6 thực phẩm làm dịu cơn buồn nôn hiệu quả

Ngày: 05/12/2021 lúc 22:31PM

Nhiều người thường gặp tình trạng chán ăn khi cảm thấy buồn nôn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là cần phải bổ sung năng lượng và ổn định dạ dày bằng một lượng thực phẩm nhất định.

Buồn nôn có rất nhiều nguyên nhân như: virus, ngộ độc thực phẩm, do thuốc điều trị ung thư, say tàu xe, thai kỳ, vấn đề về tiêu hóa, ...

Để kiểm soát cơn buồn nôn, bạn cần nghỉ ngơi hợp lý và uống nhiều nước, bên cạnh đó cũng có thể sử dụng một số loại thực phẩm. Cùng tìm hiểu xem những loại thực phẩm nào có thể giảm buồn nôn hiệu quả qua bài viết này nhé!

1. Gừng

thuc-pham-giam-buon-non

Gừng là một phương pháp điều trị truyền thống cho chứng buồn nôn. Gingerols và shogaols là những thành phần trong gừng có thể làm tăng khả năng tiêu hóa và tốc độ làm rỗng dạ dày, từ đó làm giảm cảm giác buồn nôn.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gừng có hiệu quả trong việc điều trị ốm nghén ở phụ nữ mang thai, say sóng và buồn nôn do hóa trị liệu.

Mọi người có thể thêm gia vị gừng vào nước dùng hoặc thêm gừng tươi thái lát vào nước nóng hay trà thảo mộc để sử dụng. 

2. Nước dùng

Nước luộc rau, luộc gà là những nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt, dễ tiêu hóa mà người bệnh có thể sử dụng khi buồn nôn. Nó còn giúp bổ sung nước, muối và các chất điện giải bị mất cho cơ thể sau nôn mửa.

3. Chế độ ăn BRAT

BRAT là viết tắt của:

  • B - Bananas (chuối)

  • R - Rice (cơm)

  • A - Applesauce (táo)

  • T - Toast (yến mạch)

Chế độ ăn BRAT bao gồm các loại thực phẩm nhạt và dễ tiêu hóa như: chuối, cơm, nước ép, yến mạch,... Chuối là một nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng dồi dào. Chúng có nhiều kali, giúp bổ sung chất điện giải bị mất do nôn.

thuc-pham-giam-buon-non

Tuy nhiên, chế độ BRAT không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể về lâu dài mà chỉ giúp giảm buồn nôn trong một thời gian ngắn. Khi hết cơn buồn nôn, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn vào chế độ ăn.

Khi thực hiện chế độ ăn kiêng BRAT, điều quan trọng là phải bổ sung đủ nước. Nên uống từng ngụm nhỏ nước vào nhiều thời điểm trong ngày. Uống một ngụm nước lớn sẽ làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu.

4. Thực phẩm khô

Thực phẩm khô là một lựa chọn tốt cho người cảm thấy buồn nôn, vì chúng dễ tiêu hóa, không có mùi hoặc ít mùi giúp giảm bớt cảm giác buồn nôn. 

Một số loại thực phẩm khô như:

  • Bánh mì

  • Bánh quy

  • Bánh yến mạch

  • Bánh gạo

5. Thực phẩm lạnh

Khi đang ốm, bạn có thể dùng các thức ăn lạnh tốt hơn so với món ăn nóng vì chúng thường ít mùi hơn. Mùi của thức ăn nóng có thể làm tăng cảm giác buồn nôn.

Các lựa chọn tốt cho thực phẩm lạnh bao gồm:

  • Bánh sandwich với  bơ đậu phộng hoặc salad trứng

  • Bánh quy giòn với một lượng nhỏ phô mai

  • Sữa chua

  • Kem que

thuc-pham-giam-buon-non

6. Thực phẩm giàu protein

Protein giúp cơ thể tạo ra các enzym tiêu hóa thức ăn. Cơ thể cũng sử dụng protein để cung cấp oxy cho máu, mang chất dinh dưỡng đến mọi bộ phận của cơ thể.

Các chuyên gia cho rằng, ăn nhiều protein hơn carbohydrate có thể giúp giảm buồn nôn và nôn ở phụ nữ mang thai.

Các lựa chọn tốt cho thực phẩm giàu protein bao gồm:

  • Bơ đậu phộng

  • Gà tây

  • Trứng luộc

  • Sữa chua không đường

  • Đậu phụ nướng (không chiên)

Bạn có thể kết hợp những thực phẩm này với bánh mì nướng, cơm hoặc mì để bổ sung năng lượng cho cơ thể.

Các mẹo khác có thể giúp giảm buồn nôn bao gồm:

  • Ngồi thẳng sau khi ăn

  • Tránh hoạt động mạnh sau khi ăn

  • Ăn chậm để tốt cho tiêu hóa

  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

  • Súc miệng hoặc đánh răng sau khi ăn để giảm cảm giác buồn nôn do mùi vị thức ăn

Trong trường hợp cảm giác buồn nôn không thuyên giảm, buồn nôn không rõ nguyên nhân hoặc không thể ăn uống, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn. 

Nguồn: Medical Newstoday

Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới:

https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/173944/nutrients
https://www.oregonclinic.com/diets-BRAT
https://www.hdft.nhs.uk/content/uploads/2016/02/dietary-advice-for-nausea.pdf
https://www.breastcancer.org/tips/nutrition/during_treat/side_effects/nausea
https://www.europeanreview.org/wp/wp-content/uploads/1291-1296.pdf
https://www.bmj.com/content/342/bmj.d3606
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3676933/
https://www.cancer.org/treatment/treatments-and-side-effects/physical-side-effects/nausea-and-vomiting/nausea-and-vomiting.html
https://stanfordhealthcare.org/medical-clinics/cancer-nutrition-services/managing-side-effects/nausea-vomiting.html
https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/what-should-you-eat/protein/

 

Nguyễn Quyên
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn