Các thực phẩm nên ăn và nên tránh đối với người bệnh gout

Ngày: 28/10/2020 lúc 12:16PM

Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn giảm số lần bùng phát và hạn chế mức độ nghiêm trọng của các cơn gout cấp.

Nếu bạn mới bắt đầu ăn theo chế độ cho người bị gout thì hãy cùng tìm hiểu xem chúng ta nên ăn và nên tránh các loại thực phẩm nào qua bài viết này nhé!

 

 

Gout là bệnh viêm khớp gây rất nhiều đau đớn cho người bệnh. Gout xảy ra khi lượng acid uric trong máu cao khiến các tinh thể hình thành, tích tụ trong và xung quanh ổ khớp. 

 

 

Acid uric được tạo ra khi cơ thể phân hủy một chất hóa học gọi là purine. Sau đó, acid này sẽ được đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Chất purine có nguồn gốc nội sinh, tức là nó có sẵn trong cơ thể của bạn. Đồng thời, purine cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm mà phần sau bài viết sẽ cung cấp thông tin cho bạn.

Gout không thể chữa khỏi chỉ nhờ thay đổi chế độ ăn nhưng chế độ ăn kiêng có thể giúp làm giảm nồng độ acid uric trong máu của bạn. Do đó, việc áp dụng một chế độ ăn kiêng hợp lý có thể giúp bạn giảm bớt nguy cơ tái phát các cơn gout và làm chậm quá trình tiến triển của sự tổn thương khớp.

Tuy nhiên, khi gout đã ở giai đoạn nặng hơn thì những người bệnh đang thực hiện theo một chế độ ăn kiêng nói chung vẫn cần dùng thuốc để kiểm soát cơn đau và giảm nồng độ acid uric.

Mục tiêu của chế độ ăn dành cho người bệnh gout

Chế độ ăn kiêng dành cho người bệnh gout được thiết kế để giúp bạn:

  • Đạt được cân nặng hợp lý và có thói quen ăn uống lành mạnh
  • Tránh một số thực phẩm có nhân purine
  • Tiêu thụ một số thực phẩm có thể giúp kiểm soát nồng độ acid uric

Một nguyên tắc nhỏ nhưng rất quan trọng mà bạn cần nhớ đó là hãy chia khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa với lượng thích hợp nhé!

Chế độ ăn uống cụ thể

1. Những nguyên tắc chung của chế độ ăn kiêng cho người bệnh gout tuân theo các khuyến nghị sau:

  • Giảm cân: Thừa cân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gout còn giảm cân thì ngược lại. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc giảm số lượng calo nạp vào và giảm cân - ngay cả khi chế độ ăn không hạn chế purine - cũng làm giảm mức acid uric và giảm số lượng các cơn gout cấp. Thêm vào đó, giảm cân cũng làm giảm áp lực tổng thể lên các khớp.
  • Nạp Carbs phức tạp: Bạn cần ăn những loại thực phẩm cung cấp carbohydrate phức tạp như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên cám. Tránh thực phẩm và đồ uống có siro ngô vì chúng chứa hàm lượng fructose cao và hạn chế uống nước trái cây có đường.
  • Nước: Uống ít nhất 2l nước mỗi ngày để tăng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.

 

 

  • Loại bỏ chất béo xấu: Hãy cắt giảm chất béo bão hòa từ thịt đỏ, thịt gia cầm béo và các sản phẩm từ sữa giàu chất béo.
  • Sử dụng protein lành mạnh: Bạn cần nạp protein từ nguồn cung cấp protein lành mạnh như thịt nạc, thịt gia cầm, sữa ít béo và đậu lăng.

2. Từng loại thực phẩm nên được sử dụng như thế nào?

  • Nội tạng: Tránh các loại nội tạng như gan, thận do chúng có hàm lượng purine cao và góp phần làm tăng nồng độ acid uric trong máu.
  • Thịt đỏ: Hạn chế khẩu phần thịt bò, thịt cừu và thịt lợn.
  • Hải sản: Một số loại hải sản - chẳng hạn như cá cơm, động vật có vỏ, cá mòi và cá ngừ - có hàm lượng purine cao hơn các loại khác. Nhưng lợi ích sức khỏe tổng thể của việc ăn cá có thể lớn hơn nguy cơ đối với những người bị bệnh gout. Vì thế, khẩu phần cá với lượng vừa phải có thể là một phần trong chế độ ăn kiêng cho người bệnh gout.

 

 

  • Các loại rau có nhiều purine: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại rau chứa nhiều purine, chẳng hạn như măng tây và rau bina, không làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout hoặc các cơn gout tái phát.
  • Đồ uống có cồn: Bia và rượu chưng cất có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout và các cơn gout tái phát. Uống rượu vang ở lượng vừa phải không làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Bạn cần tránh sử dụng đồ uống có cồn trong các cơn gout cấp và hạn chế uống loại đồ uống này, đặc biệt là sử dụng bia giữa các cơn gout.
  • Thực phẩm và đồ uống có đường: Hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm chứa đường như ngũ cốc có đường, bánh mì và kẹo. Hạn chế tiêu thụ nước trái cây có đường.
  • Vitamin C: Vitamin C có thể giúp giảm nồng độ acid uric. Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về việc sử dụng thực phẩm bổ sung 500 mg vitamin C có phù hợp với chế độ ăn uống và thuốc bạn đang sử dụng không.
  • Anh đào: Có một số bằng chứng cho thấy ăn quả anh đào có liên quan đến việc giảm nguy cơ gặp các cơn gout cấp.
  • Cà phê: Một số nghiên cứu cho thấy rằng uống cà phê ở lượng vừa phải, đặc biệt là cà phê có chứa caffein thông thường, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Uống cà phê có thể không thích hợp nếu bạn mắc các bệnh lý khác thế nên hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về lượng cà phê phù hợp trước khi sử dụng nhé. 

 

 

Thực đơn tham khảo

Dưới đây là những gì bạn có thể ăn trong một ngày thông thường theo chế độ ăn kiêng cho người bệnh gout. Hãy cùng xem thử có món ăn gì phù hợp để bạn áp dụng theo không nhé!

Bữa sáng

  • Ngũ cốc nguyên cám, không đường với sữa tách béo hoặc ít béo
  • Dâu tây tươi (khoảng 145g)
  • Cà phê
  • Nước lọc

Bữa trưa

  • Lườn gà nướng (khoảng 55g) cuộn ngũ cốc nguyên cám với mù tạt
  • Salad gồm rau xanh trộn với 15g các loại hạt, giấm balsamic và sốt dầu ô liu
  • Sữa tách/ít béo hoặc nước lọc

Bữa nhẹ buổi chiều

  • Anh đào (khoảng 145g)
  • Nước lọc

Bữa tối

  • Cá hồi nướng (85 – 113g)
  • Đỗ xanh nướng hoặc hấp
  • 1 đĩa mì ống nguyên cám với dầu ô liu và tiêu
  • Nước lọc
  • Sữa chua ít béo
  • Dưa gang tươi (khoảng 160 gam)
  • Đồ uống không chứa caffein, ví dụ như trà thảo mộc

Thông tin đáng mừng cho người bệnh gout

Ở giai đoạn đầu của bệnh, việc thực hiện một chế độ ăn kiêng cho người bệnh gout có thể giúp bạn hạn chế sản xuất acid uric và tăng đào thải chất này ra khỏi cơ thể. Từ đó, chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn giảm số lần bùng phát và hạn chế mức độ nghiêm trọng của các cơn gout cấp. Tuy nhiên, khi gout đã ở giai đoạn nặng hơn thì những người bệnh đang thực hiện theo một chế độ ăn kiêng nói chung vẫn cần dùng thuốc để kiểm soát cơn đau và nồng độ acid uric.

À, bật mí thêm với bạn điều này! Khi bạn ăn theo một chế độ cho người bệnh gout, kết hợp với việc hạn chế lượng calo nạp vào và tập thể dục thường xuyên, thì sức khỏe tổng thể của bạn cũng được cải thiện rất nhiều nhờ việc đạt được và duy trì cân nặng hợp lý đó!

Nguồn: Mayo Clinic

Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới:

https://www.elsevier.com/solutions/clinicalkey

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/gout-diet/art-20048524

ANTAZ là sự kết hợp hoàn hảo của 3 thành phần: Vitacherry (chiết xuất anh đào Montmorency), Hy thiêm và Râu mèo

Vitacherry (nhập khẩu và xuất xứ từ Mỹ): sử dụng rộng rãi Mỹ để hạ acid uric và ngăn ngừa gout

  • Giảm sản xuất acid uric

  • Chống viêm mạnh từ Anthocyanins

  • Hỗ trợ giảm nguy cơ viêm đau khớp do gout

Râu mèo (chiết xuất tại Việt Nam): Viết trong sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam"

  • Trung hoà acid uric

  • Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

Hy thiêm (chiết xuất tại Việt Nam): Viết trong sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam"

  • Giảm đau khớp, mạnh xương khớp

  • Giảm tổng hợp acid uric

3 cơ chế tác dụng của ANTAZ hỗ trợ giảm acid uric trong máu

  • Giảm tổng hợp acid uric

  • Tăng đào thảo acid uric

  • Chống viêm giảm đau mạnh

 

 Sự khác biệt của Antaz là gì? 

  • Nền tảng khoa học từ nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ, Anh, Úc
  • Kết hợp thành phần theo cơ chế tác dụng
  • Chuẩn hoá từ nguyên liệu đầu vào, theo tiêu chuẩn quốc tế 

Antaz chứa thành phần Vitacherry - chiết xuất anh đào số 1 tại Mỹ

  • Hàm lượng Anthocyanins type 1 và type 2 của Vitacherry cao hơn 15 lần. 

  • Tổng hàm lượng Anthocyanins cao hơn 9 lần so với các thương hiệu anh đào khác.

  • Được các nhãn hàng hàng đầu của Mỹ lựa chọn.

 

####

ANTAZ thích hợp sử dụng với

  • Người bị tăng acid uric trong máu. Nam giới trên 7,0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l), ở nữ trên 6,0mg/l (hay trên 360 micromol/l).
  • Người mắc gout mạn tính, có các cơn gout tái phát.
  • Người có cơn gout cấp, đau khớp và viêm khớp.

Hướng dẫn sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Antaz

  • Khi bị cơn gout cấp: 4 viên/ngày, chia 2 lần. 
  • Khi acid uric máu tăng cao: 3 viên/ngày, chia 2 lần.
  • Khi không có cơn gout cấp: 2 viên/ngày. 

Liệu trình sử dụng Antaz

Nghiên cứu khoa học cho thấy anh đào giúp:

  • 5-10 ngày: hỗ trợ giảm viêm đau khớp do gout
  • 1 tháng: hỗ trợ giảm acid uric trong máu
  • 4 tháng: hỗ trợ giảm nguy cơ viêm đau khớp do gout

 

####

Thu Mai
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn