Giải đáp thắc mắc: thực phẩm cho chứng đau nửa đầu?

Ngày: 05/12/2021 lúc 17:48PM

Đau nửa đầu có thể được phòng tránh nhờ việc ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ và tác nhân tiềm ẩn. Thực phẩm là một trong những yếu tố tác động có thể giúp giảm hoặc làm tăng các triệu chứng của đau nửa đầu.

Bài viết dưới đây, Thái Nhiên sẽ cùng bạn tìm hiểu về các thực phẩm nên và không nên ăn khi bạn gặp chứng bệnh này!

Thực phẩm giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu

Một chế độ ăn lành mạnh bao gồm các thực phẩm tươi sống như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc,… có thể giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Thực phẩm tươi sống chứa ít chất bảo quản, chẳng hạn như monosodium glutamate (có trong mì chính) - chất gây đau nửa đầu trong một số trường hợp. Hiệp hội Rối loạn tiền đình (The Association of Migraine Disorders) đã cung cấp danh sách thực phẩm và hướng dẫn lựa chọn an toàn cho bệnh nhân bị đau nửa đầu. Những thực phẩm này thường không chứa chất bảo quản, men, hương liệu và các chất phụ gia là tác nhân gây đau nửa đầu tiềm ẩn (như nitrit và phenylalanine).

1. Bánh mì và ngũ cốc

thuc-pham-chung-dau-nua-dau

Thực phẩm nên ăn:

  • hầu hết các loại ngũ cốc, trừ những loại có chứa hạt và trái cây sấy khô, chất tạo ngọt hóa học aspartame

  • bánh mì, bánh mì nguyên cám

  • khoai tây chiên

  • các loại bánh quy, bánh quy giòn

Thực phẩm cần tránh:

  • bánh quy mềm, bánh quy chứa nhiều đường và phô mai

  • pizza

  • khoai tây chiên đậm vị

2. Thịt, các loại hạt 

Thực phẩm nên ăn:

  • thịt động vật tươi: bò, gà, cá, cừu, lợn, bê, …

  • hạt bí ngô

  • hạt vừng

  • hạt hướng dương 

Thực phẩm cần tránh:

  • gan động vật

  • thịt chiên tẩm bột

  • thịt ướp

  • bỏng ngô 

  • bơ hạt

3. Nước sốt 

Thực phẩm nên ăn:

  • nước sốt tự làm sử dụng nguyên liệu tươi, không dùng hương liệu nhân tạo

  • dầu và nước sốt giấm trắng chưng cất

Thực phẩm cần tránh:

  • nước sốt đóng chai

  • gói nước sốt đi kèm thực phẩm chế biến sẵn

Nhiều loại nước sốt đóng chai và gói sẵn có chứa chất phụ gia và chất bảo quản có thể là tác nhân gây đau nửa đầu. Các chất phụ gia cần tránh bao gồm bột ngọt, nitrit và aspartame. Phô mai và rượu vang đỏ cũng có thể góp phần gây ra chứng đau nửa đầu và cần hạn chế tiêu thụ.
4. Rau và trái cây

thuc-pham-chung-dau-nua-dau

Thực phẩm nên ăn:

  • trái cây tươi: xoài, táo, nho, việt quất, ...

  • rau củ tươi: bí xanh, khoai tây, cà rốt, súp lớ, ớt, …

Thực phẩm cần tránh:

  • khoai tây nghiền ăn liền đóng hộp

  • đậu bơ (lima beans)

  • hành

  • dưa cải bắp muối

  • trái cây sấy khô có chứa chất bảo quản 

  • trái cây họ cam quýt

  • một số trái cây kích thích giải phóng histamin gây đau nửa đầu: chuối, cam, bưởi, quả mâm xôi và mận

5. Caffein

Caffein là một hoạt chất có tác dụng điều trị đau nửa đầu, từng được một số công ty dược phẩm thêm vào các sản phẩm OTC trên thị trường. Tuy nhiên, caffein chỉ nên sử dụng hàm lượng vừa phải.

Cơ quan quản lý bệnh tiền đình của Hoa Kỳ (The American Migraine Foundation) khuyến cáo rằng, những người bị chứng đau nửa đầu chỉ nên sử dụng 200 mg caffein mỗi ngày. Thường xuyên tiêu thụ hơn 100 mg caffeine mỗi ngày là một yếu tố nguy cơ gây đau đầu..

Những thực phẩm có thể gây đau nửa đầu cần tránh

Một loại thực phẩm có gây ra chứng đau nửa đầu hay không phụ thuộc và tình trạng sức khỏe, cơ địa của từng bệnh nhân. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm thường gây ra chứng đau nửa đầu bao gồm:

  • pho mát 

  • đồ uống có cồn, đặc biệt là bia và rượu vang đỏ

  • sô-cô-la

  • thịt đông lạnh

  • chất bảo quản thực phẩm, chẳng hạn như nitrat, nitrit, bột ngọt và chất tạo ngọt hóa học

  • cá, thịt hun khói

  • nấm men

thuc-pham-chung-dau-nua-dau

Các tác nhân gây đau nửa đầu khác

  • Thay đổi thời tiết

  • Nồng độ hormone thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ.

  • Các yếu tố kích thích: ánh sáng rực rỡ, mùi khó chịu, khói và tiếng ồn 

  • Căng thẳng, stress, tập luyện lực quá sức và một số bệnh lý cũng có thể gây ra chứng đau nửa đầu.

Điều trị đau nửa đầu bằng cách sử dụng thuốc

Một số loại thuốc OTC điều trị chứng đau nửa đầu thường kết hợp acetaminophen, aspirin và caffein.

Các phương pháp điều trị khác có thể bao gồm:

  • Thuốc ức chế tín hiệu thần kinh như topiramate (Topamax), độc tố vi khuẩn Botulinum (BOTOX).

  • Kích thích thần kinh chẩm (ONS), một cách tiếp cận mới cho những cơn đau đầu tái phát nghiêm trọng. ONS sử dụng các thiết bị đặc biệt đưa xung điện đến gần các dây thần kinh chẩm sọ, ngăn chặn các tín hiệu đau đến não.

Một số phương pháp tự nhiên như sử dụng bạc hà, gừng và các thảo mộc cũng có thể làm giảm các triệu chứng đau nửa đầu.

Nguồn: Medical Newstoday

Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2899772/

https://americanmigrainefoundation.org/understanding-migraine/living-with-migraine-diet-and-migraine/

https://americanmigrainefoundation.org/understanding-migraine/migraine-and-diet/

https://www.pcrm.org/health/health-topics/a-natural-approach-to-migraines

https://migrainedisorders.org/sites/default/files/AMD_MigraineSafeFoods.pdf

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4316889/

http://www.mdpi.com/2072-6643/8/7/406/htm

https://migrainedisorders.org/what-is-a-migraine-disorder/triggers

Thái Bình
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn