Bạn có nên dùng trứng, thịt và sữa khi bị mỡ máu cao không?
Ngày: 03/06/2021 lúc 10:31AM
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc chứng mỡ máu cao, bạn có nên loại bỏ hoàn toàn trứng, thịt và sữa khỏi chế độ ăn uống của mình hay không? Câu trả lời là không cần thiết. Vậy hãy đọc bài viết để hiểu rõ hơn lý do tại sao nhé.
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc chứng mỡ máu cao, bạn có nên loại bỏ hoàn toàn trứng, thịt và sữa khỏi chế độ ăn uống của mình hay không? Câu trả lời là không cần thiết.
Giảm lượng chất béo không lành mạnh mà bạn tiêu thụ là rất quan trọng để giảm mỡ máu. Nhưng bạn không cần phải loại bỏ hoàn toàn chế độ ăn có trứng, thịt và các sản phẩm từ sữa để cải thiện tình trạng mỡ máu cao. Bạn có thể kết hợp những thực phẩm này vào chế độ ăn uống của mình một cách lành mạnh. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối ưu nhất, khi thưởng thức chúng bạn cần chú ý đến:
- cách chế biến những thực phẩm này như thế nào
- bạn có ăn chúng thường xuyên không
- tần suất bạn thay thế chúng để lựa chọn món ăn lành mạnh hơn
Cholesterol là gì?
Mỡ máu là tên thường gọi của lipid máu, gồm có nhiều thành phần khác nhau, trong đó, cholesterol là quan trọng nhất. Mọi người thường nghĩ cholesterol thường có ý nghĩa tiêu cực. Nhưng không phải tất cả cholesterol đều xấu. Có hai loại cholesterol: lipoprotein mật độ thấp (LDL) và lipoprotein mật độ cao (HDL). HDL cholesterol được gọi là cholesterol “tốt”. Nó giúp vận chuyển các cholesterol nguy hiểm ra khỏi máu để cơ thể đào thải ra ngoài.
LDL được gọi là cholesterol "xấu". Khi có quá nhiều chất này trong máu, nó sẽ gây ra sự tích tụ các mảng bám trên thành động mạch và gây ra các biến chứng mỡ máu cao làm nguy hiểm cho tim và não. Khi không được điều trị, sự tích tụ mảng bám này có thể dẫn đến:
- bệnh tim
- tắc nghẽn động mạch
- đột quỵ.
Mối liên quan giữa thức ăn và cholesterol
Cholesterol có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng quan trọng cho cơ thể của bạn như:
- tạo lớp màng bao bọc bên ngoài của tế bào
- tạo ra các acid mật để tiêu hóa thức ăn
- sản xuất vitamin D và hormone
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) tất cả lượng cholesterol bạn cần đều được sản xuất tự nhiên trong gan. Phần còn lại của cholesterol trong cơ thể của bạn có nguồn gốc từ thức ăn. Cholesterol trở thành mối nguy hại cho sức khỏe khi có quá nhiều cholesterol trong máu gây ra mỡ máu cao.
Đối với một số người, bệnh lý di truyền sẽ khiến cho gan của họ sản xuất quá nhiều cholesterol LDL (có hại). Một yếu tố góp phần gây ra cholesterol LDL cao là thường xuyên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều:
- chất béo bão hòa
- chất béo trans hay còn gọi là chất béo chuyển hoá
- cholesterol
Cholesterol chỉ có trong các sản phẩm động vật, bao gồm thịt và các sản phẩm từ sữa.
Mức cholesterol tối ưu
Theo AHA, mức LDL tối ưu trong cơ thể là dưới 100 mg/dL. Mức 130 đến 159 mg/dL được coi là mức cao. Vì cholesterol HDL (tốt) có tác dụng bảo vệ, nên con số càng cao càng tốt. ADA khuyến nghị HDL ít nhất là 60 mg/dL.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, những người có cholesterol LDL cao nên hạn chế lượng cholesterol hàng ngày nạp vào dưới 200 mg. Hãy nhớ đọc kỹ nhãn thực phẩm để đảm bảo bạn không tiêu thụ nhiều hơn lượng khuyến nghị.
Trứng có mang lại lợi ích cho người bị mỡ máu cao?
Trứng được cho là cấm kỵ khi bị mắc chứng mỡ máu cao. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy ăn trứng không gây hại vì trứng có rất nhiều chất:
- chất chống oxy hóa
- chất đạm
- chất dinh dưỡng
Các chất chống oxy hóa trong trứng có thể giảm mắc các bệnh:
- bệnh tim mạch
- huyết áp cao
- ung thư
Ăn trứng điều độ, khoảng 4 đến 6 quả trứng mỗi tuần là phù hợp ngay cả đối với những người bị mỡ máu cao. Các nghiên cứu cho thấy, những người ăn trứng điều độ không làm gia tăng mức cholesterol so với những người loại bỏ hoàn toàn trứng khỏi chế độ ăn uống của họ.
Thịt và cholesterol
Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh để duy trì lượng cholesterol và tránh mỡ máu cao không có nghĩa là bạn phải bỏ thịt hoàn toàn. Mặc dù một số loại thịt có nhiều chất béo bão hòa, nhưng vẫn có nhiều lựa chọn tốt hơn.
Bạn có thể đưa thịt vào chế độ ăn uống của mình một cách an toàn. Nó chỉ phụ thuộc vào loại thịt bạn chọn và cách bạn chế biến. Chọn các miếng thịt nạc hơn và có khối lượng nhỏ hơn (ít hơn 100g), chẳng hạn như:
- thịt bò nạc: thăn hoặc thăn lưng
- thịt lợn nạc: thăn hoặc thịt thăn
- thịt cừu: từ bắp chân và thăn
- thịt bò xay làm từ 90% thịt nạc trở lên
- thịt được dán nhãn "prime" có nghĩa là chúng có nhiều chất béo hơn, vì thế hãy tìm các loại thịt có nhãn "choice" hoặc "select"
Phương pháp chế biến thức ăn cho người bị mỡ máu cao
Cách bạn nấu thịt cũng quan trọng như cách cắt thịt. Đừng chọn phần nạc thăn của thịt heo rồi chiên ngập dầu hoặc chuẩn bị nước sốt kem để ăn kèm. Điều đó đi ngược lại với lợi ích khi ăn phần thịt nạc của lợn. Bạn hãy áp dụng các lựa chọn nấu ăn lành mạnh hơn như sau:c
- Cắt bỏ càng nhiều mỡ càng tốt trước khi nấu.
- Nướng, quay thay vì chiên.
- Dùng một cái rá để hứng mỡ chảy ra trong khi nấu.
- Nấu các món chế biến từ thịt, chẳng hạn như món hầm, trước một ngày. Sau khi để trong tủ lạnh, chất béo sẽ đông đặc và nổi lên trên cùng, bạn có thể lấy ra.
Sản phẩm từ bơ sữa sử dụng hợp lý cho người mỡ máu cao?
Tiêu thụ các sản phẩm từ sữa được biết là có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là giúp xương chắc khỏe. Các sản phẩm từ sữa có hàm lượng cao:
- canxi
- kali
- vitamin D
Tuy nhiên, khi sử dụng các sản phẩm sữa nguyên chất béo có thể có tác dụng không mong muốn đối với sức khỏe là làm tăng mức cholesterol LDL gây mỡ máu cao. Chúng chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol. Vì thế, bạn nên thay thế chúng bằng các lựa chọn lành mạnh hơn, ít chất béo bao gồm:
- 1% sữa hoặc sữa tách béo
- phô mai ít béo như phô mai tươi ít béo, phô mai mozzarella sữa tách béo một phần và ricotta
- sorbet hoặc sherbet
- sữa chua hoặc kem đông lạnh ít béo hoặc không có chất béo
- sữa chua ít chất béo
OLIVE - Thành phần chiết xuất lá ô liu. Hỗ trợ giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
OLIVE là sự kết hợp hoàn hảo của 3 thành phần: Lá ô liu chiết xuất Oleuropein, Hạt nho, Đan sâm
Lá ô liu (nhập khẩu từ Tây Ban Nha): chuẩn hóa 20% oleuropein giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu và tai biến mạch máu não thông qua:
Giảm tổng hợp, tăng đào thải cholesterol
Hỗ trợ hạ huyết áp nhờ ức chế men chuyển và chẹn kênh Canxi
Tăng độ nhạy của insulin, tăng chuyển hoá mỡ và tinh bột
Hạt nho (nhập khẩu từ Tây Ban Nha): giàu các chất chống oxy hóa, an toàn và hiệu quả trong việc giảm các chỉ số mỡ máu triglycerid, cholesterol toàn phần, LDL-C, Ox-LDL, ngăn cản quá trình hình thành mảng xơ vữa.
Đan sâm (từ vùng dược liệu Sapa): giúp bảo vệ lớp nội mạch mạch máu, được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh mạch máu bao gồm xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tăng mỡ máu và đột quỵ.
Đặc điểm nổi bật của OLIVE
OLIVE thích hợp sử dụng với
Người có mỡ máu cao, có nguy cơ xơ vữa mạch máu.
Người có nguy cơ tai biến mạch máu não do xơ vữa mạch máu: người mỡ máu cao, người bị đái tháo đường, người bị tăng huyết áp.
Hướng dẫn sử dụng OLIVE
Uống 1 viên mỗi ngày, tiện lợi và dễ tuân thủ.
Nên sử dụng duy trì ít nhất 2 tháng để thấy sự cải thiện rõ rệt chỉ số mỡ máu.
Nguồn: Healthline
Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới
https://www.healthline.com/health/eggs-and-cholesterol#eggs
https://www.heart.org/en/health-topics/cholesterol/about-cholesterol
https://health.clevelandclinic.org/should-i-stop-eating-eggs-to-control-cholesterol-diet-myth-4/
http://www.nhlbi.nih.gov/health/educational/lose_wt/eat/shop_lcal_fat.htm