Dâu tằm trắng mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe?

Ngày: 29/04/2021 lúc 16:58PM

Dâu tằm trắng được biết đến như một dược liệu đã được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng dồi dào, nhiều lợi ích và tiềm năng sức khỏe của dâu tằm trắng đã được chứng minh.

Dâu tằm trắng (tên khoa học: Morus Alba) là một cây gỗ nhỏ, có nguồn gốc từ miền bắc Trung Quốc và một số khu vực phía Đông Châu Á. Loài cây này đã trở nên quá quen thuộc với người dân Việt Nam với tác dụng là nguồn thức ăn dồi dào cho tằm - một loại ấu trùng có khả năng nhả ra tơ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về lợi ích và những tiềm năng về sức khỏe mà dâu tằm trắng mang lại.

Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng chúng tôi phân tích những lợi ích sức khỏe và tác dụng tiềm năng đã được khám phá của loại quả thú vị này.

Tổng quan - hàm lượng dinh dưỡng

Dâu tằm rất là nguồn cung cấp dồi dào một số chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Một ounce (khoảng 28g) dâu tằm trắng thô bao gồm:

  • Calo: 90

  • Chất đạm: 3 gam

  • Chất béo: 0,5 gam

  • Carbohydrat: 22 gam

  • Chất xơ: 4 gam

  • Vitamin C: 130% giá trị hằng ngày (DV)

  • Sắt: 20% DV

  • Canxi: 8% DV

  • Vitamin A: 2% DV

Bên cạnh đó, dâu tằm trắng còn chứa các polyphenol và flavonoids như rutin, luteolin, anthocyanins, acid galic và rất nhiều hoạt chất khác.

Lợi ích về sức khỏe

Làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư

Dâu tằm trắng, đặc biệt là lá dâu tằm chứa hàm lượng lớn các polyphenol và flavonoids. Đây là các nhóm hoạt chất được biết đến với tiềm năng chống oxy hóa và chống ung thư hiệu quả.  

Theo một nghiên cứu trên động vật năm 2016, các hợp chất cụ thể được phân lập từ dâu tằm trắng làm giảm sự phát triển tế bào ung thư vú ở chuột. Một nghiên cứu trong ống nghiệm cũng cho thấy chiết xuất từ vỏ rễ cây dâu tằm trắng đã ngăn chặn sự phân chia và lây lan của các tế bào ung thư trực tràng, cũng như tiêu diệt chúng.

Một nghiên cứu tương tự khác trong ống nghiệm đã kết luận: Chiết xuất dâu tằm trắng có thể có hiệu quả trong chống lại ung thư ruột kết và ung thư cổ tử cung.

Tuy nhiên, các nghiên cứu trên mới chứng minh tác dụng của chiết xuất dâu tằm trắng đậm đặc trực tiếp lên tế bào ở quy mô phòng thí nghiệm hay trên một số động vật. Do đó, tác dụng này mới chỉ dừng lại ở tiềm năng và cần được khai thác, nghiên cứu thêm.

Mặc dù vậy, chúng ta có quyền hy vọng về sự phát triển khoa học công nghệ sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu và sử dụng chiết xuất dâu tằm trắng được đưa vào thực tiễn ở tương lai không xa.

Giảm nguy cơ các vấn đề tim mạch

Trong một nghiên cứu trên động vật, trá lá dâu tằm trắng làm giảm chất béo trung tính, cholesterol LDL (cholesterol xấu) và cholesterol tổng. Một nghiên cứu khác trên động vật chỉ ra rằng chiết xuất dâu tằm làm giảm cả LDL cholesterol và cholesterol chuẩn ở chuột có chế độ ăn cung cấp lượng lớn cholesterol. Chiết xuất dâu tằm trắng cũng được khám phá ra khả năng giảm tích tụ chất béo trong mạch máu và giảm huyết áp ở chuột.

Tuy nhiên, để chắc chắn hơn về tác dụng này trên cơ thể người, chúng ta vẫn cần các nghiên cứu lâm sàng và cá nghiên cứu dịch tễ (nếu có thể) trước khi đưa vào ứng dụng.

Hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết trong bệnh đái tháo đường

Một nghiên cứu trên 24 người mắc bệnh đái tháo đường typ 2 đã đưa ra kết quả: Tiêu thụ 1000mg chiết xuất lá dâu tằm 3 lần mỗi ngày trong 3 tháng ở nhóm chủ cứu làm giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn so với nhóm chứng.

Một nghiên cứu khác ở 12 người trưởng thành khỏe mạnh, một hợp chất được phân lập từ chiết xuất lá dâu tằm đã được chứng minh là cải thiện việc điều chỉnh lượng đường trong máu sau 12 tuần.

Các nghiên cứu trên đều được thực hiện trên đối tượng là con người. Vì vậy, độ tin cậy về tác dụng của dâu tằm trắng là vô cùng vững chắc. Do đó, nếu bạn bị đái tháo đường, bạn hoàn toàn có thể trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng dâu tằm trắng. Tuy nhiên, đừng bao giờ tự ý thay đổi việc sử dụng thuốc nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Làm trắng da

Cả vỏ và lá cây dâu tằm trắng có thể làm trắng da, cho thấy ứng dụng tiềm năng của chúng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Một nghiên cứu lâm sàng trên 50 người tình nguyện đang có tình trạng ccas mảng tối xuất hiện trên da (nám) cho thấy dầu dâu tằm trắng 75% có khả năng làm giảm sắc tố da. Để tìm lý do cho hiện tượng này, một nghiên cứu khác trên chuột đã diễn ra. Kết quả cho thấy Mulberroside F trong dâu tằm trắng có khả năng ức chế sự hình thành melanin và hoạt động của tyrosinase.

Với kết quả mà nghiên cứu này mang lại, hy vọng trong tương lai sẽ có thêm một nguồn thảo dược được ứng dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm với tác dụng mà nhiều chị em mong muốn: Làm trắng da.

Liều lượng 

Các thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa chiết xuất từ dâu tằm thường ở dạng viên nang hoặc túi trà và được bán rộng rãi ở các hiệu thuốc. Một số sản phẩm từ chiết xuất dâu tằm trắng được chế biến ở dạng lỏng trở thành nguyên liệu pha chế đồ uống. 

Hầu hết các nhà sản xuất đưa ra chỉ định việc bổ sung trà hay viên nang chiết xuất từ dâu tằm trắng để góp phần kiểm soát lượng đường trong máu.

Mặc dù hiện nay chưa có liều lượng khuyến nghị chính thức cho dâu tằm, hầu hết các nhà sản xuất khuyên dùng 1.000-3.000mg mỗi ngày để đạt kết quả tốt nhất.

Nhược điểm tiềm ẩn

Dâu tằm không gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Một số vấn đề sức khỏe đã được ghi nhận khi sử dụng chiết xuất dâu tằm trắng là:

  • Đau dạ dày và chuột rút
  • Buồn nôn
  • Đầy hơi
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Chóng mặt

Dị ứng với dâu tằm trắng là rất hiếm, nhưng một số trường hợp đã được báo cáo dị ứng phấn hoa của cây dâu tằm trắng.

Nếu bạn dị ứng với phấn hoa bạch dương, hãy cẩn thận khi dùng các sản phẩm của dâu tằm trắng do nguy cơ phản ứng chéo.

Tổng kết

Dâu tằm trắng có tác dụng điều hòa đường huyết hiệu quả với những nghiên cứu lâm sàng chứng minh đi kèm. bên cạnh đó, nó còn có nhiều tiềm năng trong điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác. 

Mặc dù rất ít trường hợp ghi lại tác dụng không mong muốn, hãy hỏi ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng các sản phẩm từ dâu tằm trắng, đặc biệt là nếu bạn có tiền sử dị ứng phấn hoa bạch dương. Cùng với đó, hãy cố gắng rèn luyện để có chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh để duy trì sức khỏe ở trạng thái tốt nhất.

Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới:

https://www.healthline.com/nutrition/white-mulberry#bottom-line

https://selfhacked.com/blog/benefits-morus-alba/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29883416/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33572374/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5147903/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24962785/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22982777/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29125970/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25850211/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32455724/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28619294/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32375753/

https://www.healthline.com/nutrition/white-mulberry#nutrients

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25729628/

https://selfhacked.com/blog/benefits-morus-alba/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3569896/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22052272/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5321430/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20687135/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4014974/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3581086/

Nguyễn Lê Diệu Linh
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn