9 chất làm giảm mỡ máu tự nhiên và hiệu quả

Ngày: 01/06/2021 lúc 14:59PM

Người có mức cholesterol LDL cao, nói cách khác là mỡ máu cao làm tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ, vì vậy bạn cần cố gắng hết sức có thể để giữ mức cholesterol khỏe mạnh.

Nếu bạn được chẩn đoán mắc chứng cholesterol cao, bác sĩ có thể kê cho các thuốc statin, một loại thuốc được sử dụng để giảm cholesterol LDL. Bác sĩ cũng có thể đề nghị thay đổi chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục. Thay đổi chế độ ăn uống có thể bao gồm các thực phẩm đặc biệt tốt để giảm mỡ máu.

Có hai loại cholesterol:

  • Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), còn gọi là cholesterol xấu
  • Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL), còn gọi là cholesterol tốt

Bạn muốn có mức LDL thấp và mức HDL cao hơn. Mức cholesterol được khuyến nghị là:

  • Cholesterol toàn phần: ít hơn 200 mg/dl
  • Cholesterol LDL: dưới 100 mg/dl
  • HDL cholesterol : 50 mg/dl hoặc cao hơn

Bạn có thể có nguy cơ bị cholesterol LDL cao nếu bạn thừa cân hoặc không tập thể dục đủ. Bạn cũng có thể bị di truyền khuynh hướng cholesterol cao.

Gan của bạn tạo ra cholesterol. Bạn cũng có thể nhận được nó từ một số loại thực phẩm có chứa nó - nhưng không nhiều như từ thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Những loại chất béo này khiến gan của bạn sản xuất thêm cholesterol.

Nhưng có những loại thực phẩm - và các chất bổ sung có nguồn gốc từ thực phẩm - cũng có thể làm giảm lượng cholesterol của bạn.

Nói chuyện với bác sĩ của bạn về bất kỳ chất bổ sung nào bạn đang xem xét, đặc biệt là nếu bạn đang mang thai.

1. Niacin

Niacin là một loại vitamin B. Các bác sĩ đề xuất sử dụng loại chất này cho những bệnh nhân có mức mỡ máu cao, cần giảm mỡ máu hoặc các mối quan tâm về tim. Nó có lợi cho bạn bằng cách tăng mức độ cholesterol tốt và giảm chất béo trung tính (Triglyceride). Người bệnh có thể sử dụng niacin thông qua các loại thực phẩm, đặc biệt là gan và thịt gà, hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.

Các khuyến cáo tiêu thụ hàng ngày của niacin là 14mg cho phụ nữ và 16 mg cho nam giới.

Đừng dùng chất bổ sung trừ khi các bác sĩ của bạn đề nghị. Làm như vậy rất dễ gây ra các tác dụng phụ như ngứa da, đỏ bừng, buồn nôn…

2. Các chất xơ hòa tan

Có hai loại chất xơ: hòa tan (hòa tan thành gel ở dạng lỏng) và không hòa tan. Chất xơ hòa tan làm giảm sự hấp thụ cholesterol trong máu của bạn, vì thế giảm mỡ máu.

chất xơ hòa tan

Lượng chất xơ được khuyến nghị hàng ngày đó là:

  • Nam giới từ 50 tuổi trở xuống: 38g
  • Nam giới trên 50 tuổi: 30g
  • Nữ giới từ 50 tuổi trở xuống: 25g
  • Nữ giới trên 50 tuổi: 21g

Dấu hiệu đáng mừng là nếu bạn không biết làm sao để giảm cholesterol trong máu thì chất xơ hòa tan có nhiều trong các loại thực phẩm phổ biến như:

  • Cam: 1.8g
  • Lê: 1.1 đến 1.5g
  • Đào: 1.0 đến 1.3g
  • Măng tây: 1.7g
  • Khoai tây: 1.1g
  • Bánh mì nguyên cám: 0.5g
  • Bột yến mạch: 2.8g
  • Đậu tây: 2.6 đến 3g

3. Thực phẩm bổ sung Psyllium

Psyllium là chất xơ được làm từ vỏ hạt của cây Plantago ovata . Bạn có thể uống nó dưới dạng viên hoặc trộn vào đồ uống hoặc thức ăn để giảm mỡ máu.

Dùng Psyllium thường xuyên để giảm đáng kể mức cholesterol. Nó cũng làm giảm táo bón và giảm lượng đường trong máu cho người bệnh đái tháo đường.

4. Phytosterol

Phytosterol là chất sáp có nguồn gốc từ thực vật. Chúng ngăn cản ruột của bạn hấp thụ cholesterol. Chúng có mặt tự nhiên trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, trái cây và rau quả.

Các nhà sản xuất thực phẩm đã bắt đầu thêm phytosterol vào thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như bơ thực vật và sữa chua. Chính vì thế bạn có thể ăn một loại thực phẩm có chứa cholesterol và chống lại tác động của cholesterol đó, ít nhất là một chút, cùng một lúc!

5. Protein đậu nành

Đậu nành và thực phẩm làm từ đậu nành có thể làm giảm một chút cholesterol LDL.

Đậu phụ, sữa đậu nành và đậu nành hấp là nguồn cung cấp protein nạc tốt, có nghĩa là ăn chúng thay vì thực phẩm béo như thịt bò có thể làm giảm lượng cholesterol tổng thể cũng như giảm mỡ máu trong chế độ ăn uống của bạn.

protein từ đậu nành

6. Tỏi

Tác dụng làm giảm cholesterol của tỏi là không rõ ràng. Nó có thể giúp ngăn chặn bệnh tim, nhưng theo phân tích tổng hợp từ các nghiên cứu y tế kết luận rằng nó không giảm cholesterol một cách cụ thể.

Tỏi được cho là có tác dụng tốt cho sức khỏe, bao gồm cả việc giảm huyết áp. Thưởng thức nó trong thức ăn của bạn hoặc coi như một chất bổ sung.

7. Gạo men đỏ

Gạo men đỏ là gạo trắng đã được ủ men. Nó được ăn và dùng làm thuốc ở Trung Quốc.

Một số chất bổ sung men gạo đỏ đã được chứng minh làm giảm cholesterol, vì chúng chứa monacolin K. Chất này có thành phần hóa học tương tự như lovastatin, một thuốc giảm cholesterol máu.

Tuy nhiên, bạn sẽ không tìm thấy monacolin K trong men gạo đỏ được bán ở Mỹ vì năm 1998 người ta đã xác định được rằng, chất này là một loại thuốc và không được bán dưới dạng thực phẩm bổ sung.

Bạn vẫn có thể tìm thấy các chất bổ sung men gạo đỏ, nhưng chúng không có chứa monacolin K.

Gạo men đỏ cũng có thể gây tổn thương thận, gan và cơ.

8. Gừng

Một nghiên cứu năm 2014 đã cho thấy rằng gừng có thể làm giảm tổng mức cholesterol và triglycerid của bạn trong khi nghiên cứu năm 2008 cho thấy gừng có thể làm giảm mức cholesterol LDL và tăng cholesterol HDL của người bệnh.

Bạn có thể dùng gừng dưới dạng thực phẩm bổ sung hoặc bột hoặc đơn giản là thêm vào thức ăn.

gừng

9. Hạt lanh

Cây lanh là một loài hoa màu xanh lam được trồng nhiều ở vùng có khí hậu ôn đới. Cả hạt và dầu chiết xuất từ ​​chúng đều là nguồn cung cấp acid béo omega 3 dồi dào, có một số lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc tăng mức cholesterol HDL của bạn.

Để có được sự tăng cường sức khỏe lớn nhất từ ​​hạt lanh, hãy sử dụng dầu của nó hoặc ăn hạt lanh chứ không phải nguyên hạt. Cơ thể chúng ta không thể phá vỡ lớp vỏ sáng bóng bên ngoài của hạt.

Nguồn: Healthline

Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới:

http://www.health.harvard.edu/heart-health/11-foods-that-lower-cholesterol

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18813412

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24490949

https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/magazine/issues/summer12/articles/summer12pg6-7.html
https://www.nap.edu/read/6015/chapter/8
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25694068
http://www.dietitians.ca/Downloads/Factsheets/Food-Sources-of-Soluble-Fibre.aspx

http://archinte.jamanetwork.com/article.aspx?articleid=411743

https://nccih.nih.gov/health/garlic/ataglance.htm

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-cholesterol/in depth/cholesterol/art-20045192

Vân Anh
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn