Những thực phẩm tăng acid uric trong máu, người bị gout cần tránh xa
Ngày: 30/10/2020 lúc 11:05AM
Chế độ ăn của bạn hàng ngày góp phần rất quan trọng đặc biệt là với những người bệnh gout. Như chúng ta đã biết, bệnh gout hình thành khi acid uric tích tụ quá nhiều trong cơ thể và lắng đọng lại ở các khớp xương gây ra những cơn đau dữ dội.
Chế độ ăn của bạn hàng ngày góp phần rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh gout. Như chúng ta đã biết, bệnh gout hình thành khi acid uric tích tụ quá nhiều trong cơ thể, chúng thường lắng lại nhiều ở các khớp xương gây ra những cơn đau dữ dội. Những thực phẩm bạn ăn hàng ngày có thể là nguyên nhân dẫn đến sự tăng hàm lượng acid uric, nhưng thật may mắn là không phải tất cả những thực phẩm đều làm tăng lượng acid. Vậy người bị bệnh gout nên kiêng ăn những thực phẩm nào để phòng ngừa bệnh hiệu quả? Cùng điểm qua các loại thực phẩm mà người bị bệnh gout nên tránh được để cập sau đây nhé, chắc hẳn nó sẽ là cẩm nang cần thiết cho bạn đấy!
Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn xem bệnh gout là gì?
Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây ra những cơn đau dữ dội, đột ngột, đau đỏ, sưng viêm ở một số vị trí của các khớp và thường là ở ngón chân cái. Bệnh có thể ảnh hưởng đến một khớp nào đó tại một thời điểm, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến một hoặc thậm chí nhiều vị trí khác nhau. Một cơn gout cấp có thể xảy ra một cách đột ngột, thường đánh thức bạn dậy vào ban đêm với cảm giác chân sưng, nóng ran như đang bốc cháy. Nguyên nhân chính của các cơn gout cấp được xác định là do acid uric kết tinh và tích tụ trong khớp. Acid uric đóng vai trò như một chất chống oxy hóa và bảo vệ niêm mạc mạch máu chúng ta, được tạo ra trong quá trình phân hủy một chất hữu cơ có trong thực phẩm là purin. Tránh thực phẩm giàu purin có thể ngăn ngừa các triệu chứng.
Các loại thực phẩm nên tránh khi bị bệnh gout
CÁC LOẠI THỊT
Theo như nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thịt là nhóm thực phẩm người bị bệnh gout nên tránh hàng đầu. Đặc biệt là các loại thịt nội tạng, thịt đỏ bao gồm gan, thận, óc, lưỡi, thịt ba chỉ và thịt bò có hàm lượng purin cao nhất. Khi nạp quá nhiều chất đạm vào cơ thể sẽ khiến dư thừa hàm lượng acid uric làm gout trầm trọng hơn. Còn lại, các loại thịt khác nên được giới hạn khoảng 100 gam - 120 gram mỗi ngày.
Nên ăn những loại thịt này với lượng vừa phải :
Thịt heo
Thịt gà
Thịt vịt
Thịt ngỗng
Thịt thỏ
Thịt cừu
Thịt gà tây
Thịt bê
Thịt nai
Ngoài ra cũng cần lưu ý các loại nước súp được chế biến từ thịt động vật cũng có hàm lượng purin cao nên hạn chế sử dụng như : súp gà,…
CÁ VÀ HẢI SẢN
Cá và hải sản cũng là nguồn cung cấp purin phổ biến. Theo giáo sư dinh dưỡng Lona Sandon tại Đại học Tây Nam Texas khuyên rằng cắt giảm hải sản trong chế độ ăn hàng ngày đặc biệt khi bạn đang bị những cơn đau do gout hành hạ.
Trong đó các loại cá có hàm lượng purin cao có thể kể đến : cá mòi, cá trích, cá cơm, cá thu và sò điệp. Ngoài ra, các loại cá khác có hàm lượng purin cao vừa phải bao gồm:
Cá ngừ
Cá chép
Cá tuyết
Cá chim lớn
Cá rô
Cá hồi
Cà hồng
Bên cạnh đó, các loại hải sản khác như hàu, tôm hùm, cua và tôm nên dùng với lượng nhỏ vì chúng cũng chứa hàm lượng purin cao.
CÁC LOẠI NGŨ CỐC
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như mầm lúa mỳ, cám và bột yến mạch đều chứa hàm lượng purin tương đối. Nên khi bạn ăn quá nhiều ngũ cốc có thể gây rủi ro cho người bệnh gout, làm tăng cơn đau. Tuy nhiên, nếu bạn dùng với chế độ vừa phải thì ngũ cốc lại đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích tốt như giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường loại 2 và béo phì.
Một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2016 trên 163 người (người lớn thừa cân, béo phì nhưng không mắc bệnh tim mạch) nhận thấy rằng việc giảm chỉ số đường huyết dẫn đến giảm nồng độ acid uric. Do đó, hạn chế sản phẩm có đường huyết cao như bánh mỳ trắng, mì ống và gạo trắng có thể giảm mức acid uric và có thể ngăn ngừa sự khởi phát bệnh và các cơn gout cấp.
Bên cạnh những tác hại của ngũ cốc đối với người bị bệnh gout thì nó cũng đem đến nhiều lợi ích. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu đã và đang tiến hành những cuộc nghiên cứu mới để tìm hiểu rõ và nâng cao sự hiểu biết cho mọi người về vấn đề này, chắc hẳn đây sẽ là những phát hiện đầy hứa hẹn.
ĐƯỜNG
Đường chứa ít purin, nhưng chế độ ăn nhiều đường tinh chế có liên quan đến các tình trạng khác có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh gout, chẳng hạn như béo phì và tiểu đường. Do đó, bạn nên tránh sử dụng soda hay các sản phẩm khác được làm ngọt bằng si-rô vì có hàm lượng đường fructose cao, nguyên nhân làm tăng nồng độ acid uric
Nếu bạn cần ăn ngọt, hãy chọn trái cây tươi bởi không những chúng có lượng đường tự nhiên mà còn chứa các chất dinh dưỡng quan trọng khác tốt cho cơ thể của bạn.
RƯỢU
Theo một nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống bia trong cơn gout có thể làm tăng đáng kể cường độ của các triệu chứng bệnh gout do bia chứa purin và men bia đặc biệt có hàm lượng purin cao.
Trong khi các loại đồ uống có cồn khác có thể không chứa nhiều purin nhưng chúng lại làm tăng sản xuất purin trong cơ thể. Điều này dẫn đến nồng độ axit uric trong máu cao hơn. Sử dụng quá nhiều rượu (hơn hai ly mỗi ngày đối với nam giới hoặc một ly mỗi ngày đối với phụ nữ) có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh gout.
MỘT SỐ LƯU Ý VỀ RAU
Một số loại rau chứa rất giàu nhân purin như măng tây, súp lơ, cải bó xôi.
Tuy nhiên, các nghiên cứu đã không chỉ được mối liên hệ giữa việc tiêu thụ các loại rau chứa nhiều purin và sự tăng nồng độ acid uric hoặc làm tăng các cơn gout cấp. Trên thực tế, các loại rau, kể cả những loại có chứa purin cao thậm chí có thể giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Do đó, bạn hãy thường xuyên kiểm tra tình trạng cơ thể và chế độ ăn hằng ngày để đưa ra những điều chỉnh phù hợp nhất.
LỜI KẾT
Tuân thủ chế độ ăn kiêng một cách nghiêm ngặt sẽ giúp bạn giảm bớt các triệu chứng của bệnh gout. Nhưng do có rất nhiều loại thực phẩm chứa purin nên thật khó để có thể kiểm soát được hết. Dù vậy thì việc tránh một số loại thực phẩm nhất định là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị bệnh gout.
Nguồn: Healthline
Tài liệu tham khảo:
www.cdc.gov/arthritis/basics/gout.html
www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4119792/
pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23253231/
ANTAZ là sự kết hợp hoàn hảo của 3 thành phần: Vitacherry (Anh đào Montmorency), Hy thiêm và Râu mèo
Vitacherry (Nhập khẩu từ Mỹ): sử dụng rộng rãi ở Mỹ để hỗ trợ giảm acid uric máu và ngăn ngừa gout
- Giảm tổng hợp acid uric
- Chống viêm mạnh từ Anthocyanins
- Hỗ trợ ngăn ngừa cơn gout tái phát
Râu mèo (Chiết xuất tại Việt Nam): Ghi trong sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam"
- Trung hoà acid uric
- Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric
Hy thiêm (Chiết xuất tại Việt Nam): Ghi trong sách "Những cây thuốc và vị thuốc Viêt Nam"
- Giảm đau khớp, mạnh xương khớp
- Giảm tổng hợp acid uric
3 cơ chế tác dụng của ANTAZ hỗ trợ hạ acid uric trong máu
- Giảm tổng hợp acid uric
- Tăng đào thải acid uric
- Chống viêm giảm đau mạnh
Sự khác biệt của ANTAZ với các sản phẩm hỗ trợ giảm acid uric
- Nền tảng khoa học từ nghiên cứu lâm sàng tại Anh, Mỹ, Úc
- Kết hợp thành phần theo cơ chế tác dụng
- Chuẩn hoá từ nguyên liệu đầu vào, theo tiêu chuẩn quốc tế
ANTAZ chứa thành phần Vitacherry - Chiết xuất anh đào số 1 tại Mỹ
- Hàm lượng Anthocyanins type 1 và type 2 của Vitacherry cao hơn 15 lần
- Tổng hàm lượng Anthocyanins của Vitacherry cao hơn 9 lần so với các thương hiệu anh đào khác
- Được các nhãn hàng hàng đầu của Mỹ lựa chọn
####
ANTAZ thích hợp sử dụng với
- Người bị tăng acid uric trong máu. Nam giới trên 7.0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l), nữ giới trên 6.5 mg/dl (hay trên 360 micromol/l).
- Người bị mắc gout, có các cơn gout tái phát.
- Người bị cơn gout cấp tính với triệu chứng: sưng khớp, đau khớp.
Hướng dẫn sử dụng ANTAZ
- Khi bị cơn gout cấp: ngày 4 viên/ngày, chia 2 lần.
- Khi acid uric trong máu tăng cao: 3 viên/ngày, chia 2 lần.
- Khi acid uric trong máu ổn định: 2 viên/ngày.
Liệu trình sử dụng Antaz
Nghiên cứu khoa học cho thấy anh đào giúp:
- 5-10 ngày: hỗ trợ giảm viêm đau khớp
- 1 tháng: hỗ trợ giảm acid uric trong máu
- 4 tháng: hỗ trợ giảm nguy cơ tái phát cơn gout cấp