Có thể bạn chưa biết! 24 sự thật thú vị về trái tim.

Ngày: 04/12/2020 lúc 09:31AM

Có thể bạn đã nghe đến rất nhiều các mẹo hay để tốt cho sức khỏe tim mạch, nhưng có một số sự thật về trái tim mà bạn có thể chưa biết. Hãy cùng đọc bài viết để tìm hiểu 24 điều thú vị về trái tim của bạn nhé.

Trái tim hoạt động như thế nào?

Tim là một phần của hệ tuần hoàn, được cấu tạo bởi tâm thất, tâm nhĩ, các van tim, và rất nhiều động mạch, tĩnh mạch. Chức năng chính của tim là lưu thông máu giàu oxy đến khắp cơ thể. Có thể nói, vì trái tim là “chìa khóa” cho sự tồn tại nên giữ một trái tim khỏe mạnh thực sự rất quan trọng. Vì thế, hãy cân bằng lối sống, áp dụng một chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục đều đặn, đồng thời tránh những thứ có thể làm tổn thương nó như hút thuốc.

Có thể bạn đã nghe đến rất nhiều các mẹo hay để tốt cho sức khỏe tim mạch, nhưng có một số sự thật thú vị về trái tim mà bạn có thể chưa biết.

mẹo-để-trái-tim-khỏe-mạnh

 

24 sự thật thú vị về trái tim

1.Trái tim trung bình có kích thước bằng nắm tay của người trưởng thành.

2. Tim đập khoảng 115.000 lần mỗi ngày.

3. Tim bơm khoảng 9092 lít máu mỗi ngày.

4. Một hệ thống điện hóa sẽ kiểm soát nhịp tim. Nó còn được gọi là hệ thống dẫn truyền tim.

5. Tim có thể tiếp tục đập ngay cả khi đưa ra khỏi cơ thể.

6. Ca phẫu thuật mổ tim hở đầu tiên được thực hiện vào năm 1893 bởi bác sĩ Daniel Hale Williams, một trong số ít những bác sĩ tim mạch da đen ở Mỹ thời điểm đó.

7. Thiết bị tạo nhịp tim được cấy ghép lần đầu tiên vào năm 1958. Arne Larsson, người được cấy máy tạo nhịp tim, sống lâu hơn bác sĩ phẫu thuật đã cấy máy và qua đời ở tuổi 86 vì một căn bệnh không liên quan đến tim.

8. Người trẻ nhất được phẫu thuật tim chỉ mới chào đời được 1 phút. Cô bé bị dị tật ở tim mà nhiều trường hợp khác không qua khỏi. Ca phẫu thuật đã thành công, nhưng cô bé cuối cùng vẫn sẽ cần ghép tim.

9. Trường hợp mắc bệnh tim sớm nhất được xác định là trong di hài của một xác ướp Ai Cập 3.500 năm tuổi.

10. “Ruồi tiên” là một loại tò vò, có trái tim nhỏ nhất so với bất kỳ sinh vật sống nào.

11. Chuột chù Mỹ là loài động vật có vú nhỏ nhất nhưng lại có nhịp tim nhanh nhất với 1200 nhịp/phút.

12. Cá voi có tim lớn nhất trong số các loài động vật có vú.

13. Hươu cao cổ có trái tim lệch, với tâm thất trái của chúng dày hơn bên phải. Điều này là do tâm thất trái cần phải bơm máu qua chiếc cổ dài của hươu cao cổ để có thể đến não của chúng.

14. Hầu hết các cơn đau tim xảy ra vào thứ hai.

15. Giáng sinh là ngày phổ biến nhất trong năm xảy ra các cơn đau tim.

16. Tim của con người chỉ nặng chưa đầy 454 gam. Ngoài ra, trung bình tim đàn ông nặng hơn tim phụ nữ 56,7 gam.

17. Tim của phụ nữ đập nhanh hơn một chút so với của đàn ông.

18. Tiếng đập của tim là do các van tim đóng và mở.

19. Có thể có một trái tim tan vỡ. Nó được gọi là Hội chứng trái tim tan vỡ và có các triệu chứng tương tự như một cơn đau tim. Sự khác biệt đó là một cơn đau tim là do bệnh tim, còn Hội chứng trái tim tan vỡ là do sự gia tăng của hormon căng thẳng khi có những căng thẳng về thể chất và tinh thần cực độ.

20. Tử vong do vỡ tim hoặc hội chứng trái tim tan vỡ có thể xảy ra nhưng cực kỳ hiếm.

21. Hình trái tim được coi là biểu tượng của tình yêu. Từ xa xưa, nó được cho là xuất phát từ cây Silphium và sử dụng như một hình thức kế hoạch hóa gia đình thời cổ đại.

22. Nếu bạn có thể nối tất cả hệ thống mạch máu của một người trưởng thành, nó sẽ kéo dài khoảng 60.000 dặm, tương đương 100.000km.

23. Hầu hết các tế bào cơ tim không thể phân chia và phát triển về số lượng nên ung thư tim rất hiếm gặp.

24. Cười rất tốt cho trái tim của bạn. Nó giúp giảm căng thẳng và tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.

Lời khuyên

Tim ảnh hưởng đến mọi bộ phận của cơ thể. Điều đó cũng có nghĩa là chế độ ăn uống, lối sống và cảm xúc có thể ảnh hưởng đến trái tim. Sức khỏe tinh thần và thể chất đều cực kỳ quan trọng để duy trì một trái tim khỏe mạnh.

Nguồn: Healthline

Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới.

https://www.healthline.com/health/fun-facts-about-the-heart#The-takeaway

https://www.healthline.com/health/open-heart-surgery

https://www.healthline.com/health/heart-pacemaker

https://www.healthline.com/health/heart-disease/transplants

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1936878X11000660

https://www.healthline.com/health-news/can-you-die-of-broken-heart

BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn