Các loại thực phẩm giàu purin - nguyên nhân gây tăng acid uric - mà bạn cần biết

Ngày: 05/06/2021 lúc 22:59PM

Một chế độ ăn giàu purin  là yếu tố nguy cơ mắc bệnh gout. Vì vậy, việc hiểu và nắm rõ được hàm lượng purin trong thức ăn sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh.

thuc pham giau purin

Purin là một trong những hợp chất hóa học phổ biến. Có 2 loại purin là purin nội sinh và ngoại sinh. Purin ngoại sinh được cơ thể hấp thụ thông qua thực phẩm mà bạn ăn vào. Ngược lại, purin nội sinh được cơ thể trực tiếp tạo ra. 

Chức năng của purin có liên quan mật thiết với acid uric. Lượng purin trong cơ thể chuyển hóa sẽ tạo ra acid uric. Ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin có thể gây ra sự tích tụ acid uric trong cơ thể. Nếu acid uric tồn tại trong cơ thể quá lâu, nó sẽ kết tinh và gây ra một số nguy cơ cho sức khỏe. Do đó, bạn phải biết kiểm soát lượng purin mà bạn sử dụng.

Tại sao bạn nên ăn ít purin

Hệ tiêu hóa của bạn có vai trò giúp chuyển hóa và đào thải purin. Tuy nhiên, nếu lượng purin quá cao, hệ tiêu hóa của bạn không xử lý hết được dẫn tới bạn có thể bị dư thừa acid uric trong cơ thể. Một số vấn đề về sức khỏe có thể xảy ra như:

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Ăn quá nhiều purin dẫn tới tăng acid uric trong máu. Khi nồng độ acid uric trong cơ thể tăng cao sẽ dẫn tới việc tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường.

Sỏi thận

Khi lượng purin trong cơ thể bạn quá cao sẽ khiến cho lượng acid uric cũng tăng lên cao, kết tinh và cứng lại ở thận, dẫn tới sỏi thận. Các trường hợp nghiêm trọng của sỏi thận có thể gây đau đớn và thậm chí cần có các can thiệp về phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn.

Viêm khớp và bệnh gout

Bệnh gút là một loại viêm khớp cụ thể gây ra bởi sự lắng đọng của các tinh thể axit uric trong khớp, thường xung quanh khuỷu tay, đầu gối hoặc bàn tay. Viêm gút có thể gây khó chịu nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người mắc bệnh.

Thực phẩm chứa nhiều purine

Purines rất phổ biến trong nhiều loại sản phẩm từ tự nhiên. Vì vậy khi ăn quá nhiều các thực phẩm giàu purin, lượng purin trong cơ thể bạn sẽ gia tăng rất cao. Nếu bạn hay tăng axit uric trong máu hoặc bất kỳ nguy cơ sức khỏe liên quan nào, bạn có thể cân nhắc việc điều chỉnh lượng purin của mình hoặc tìm kiếm các lựa chọn thực phẩm thay thế. Dưới đây là 4 loại thực phẩm có hàm lượng purin cao mà bạn nên tránh:

Các loại thịt đỏ

Mặc dù là một nguồn dinh dưỡng tốt, nhưng thịt nội tạng có hàm lượng purin cao đáng chú ý và nên tránh đối với những người đang bị gout.

Rượu 

Các loại rượu khác nhau có hàm lượng purin khác nhau. Nhiều người bị bệnh gút tìm đến đồ uống có cồn ít purin như rượu mạnh. Bia đặc biệt có hàm lượng purin cao và được phát hiện là có thể làm tăng nồng độ axit uric khi uống thường xuyên. 

Hải sản

Cá mòi và cá cơm có một số hàm lượng purin cao nhất trong số các loại cá khác nhau. Vì vậy bạn nên tránh các loại hải sản này.

thuc pham giau purin nen tranh

Đồ uống có đường

Nhiều nghiên cứu đã xác định mối liên hệ giữa tăng axit uric máu, bệnh gút và việc tiêu thụ quá nhiều đường. Đặc biệt, Purines được tìm thấy trong siro ngô có hàm lượng fructose cao có liên quan đến việc gia tăng lắng đọng tinh thể acid uric và các triệu chứng liên quan của chúng.

Các lựa chọn thay thế ít Purine

Nếu bạn đang bị bệnh gút hoặc các biến chứng sức khỏe liên quan, bạn hãy thử thiết lập cho mình một chế độ ăn ít purin. Một số loại thực phẩm bạn nên sử dụng:

  • Trứng

  • Các loại hạt và các loại đậu

  • Bất kỳ loại trái cây nào

  • Các loại ngũ cốc

  • Rau (trừ măng tây, súp lơ, rau bina, nấm và đậu xanh)

  • Các sản phẩm từ sữa ít béo

  • Cua, cá hồi và cá trích

Bạn có thể cân nhắc việc thường xuyên ăn các loại trái cây đặc biệt tốt như cam và anh đào. Chúng được cho là có tác dụng giảm viêm do axit uric.

Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23023818/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24553148/

https://analyticalsciencejournals.onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/bmc.1197

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26082349/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4961276/

Nguyễn Thanh Vân
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn