Chế độ ăn ảnh hưởng như thế nào đến bệnh nhân Gout
Ngày: 30/10/2020 lúc 13:41PM
Bệnh Gout có thể được kiểm soát tốt bằng việc điều trị bằng thuốc kèm với sự thay đổi bản thân theo hướng tích cực. Và một trong những thay đổi đó là sự hiểu biết và tuân theo một chế độ ăn lành mạnh.
Gout cũng là một dạng viêm khớp liên quan đến chuyển hóa. Một khảo sát cho thấy căn bệnh này đang gây ảnh hưởng đến khoảng 8.3 triệu người Mỹ.
Những bệnh nhân mắc Gout thường có những cơn đau đột ngột với cường độ mạnh, kèm theo là đó là tình trạng sưng tấy ở các khớp viêm.
Tuy nhiên, may mắn rằng căn bệnh này có thể được kiểm soát khi dùng thuốc kèm với chế độ ăn phù hợp và lối sống tích cực.
Bài viết này sẽ đưa đến cho bạn những tổng quan về chế độ ăn phù hợp nhất cho các bệnh nhân Gout, dựa trên các nghiên cứu khoa học quốc tế.
Gout là gì?
Như đã đề cập ở trên, gout là tình trạng viêm khớp bao gồm các triệu chứng như đau dữ dội, đột ngột kèm theo sưng tấy và viêm nhiễm ở các ổ khớp.
Gần một nửa các trường hợp mắc Gout xuất hiện các triệu chứng trên ở ngón chân cái, các trường hợp còn lại xuất hiện ở ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.
Những cơn gout cấp tính thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm và kéo dài từ 3 đến 10 ngày. Các cơn gout xuất hiện kèm theo các triệu chứng cấp tính khi nồng độ acid uric trong máu tăng quá cao.
Vậy acid uric là gì? Acid uric là sản phẩm thoái hóa của cơ thể trong quá trình tiêu hóa một số loại thức ăn. Khi nồng độ acid uric trong máu quá cao, các tinh thể acid này sẽ lắng đọng ở các khớp và từ đó dẫn đến tình trạng sưng nề, viêm các khớp và những cơn đau với cường độ mạnh.
Hầu hết cơ thể chúng ta không thể tự đào thải acid uric dư thừa triệt để, do đó tình trạng tăng acid uric máu kéo dài sẽ dẫn đến sự tích tụ, kết tinh và lắng đọng các tinh thể này ở khớp dẫn đến các triệu chứng Gout. Ngoài ra, sự tăng acid uric máu còn do gen di truyền quy định các enzym trong quá trình chuyển hóa của acid uric hoặc do chế độ ăn của người bệnh.
Thực phẩm ảnh hưởng như thế nào đến bệnh gout?
Một số thực phẩm có khả năng làm tăng nồng độ acid uric trong máu từ đó dẫn đến tình trạng nặng thêm các triệu chứng ở các bệnh nhân Gout. Các thực phẩm được nhắc đến ở đây là các thực phẩm giàu purin (hợp chất tự nhiên có mặt trong tế bào động/thực vật với hàm lượng khác nhau). Acid uric chính là 1 sản phẩm thoái hóa không có lợi ích của purin khi vào trong cơ thể.
Với những người khỏe mạnh, việc đào thải acid uric thừa qua thận diễn ra bình thường và dễ dàng. Tuy nhiên, với các bệnh nhân Gout, việc này khó khăn hơn rất nhiều, thêm vào đó chế độ ăn chứa nhiều purin cũng làm gia tăng nguy cơ lắng đọng acid uric và sự xuất hiện các cơn Gout. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, tránh ăn các thực phẩm giàu purin kết hợp với chế độ dùng thuốc hợp lý có thể ngăn ngừa các các cơn Gout.
Những thực phẩm có hàm lượng purin cao như: nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, rượu hay bia, … đều có nguy cơ thúc đẩy tiến triển của cơn Gout. Tuy nhiên, các loại rau củ, mặc dù có hàm lượng purin cao lại, nhưng không gây ra nguy cơ xuất hiện các cơn Gout. Một điểm đáng lưu ý nữa đó là đường fructose và các loại đồ uống có đường cũng làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh Gout và các những cơn Gout cấp mặc dù các loại thực phẩm này không giàu purin. Vậy cơ chế là gì? Thay vì cung cấp 1 lượng lớn acid uric cho cơ thế, các thực phẩm “ngọt” này làm cho vòng đời của tế bào diễn ra với tốc độ nhanh hơn, tế bào già hóa và chết đi, purin trong tế bào thoái hóa thành acid uric.
Một ví dụ cụ thể là trong 1 nghiên cứu với 125000 người tham gia đã chứng minh rằng những người tiêu thụ nhiều fructose nhất thì có nguy cơ tiến triển gout tăng đến 62%. Mặt khác, các nhà khoa học cũng chứng minh được rằng các sản phẩm sữa ít béo, các sản phẩm từ đậu nành và những nguồn bổ sung vitamin C có khả năng ngăn ngừa cơn gout bằng việc giảm thiểu nồng độ acid uric trong máu. Còn các thực phẩm sữa có hàm lượng chất béo cao thì không ảnh hưởng đến nồng độ của acid uric trong máu.
Những thực phẩm cần tránh:
Để tránh những cơn gout cấp ở những người đã mắc gout hay có nguy cơ cao, việc đầu tiên đó là tránh xa các thực phẩm giàu purin. Vậy những thực phẩm như thế nào là giàu purin? Đó là những loại thực phẩm chứa lượng purin nhiều hơn 200mg/100g thực phẩm đó. Thêm nữa, các thực phẩm giàu fructose cũng nên là nằm trong “danh sách đen” của bạn, cũng như các thực phẩm giàu purin những thực phẩm giàu fructose thường chứa từ 150 - 200mg/100g thực phẩm toàn phần.
Dưới đây là một số thực phẩm chứa hàm lượng purin cao, cao trung bình và các thực phẩm chứa hàm lượng fructose lớn:
Tất cả các nội tạng động vật: gồm có gan, thận, lách và não.
Thịt của động vật hoang dã như gà lôi, thịt bê, thịt nai, …
Cá: cá trích, cá hồi sông (trout), cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết, …
Hải sản khác: sò điệp, tôm, cua, trứng cá, …
Đồ uống có đường: nước ép trái cây và các loại soda.
Các thực phẩm nhiều đường khác: mật ong, mật hoa cây thùa và siro bắp có hàm lượng fructose cao.
Men: các loại men dinh dưỡng, men bia và các loại men bổ sung khác.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế các sản phẩm tinh bột đã tinh chế như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy, tuy chúng không chứa hàm lượng purin hay fructose lớn nhưng lại ít chất dinh dưỡng và có khả năng gây tăng nồng độ acid uric trong máu.
Bệnh nhân Gout nên ăn gì?
Tuy các bệnh nhân mắc Gout được khuyên nên thực hiện 1 chế độ ăn ít thực phẩm giàu purin, điều này có nghĩa số loại thực phẩm họ ăn được rất hạn chế, tuy nhiên vẫn có rất nhiều thực phẩm chứa hàm lượng purin thấp nhưng vẫn giàu dinh dưỡng, những thực phẩm này chứa hàm lượng purin dưới 100 mg/100 g thực phẩm.
Dưới đây là một số sản phẩm mà những bệnh nhân Gout có thể sử dụng được:
- Trái cây: đa số các loại trái cây nhìn chung đều tốt cho bệnh nhân mắc Gout, trong đó đặc biệt có cherry, loại quả này có khả năng ngăn ngừa các cơn gout cấp bằng việc làm giảm nồng độ acid uric trong máu và tình trạng viêm.
- Rau: các loại rau nói chung đều tốt, trong đó tốt nhất là các loại như: khoai tây, đậu Hà Lan, nấm, cà tím và các loại rau có màu xanh đậm.
- Các loại hạt như đậu lăng, đậu nành và các loại đậu khác, ngoài ra có cả chế phẩm đậu nành như đậu phụ, …
- Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt, lúa mạch, …
- Các sản phẩm sữa: các sản phẩm này đa số đều tốt cho sức khỏe bệnh nhân tuy nhiên sản phẩm có hàm lượng chất béo thấp có tác dụng tuyệt vời hơn cả.
- Trứng.
- Các loại đồ uống: cà phê, trà đen và trà xanh.
- Các loại thảo mộc và gia vị.
- Các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật như dầu hạt cải, dầu hạt lanh, dầu dừa, dầu ô liu, …
Những thực phẩm bạn có thể ăn ở mức vừa phải
Bên cạnh những thực phẩm như nội tạng động vật, các loại thịt động vật hoang dã hay các loại cá, hải sản kể trên, bạn vẫn có thể ăn một số thực phẩm có chất đạm ở mức vừa phải, tuy nhiên bạn nên giới hạn khoảng 115 - 170 g/tuần.
Những loại thực phẩm này có chứa hàm lượng purin trung bình, khoản từ 100 – 200mg/100g thực phẩm. Tuy nhiên, bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều vì chúng cũng có khả năng thúc đẩy các cơn gout cấp.
- Các loại thịt: thịt gà, thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, …
- Các loại cá khác: cá hồi (salmon) tươi hoặc đóng hộp đều chứa hàm lượng purin thấp hơn các loại cá khác.
Nguồn: Healthline
https://www.healthline.com/nutrition/best-diet-for-gout#TOC_TITLE_HDR_8
ANTAZ là sự kết hợp hoàn hảo của 3 thành phần: Vitacherry (chiết xuất anh đào Montmorency), Hy thiêm và Râu mèo
Vitacherry (nhập khẩu và xuất xứ từ Mỹ): sử dụng rộng rãi Mỹ để hạ acid uric và ngăn ngừa gout
Giảm sản xuất acid uric
Chống viêm mạnh từ Anthocyanins
Hỗ trợ giảm nguy cơ viêm đau khớp do gout
Râu mèo (chiết xuất tại Việt Nam): Viết trong sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam"
Trung hoà acid uric
Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric
Hy thiêm (chiết xuất tại Việt Nam): Viết trong sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam"
Giảm đau khớp, mạnh xương khớp
Giảm tổng hợp acid uric
3 cơ chế tác dụng của ANTAZ hỗ trợ giảm acid uric trong máu
Giảm tổng hợp acid uric
Tăng đào thảo acid uric
Chống viêm giảm đau mạnh
Sự khác biệt của Antaz là gì?
- Nền tảng khoa học từ nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ, Anh, Úc
- Kết hợp thành phần theo cơ chế tác dụng
- Chuẩn hoá từ nguyên liệu đầu vào, theo tiêu chuẩn quốc tế
Antaz chứa thành phần Vitacherry - chiết xuất anh đào số 1 tại Mỹ
Hàm lượng Anthocyanins type 1 và type 2 của Vitacherry cao hơn 15 lần.
Tổng hàm lượng Anthocyanins cao hơn 9 lần so với các thương hiệu anh đào khác.
Được các nhãn hàng hàng đầu của Mỹ lựa chọn.
####
ANTAZ thích hợp sử dụng với
- Người bị tăng acid uric trong máu. Nam giới trên 7,0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l), ở nữ trên 6,0mg/l (hay trên 360 micromol/l).
- Người mắc gout mạn tính, có các cơn gout tái phát.
- Người có cơn gout cấp, đau khớp và viêm khớp.
Hướng dẫn sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Antaz
- Khi bị cơn gout cấp: 4 viên/ngày, chia 2 lần.
- Khi acid uric máu tăng cao: 3 viên/ngày, chia 2 lần.
- Khi không có cơn gout cấp: 2 viên/ngày.
Liệu trình sử dụng Antaz
Nghiên cứu khoa học cho thấy anh đào giúp:
- 5-10 ngày: hỗ trợ giảm viêm đau khớp do gout
- 1 tháng: hỗ trợ giảm acid uric trong máu
- 4 tháng: hỗ trợ giảm nguy cơ viêm đau khớp do gout
####