6 cách ngăn chặn căng thẳng để bảo vệ trái tim của bạn

Ngày: 06/02/2021 lúc 22:34PM

Một chút căng thẳng về cảm xúc có thể tốt cho sức khỏe của bạn. Đó là điều thúc đẩy bạn hoàn thành công việc của mình một cách thật tốt. Tuy nhiên, tình trạng căng thẳng kéo dài, quá mức có thể gây hại cho trái tim. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về 6 cách ngăn chặn căng thẳng để bảo vệ trái tim của bạn nhé.

Một nghiên cứu sử dụng chụp cắt lớp của hạch hạnh nhân (trung tâm căng thẳng và sợ hãi của não) cho thấy những người tăng cường hoạt động ở hạch hạnh nhân sẽ bị viêm nhiều hơn ở động mạch và tủy cương. Theo thời gian, những người có hạch hạnh nhân được kích hoạt ổn định hơn có nguy cơ đau tim cao hơn 60%.

Rất nhiều nghiên cứu khác nhấn mạnh mối liên hệ giữa các sự kiện căng thẳng và nguy cơ mắc bệnh tim. Chẳng hạn như, nghiên cứu được công bố vào tháng 5 năm 2015 trên tạp chí Circulation cho thấy ly hôn, một sự kiện căng thẳng, làm gia tăng đáng kể nguy cơ đau tim cho cả nam giới lẫn phụ nữ, đặc biệt là ở những phụ nữ đã từng ly hôn hơn 1 lần.

Căng thẳng cũng có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Những người căng thẳng có xu hướng hành vi đối phó kém. Họ có thể ngủ không ngon giấc và hút thuốc, uống rượu hoặc ăn uống vô độ để tự an ủi bản thân mình.

Tin đáng mừng là mặc dù căng thẳng có thể ngoài tầm kiểm soát của bạn nhưng tất cả đều có thể được bạn điều chỉnh lại. Một tác giả cho biết: “Bạn tạo ra phản ứng căng thẳng, sử dụng sức mạnh suy nghĩ của chính mình. Đồng thời, bạn cũng có thể tạo ra cảm giác bình tĩnh cho riêng mình”.

Để giúp bạn vượt qua hạch hạnh nhân và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, chúng tôi đã liên hệ các chuyên gia hàng đầu đưa ra 6 giải pháp giúp ngăn chặn căng thẳng. Dưới đây là những biện pháp phù hợp:

1. Giải quyết sự căng thẳng của bạn

Theo hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, các bài tập thở có thể giúp kiểm soát căng thẳng và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. 

Jennifer Mieres, MD, một chuyên gia hàng đầu về bệnh tim mạch ở phụ nữ và là tác giả của cuốn Heart Smart for Women, cho biết: Bất kỳ hình thức hít thở sâu hoặc tái tập trung nào cũng có thể giúp chúng ta trở lại trạng thái ít viêm nhiễm hơn.

Một cách để tập trung vào hơi thể là hít vào bằng mũi trong một giây, sau đó thở ra lâu hơn hít vào trong vài giây. Nếu bạn nhớ thực hiện bài tập thở của mình, sẽ thật tuyệt cho việc kiểm soát căng thẳng.

giảm căng thẳng

2. Hãy tắt điện thoại

Khi bạn đang phải xếp hàng chờ đợi ở siêu thị, đừng cầm điện thoại lên. Thay vào đó, chỉ cần đứng đó và cho não thời gian nghỉ ngơi. Tiến sĩ Funt nói: Bộ não của chúng ta cần thời gian nghỉ ngơi tự nhiên trong ngày để phục hồi và đối mặt với thử thách, các tình huống tiếp theo. Đừng lấp đầy chúng bằng thời gian sử dụng điện thoại.

tắt điện thoại

3. Tạo thời gian biểu

Để giảm bớt những nguyên nhân gây căng thẳng ở mức độ thấp thường ảnh hưởng đến bạn, hãy kiểm tra lại những việc làm mà bạn cảm thấy thích nhất. Ví dụ, nếu những công việc hàng ngày như nấu bữa tối khiến bạn bối rối, hãy lên kế hoạch thực đơn hàng tuần vào tối chủ nhật. Chắc chắn rằng, nếu bạn dành 10 phút vào ngày chủ nhật để lên kế hoạch thực đơn cho cả tuần thì tuần đó bạn sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều.

4. Ưu tiên danh sách những việc cần làm của bạn

Nếu bạn là người cảm thấy bị áp lực phải hoàn thành các nhiệm vụ trong danh sách những công việc của mình càng sớm càng tốt, hãy tạo hai danh sách riêng biệt. Một danh sách việc cần làm và danh sách việc cần làm sớm cho các nhiệm vụ có thể chờ đợi. Với cả hai danh sách, bạn có thể ngừng lo lắng rằng mình sẽ quên thứ gì đó, nhưng không cảm thấy áp lực phải hoàn thành mọi thứ ngay lập tức.

5. Thực hiện các lựa chọn của bạn

Để giảm bớt căng thẳng, một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm là chọn cách di chuyển mỗi ngày. Các khuyến cáo 150 tuần phút hoặt động thể chất vừa phải căng thẳng, chẳng hạn như đi bộ nhanh, sản xuất endorphin, những hóa chất trong não dễ chịu giúp bạn cảm thấy bình tĩnh và ngủ tốt hơn, từ đó giúp giữ căng thẳng lại.

Để gắn bó với nó, hãy lựa chọn những hoạt động mà bạn thích.

Và nếu bạn thật sự căng thẳng, hãy thử mẹo nhanh sau: di chuyển thật nhanh trong một phút. Chạy bộ tại chỗ, chuyển từ chân này sang chân khác hoặc lắc tay trong không khí thật nhanh. Ngoài ra, di chuyển giúp bạn thoát ra khỏi não những suy nghĩ tiêu cực, loại bỏ đi những căng thẳng không mong muốn.

6. Tập trung vào việc tạo ra nhiều niềm vui hơn

Funt nói: Bạn càng chăm sóc bản thân nhiều hơn và bạn cảm thấy thích thú thì bạn sẽ càng ít phản ứng với các tác nhân gây căng thẳng bên ngoài.

Xem xét những phần căng thẳng khác nhau trong cuộc sống của bạn và tìm cách khiến cho chúng trở nên thú vị hơn,

Nói tóm lại, có nhiều công cụ khác nhau để giảm căng thẳng. Hãy xem xét thử nghiệm và chọn điều gì phù hợp nhất với bản thân bạn.

Nguồn: Everyday Health

Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới:

https://www.cdc.gov/physicalactivity/basics/adults/index.htm

https://www.amazon.com/Heart-Smart-Women-Jennifer-Mieres/dp/0984900543

https://www.heart.org/en/healthy-living/healthy-lifestyle/mental-health-and-wellbeing/meditation-to-boost-health-and-wellbeing

https://journals.sagepub.com/doi/10.1177/2047487317702043

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5883494/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4439317/

https://www.hopkinsmedicine.org/profiles/results/directory/profile/0015713/erin-michos

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0140673616317147?via%3Dihub

Ngô Thu Thủy
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn