Protein có ảnh hưởng gì tới bệnh tiểu đường
Ngày: 14/12/2020 lúc 09:22AM
Protein là một trong ba năng lượng chính cùng với carbohydrate và chất béo cung cấp các chất dinh dưỡng đa lượng cho cơ thể. Nó giúp cơ thể phát triển mô mới, đồng thời tái tạo lại cơ bắp và sửa chữa những tổn thương của cơ thể. Bên cạnh đó, protein còn có những ảnh hưởng và liên quan tới người bệnh tiểu đường.
1. Protein và đường huyết
Ngoài việc giúp cơ thể phát triển, protein còn được cơ thể phân hủy thành glucose và được sử dụng để tạo ra năng lượng (quá trình này được gọi là gluconeogenesis).
Sẽ dễ nhận thấy protein được cơ thể phân hủy thành glucose hơn nếu bạn dùng bữa với ít carbohydrate.
Protein bị phân hủy thành glucose kém hiệu quả hơn so với carbohydrate và do đó, bất kỳ tác động nào của protein lên mức đường huyết đều có xu hướng xảy ra trong khoảng thời gian từ vài giờ sau khi ăn.
Những người mắc bệnh đái tháo đường typ 1, hoặc bệnh đái tháo đường typ 2 khi điều trị bằng insulin, cần lưu ý đến ảnh hưởng của protein nếu như một bữa ăn chủ yếu là protein. Tốt nhất bạn nên tìm hiểu mức độ đường của bạn phản ứng như thế nào với các bữa ăn. Làm như vậy để có thể đánh giá nhu cầu insulin phù hợp.
2. Cơ thể chúng ta tiêu thụ bao nhiêu protein là hợp lý
UK Food Standards Agency (cơ quan giám sát thực phẩm của Anh) có thang điểm cho lượng protein được khuyến nghị, thay đổi theo độ tuổi. Cụ thể như sau:
1 đến 3 tuổi: 15g
4 đến 6 tuổi: 20g
7 đến 10 tuổi: 28g
11 đến 14 tuổi: 42g
15 đến 18 tuổi: 55g
19 đến 50 tuổi: 55g
Trên 50 tuổi: 53g
Một số chế độ ăn kiêng, chẳng hạn như chế độ ăn kiêng Zone, ủng hộ việc ăn một lượng protein tương ứng với khối lượng nạc trong cơ thể của bạn (trọng lượng cơ thể trừ đi lượng mỡ cơ thể).
3. Protein có thể gây hại cho bạn
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra có mối tương quan giữa việc ăn nhiều thịt đỏ với sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2 và các bệnh ung thư (bao gồm ung thư phổi, ung thư gan và đặc biệt là ung thư ruột).
Các nghiên cứu cho thấy rằng nếu mọi người tiêu thụ thịt đỏ đã qua chế biến thì nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường cao hơn đáng kể.
Việc dư thừa protein trong chế độ ăn uống, đặc biệt là khi kết hợp với rượu , có thể dẫn đến các vấn đề như bệnh gout.
Mặc dù thịt đỏ có liên quan đến các vấn đề sức khỏe, nhưng việc gia tăng nguy cơ không quá lớn để khuyên mọi người nên tránh hoàn toàn.
Tuy nhiên, bạn nên mua thịt đỏ tươi, chất lượng tốt hơn là thịt đã qua chế biến.
4. Protein và những tổn thương thận
Tổn thương thận (bệnh thận do tiểu đường) là một biến chứng có thể ảnh hưởng đến 40% người mắc bệnh tiểu đường. Tổn thương thận trong bệnh tiểu đường có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm ceton - sự hiện diện của protein trong nước tiểu của bệnh nhân.
Đái tháo đường thường gây ra hội chứng thận hư. Đặc trưng chủ yếu của bệnh lý này chủ yếu là xơ hóa cầu thận lan tỏa, xơ hóa cầu thận dạng nốt. Kiểm soát đường huyết và chống tăng huyết áp sẽ ngăn chặn sự tiến triển tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường.
Những người mắc bệnh tiểu đường đã hoặc có nguy cơ bị tổn thương thận có thể được khuyên nên giảm tiêu thụ protein.
5. Thực phẩm chứa protein nào tốt nhất để ăn
Các loại thực phẩm nhiều dầu và thịt nạc, chẳng hạn như thịt gà không da và gà tây, thường được khuyến khích cho chế độ ăn kiêng của bệnh nhân tiểu đường.
Như đã nói ở trên, với thịt đỏ, tốt nhất bạn nên tìm những miếng thịt tươi và chưa qua chế biến nếu có thể. Một nguồn protein tốt khác là protein thực vật có trong đậu và các loại đậu khác. Các loại hạt là một nguồn protein tốt khác.
Nguồn: Nutrition
Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới:
https://www.diabetes.co.uk/nutrition/protein-and-diabetes.html