Bông cải xanh có thực sự tốt cho bệnh gout?

Ngày: 30/10/2020 lúc 11:30AM

Bông cải xanh (hay còn gọi là súp lơ xanh) là một trong những loại rau xanh được rất nhiều người yêu thích không chỉ bởi vị ngon của nó, mà còn bởi nhiều lợi ích tuyệt vời - nhất là với người mắc bệnh gout. Cùng tìm hiểu xem đó là những lợi ích gì nhé!

Gout là một dạng viêm khớp gây đau đớn. Tuy nhiên, chúng ta có thể kiểm soát nó bằng cách theo dõi chế độ ăn của mình.

Mục tiêu thiết kế chế độ ăn cho bệnh gout bao gồm tránh thực phẩm có nhiều acid uric vì ăn những thực phẩm này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Vậy chế độ ăn như thế nào là hợp lý cho người bệnh gout? Thật may mắn, rất nhiều thực phẩm lành mạnh và ngon miệng mà có hàm lượng purin thấp. Bông cải xanh là một trong số đó. Và đây cũng chính là lý do tại sao bông cải xanh là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho những người bị bệnh gout.

Tại sao bông cải xanh tốt cho bệnh gout?

Bông cải xanh có rất nhiều tác dụng khi phòng ngừa bệnh gout mà chúng ta không thể không kể đến. Đó chính là:

  • Ít nhân purin. Purin là tiền chất của acid uric. Đây là một trong những tác nhân hàng đầu gây ra bệnh gout. Một nghiên cứu năm 2014 về lượng purin trong thực phẩm đã chỉ ra rằng bông cải xanh có khoảng 70mg purin trên 100g cân nặng - thuộc nhóm ít purin. trong khi đó thực phẩm khác có lượng purin rất cao với hơn 300 mg/100g cân nặng. Điều này có nghĩa là bông cải xanh là một lựa chọn tốt cho những người bị bệnh gout (và cho hầu hết những người đang cố gắng ăn một chế độ ăn uống lành mạnh).
  • Chứa nhiều vitamin C: Theo Tổ chức viêm khớp thì ăn thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp giảm đáng kể các cơn gout vì Vitamin C giúp giảm nồng độ acid uric trong cơ thể.
  • Hoạt động chống oxy hóa cao. Bông cải xanh chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa (chống viêm). Theo một kết quả nghiên cứu năm 2015, một chế độ ăn uống lành mạnh có chứa bông cải xanh có thể giúp chống lại nhiều bệnh mãn tính trong đó bao gồm cả bệnh gout.

Thức ăn ảnh hưởng thế nào đến bệnh gout?

Bệnh gout là kết quả của tình trạng tăng acid uric máu. Khi bạn có quá nhiều acid uric trong cơ thể thì lượng acid uric dư thừa bắt đầu tích tụ trong khớp, mô và dịch cơ thể của bạn. Kết quả là, nó sẽ phát triển thành các triệu chứng bệnh gout.

Trong cơ thể, nhân purin từ thực phẩm được phân hủy thành acid uric. Vì vậy mặc dù chế độ ăn uống của bạn không phải là yếu tố duy nhất làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, nhưng đó là yếu tố bạn có thể dễ dàng thay đổi.

Các yếu tố nguy cơ khác của bệnh gout bao gồm:

  • Nam giới
  • Béo phì
  • Mắc các bệnh mãn tính chẳng hạn như huyết áp cao, tiểu đường, chức năng thận kém hoặc suy tim sung huyết.
  • Dùng thuốc làm tăng purin, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu làm giảm lượng nước trong cơ thể.

Vì vậy việc ngăn ngừa các cơn gout trong tương lai thường đòi hỏi sự kết hợp của thay đổi lối sống và đôi khi phải dùng thuốc. Nếu bạn không chắc nên bắt đầu từ đâu thì việc cần thiết bây giờ là thay đổi chế độ ăn uống và nói chuyện với bác sĩ về tình trạng của mình.

Thực phẩn thân hiện với bệnh gout

Thực phẩm ít purin

Hầu hết các thực phẩm lành mạnh cũng đều thân thiện với bệnh gout. Trong đó  chúng ta không thể không kể đến một số lựa chọn tốt nhất có tác dụng làm giảm nguy cơ bệnh gout như:

  • Anh đào, chứa các sắc tố đặc biệt gọi là anthocyanins có thể giúp chống lại bệnh gout
  • Cà phê
  • Thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như bưởi, cam, dứa và dâu tây
  • Các sản phẩm từ sữa ít béo, chẳng hạn như sữa và sữa chua, có thể thúc đẩy bài tiết acid uric
  • Rau và các loại đậu, chẳng hạn như đậu Hà Lan, đậu lăng và đậu phụ

Ngoài việc ăn các thực phẩm tốt cho bệnh gout, uống nhiều nước cũng có thể giúp bạn chống lại bệnh gout. Mỗi ngày bạn nên uống từ 8 đến 13 cốc nước sẽ giúp thải acid uric ra ngoài cơ thể.

Thực phẩm có lượng purin vừa phải

Một số thực phẩm có hàm lượng purin vừa phải là những thực phẩm bạn không nên ăn quá nhiều, nhưng bạn vẫn có thể ăn một hoặc hai lần một ngày ví dụ như:

Măng tây

Súp lơ trắng

Thịt ăn trưa

Nấm

Cháo bột yến mạch

Rau bina

Chế độ ăn ít natri, nhiều rau, trái cây và ngũ cốc

Các bác sĩ đã phát hiện ra rằng chế độ ăn ít natri với nhiều trái cây, rau, quả hạch, sữa ít béo và ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh gout.

Một nghiên cứu năm 2017 đã so sánh chế độ ăn kiêng Dietary Approaches to Hypertension(DASH) với chế độ ăn uống phương Tây truyền thống có chứa rượu và thịt đỏ hoặc thịt chế biến. Kết quả cho thấy những người tuân theo chế độ ăn kiêng DASH có nguy cơ mắc bệnh gout thấp hơn.

Thực phẩm nên tránh nếu bạn bị bệnh gout

Điều đầu tiên: Bạn không nhất thiết phải tránh hoàn toàn các loại thực phẩm có nhiều purin, nhưng việc hạn chế chúng trong chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh gout.

Một nghiên cứu năm 2014 về con người và chế độ ăn uống cho thấy những người có lượng purin cao nhất trong chế độ ăn uống của họ sẽ có nhiều cơn gout hơn. Còn những người có cuộc sống vật chất thấp hơn lại có ít những cơn gout.

Thực phẩm giàu purin

Có rất nhiều loại thực phẩm giàu nhân purin, điển hình như:

  • Đồ uống có cồn, đặc biệt là bia
  • Thịt nội tạng như gan
  • Thịt đỏ như thịt bò và thịt nai
  • Hải san như tôm hoặc sò điệp
  • Động vật có vỏ như hàu hoặc trai
  • Nước ngọt có đường và nước hoa quả

Tuy nhiên dự trữ những thực phẩm cho những dịp đặc biệt có thể hữu ích.

Những điều quan trọng

Chế độ ăn uống là yếu tố trong lối sống mà bạn có thể điều chỉnh khi bị bệnh gout. Vì vậy cách tốt nhất là bạn nên tránh thực phẩm chứa nhiều purin cũng như thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, ít natri bao gồm các loại rau như bông cải xanh.

Nếu bạn gặp phải các cơn gout lặp lại, hãy nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn điều trị khác có thể hữu ích.

Nguồn: Healthline

Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới:

https://www.healthline.com/nutrition/best-diet-for-gout

https://www.healthline.com/health/broccoli-and-gout

https://www.jstage.jst.go.jp/article/bpb/37/5/37_b13-00967/_pdf

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4391535/

https://www.bmj.com/content/357/bmj.j1794

ANTAZ là sự kết hợp hoàn hảo của 3 thành phần: Vitacherry (chiết xuất anh đào Montmorency), Hy thiêm và Râu mèo

Vitacherry (nhập khẩu và xuất xứ từ Mỹ): sử dụng rộng rãi Mỹ để hạ acid uric và ngăn ngừa gout

  • Giảm sản xuất acid uric

  • Chống viêm mạnh từ Anthocyanins

  • Hỗ trợ giảm nguy cơ viêm đau khớp do gout

Râu mèo (chiết xuất tại Việt Nam): Viết trong sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam"

  • Trung hoà acid uric

  • Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

Hy thiêm (chiết xuất tại Việt Nam): Viết trong sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam"

  • Giảm đau khớp, mạnh xương khớp

  • Giảm tổng hợp acid uric

3 cơ chế tác dụng của ANTAZ hỗ trợ giảm acid uric trong máu

  • Giảm tổng hợp acid uric

  • Tăng đào thảo acid uric

  • Chống viêm giảm đau mạnh

 

 Sự khác biệt của Antaz là gì? 

  • Nền tảng khoa học từ nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ, Anh, Úc
  • Kết hợp thành phần theo cơ chế tác dụng
  • Chuẩn hoá từ nguyên liệu đầu vào, theo tiêu chuẩn quốc tế 

Antaz chứa thành phần Vitacherry - chiết xuất anh đào số 1 tại Mỹ

  • Hàm lượng Anthocyanins type 1 và type 2 của Vitacherry cao hơn 15 lần. 

  • Tổng hàm lượng Anthocyanins cao hơn 9 lần so với các thương hiệu anh đào khác.

  • Được các nhãn hàng hàng đầu của Mỹ lựa chọn.

 

####

ANTAZ thích hợp sử dụng với

  • Người bị tăng acid uric trong máu. Nam giới trên 7,0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l), ở nữ trên 6,0mg/l (hay trên 360 micromol/l).
  • Người mắc gout mạn tính, có các cơn gout tái phát.
  • Người có cơn gout cấp, đau khớp và viêm khớp.

Hướng dẫn sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Antaz

  • Khi bị cơn gout cấp: 4 viên/ngày, chia 2 lần. 
  • Khi acid uric máu tăng cao: 3 viên/ngày, chia 2 lần.
  • Khi không có cơn gout cấp: 2 viên/ngày. 

Liệu trình sử dụng Antaz

Nghiên cứu khoa học cho thấy anh đào giúp:

  • 5-10 ngày: hỗ trợ giảm viêm đau khớp do gout
  • 1 tháng: hỗ trợ giảm acid uric trong máu
  • 4 tháng: hỗ trợ giảm nguy cơ viêm đau khớp do gout

 

####

Nguyễn Lê Diệu Linh
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn