với sự phát triển tế bào (70,2%) khi so sánh với bleomycin (87,52%) với p<0,01. Từ đó, ta có thể thấy hoạt động chống khối u đáng kế của EAF.

Các thử nghiệm quan trọng khác cũng cho kết quả đi theo cùng chiều hướng với những thử nghiệm được báo cáo trên đây, từ đó giúp chúng ta đưa được kết luận đồng thuận và chính xác.

Kết luận

Các thành phần với khả năng chống oxy hóa cao có trong vỏ thân cây dâu tằm trắng ức chế sự phát triển của tế bào biểu mô gây ung thư cổ trướng Ehrlich hiệu quả hơn. Chúng tôi phát hiện rằng hiệu ứng tế bào tự chết theo chu trình này được kích thích theo nhiều cơ chế như bãi bỏ quy định chu kỳ tế bào và bắt giữ pha S, điều hòa gen đích, p53 và NFκB. Cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn để xác định rõ cơ chế này.

Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5147903/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17562483/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21376230/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/4561027/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12040437/

Nguyễn Lê Diệu Linh
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn