Những mẹo nhỏ hỗ trợ hạ đường huyết

Ngày: 06/11/2020 lúc 14:38PM

Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu xem hạ đường huyết là gì? Dấu hiêu, triệu chứng cũng như cách khắc phục tình trạng hạ đường huyết. Ngoài ra, bài viết cũng gợi ý cho mọi người một số phương pháp hiệu quả và những thực phẩm bổ dưỡng giúp cải thiện tình trạng này.

Hạ đường huyết là tình trạng mỗi người đều có thể gặp phải vài lần trong đời. Tuy nhiên, nếu như tình trạng này kéo dài, nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng, như đái tháo đường hay thậm chí là viêm khớp. Vậy, chính xác thì hạ đường huyết là gì và làm cách nào để chúng ta có thể ngăn chặn tình trạng này xảy ra? Chúng ta nên tiếp cận vấn đề này một cách hệ thống và điều trị hạ đường huyết bằng cách cải thiện những sự mất cân bằng trong cơ thể từ đó duy trì nồng độ đường trong máu ổn định và có một sức khoẻ tốt.

hạđường huyết là gì

Hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết là tình trạng xảy ra khi lượng đường (hay cụ thể là đường glucose) trong máu giảm xuống mức thấp hơn bình thường. Đường glucose là nguồn năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể, khi lượng đường glucose thấp sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể không thể thực hiện các chức năng một cách tối ưu và có thể gây ra rất nhiều triệu chứng, bao gồm hoa mắt, ngất, chứng đờ đẫn (hội chứng sương mù não bộ- brain fog), nhược cơ (muscle weakness).

Khi chúng ta ăn thức ăn chứa lượng đường cao như đồ ngọt, bánh mỳ, mỳ Ý, và một số loại hoa quả, đường glucose được hấp thu vào máu và phân bố tới các phần khác nhau của cơ thể, bao gồm tim và não, để cung cấp năng lượng cho các cơ quan đó. Sau đó, tuỵ sẽ tiết ra một hormon được gọi là insulin để giúp chuyển hoá đường glucose trong cơ thể. Insulin giúp cho các tế bào hấp thu glucose đồng thời kích thích gan dự trữ và chuyển hoá khi lượng đường tiêu thụ vượt quá mức cần thiết cho cơ thể.

Thông thường, khi lượng đường trong máu thấp, một hormon có tên là glucagon sẽ phát tín hiệu tới gan để giải phóng đường dự trữ và duy trì lượng đường ổn định trong máu. Nhưng khi bất kỳ bước nào trong quá trình này bị dừng lại hoặc gián đoạn, lượng đường trong máu sẽ không được cân bằng, và các triệu chứng hạ đường huyết bắt đầu xuất hiện.

Hạ đường huyết được chia thành 2 loại điển hình: phản ứng (reactive) và không phản ứng (non-reactive).

Các triệu chứng của hạ đường huyết phản ứng thường gây ra bởi sự sản xuất insulin quá mức, điều này có thể là hậu quả của việc tiêu thụ thức ăn hoặc đồ uống có chứa nhiều đường. Do đó, cơ thể buộc phải tăng tốc sản xuất insulin để tiêu thụ tất cả lượng đường đó. Triệu chứng có thể xảy ra khoảng vài giờ sau khi ăn.

Hạ đường huyết không phản ứng: không phụ thuộc vào bữa ăn. Thay vào đó, nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như tiền sử gia đình, và các bệnh lý mắc kèm khác. Nếu bạn có bất kỳ rối loạn nào ảnh hưởng đến gan, thận, và thậm chí là tim, cơ thể của bạn có thể không đủ khả năng chuyển hoá đường một cách chính xác, do đó gây ra hạ đường huyết.

Các dấu hiệu và triệu chứng hạ đường huyết

Các nguyên nhân và triệu chứng của hạ đường huyết rất đa dạng và phụ thuộc vào mỗi cá thể. Tuy nhiên, một điều mà phần lớn bệnh nhân gặp phải là những triệu chứng hạ đường huyết ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Các triệu chứng phổ biến thường gặp là:

hạđường huyết là gì

  • Đói:
    Dạ dày của bạn có sôi sục suốt cả ngày? Thông thường, đây là dấu hiệu cho thấy đường máu của bạn đang hạ thấp và cơ thể của bạn rất cần thức ăn.
  • Hội chứng sương mù não bộ:
    Nếu bạn rất dễ mất tập trung khi làm việc, hạ đường huyết cũng có thể là một nguyên nhân. Các bệnh nhân thường được miêu tả với triệu chứng lúng túng và cảm thấy tinh thần chậm chạp.
  • Mệt mỏi (Fatigue):
    Đây là triệu chứng thường xuyên xảy ra. Mệt mỏi, choáng váng, gặp vấn đề về giấc ngủ và thậm chí đau người suốt cả ngày có thể gợi ý là bạn đang bị hạ đường huyết.
  • Tậm trạng lâng lâng:
    Nếu bạn liên tục có những cảm xúc lên và xuống suốt cả ngày, hoặc thậm chí đau đầu vì trạng thái lâng lâng, điều này có thể cho thấy sự mất cân bằng lượng đường trong máu.
  • Chóng mặt hoặc đầu óc quay cuồng:
    Bạn đã bao giờ cảm thấy chóng mặt khi đi bộ quanh trường hoặc nơi làm việc hoặc ngất xỉu? Hạ đường huyết cũng có thể gây ra những triệu chứng này.

    hạđường huyết là gì

  • Lo lắng:
    Bạn có cảm thấy hồi hộp suốt cả ngày? Tất cả chúng ta đều có những áp lực trong cuộc sống nhưng nếu bạn liên tục cảm thấy lo lắng, và bất an cả ngày, rất có thể bạn đang bị thiếu đường trong máu. Hạ đường huyết cũng có thể gây ra do việc bỏ bữa, khiến cho đường trong máu thay đổi trong
    ngày. Việc uống nhiều rượu cũng có thể gây hạ đường huyết. Ngay sau khi uống rượu, đường máu có thể tăng nhanh nhưng vài giờ sau lượng đường trong cơ thể bạn sẽ đột ngột giảm rất nhanh.

Những ai có nguy cơ bị hạ đường huyết?

Ai trong chúng ta cũng có khả năng bị hạ đường huyết. Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể xuất hiện những triệu chứng hạ đường huyết, đặc biệt là người có chế độ ăn có chứa nhiều đường. Cần phải nhớ rằng, cũng giống như tiểu đường, hạ đường huyết cũng có thể di truyền trong gia đình, vậy nên, tiền sử gia đình về hạ đường huyết có thể giúp bạn dự đoán trước về tình trạng kháng insulin cũng như hạ đường huyết.

Điều trị can thiệp cho hạ đường huyết

Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng 15-20 gam đường (hay đường glucose) sau đó giám sát lượng đường trong máu sau 15 phút. Nếu lượng đường trong máu vẫn thấp dưới 70mg/dL thì lặp lại liều này cho đến khi đường máu ổn định. Một khi lượng đường trong máu đạt mức bình thường, ăn thêm các bữa phụ để đảm bảo không bị hạ đường huyết trở lại.

Một số biện pháp tích hợp giúp hạ đường huyết

Ngoài những phương pháp điều trị tập trung vào điều trị triệu chứng của hạ đường huyết, một hướng điều trị khác là tăng cường phòng chống hạ đường huyết xảy ra. Một vài biện pháp hiệu quả mà bạn có thể làm để giữ cơ thể khoẻ mạnh và tránh hoặc giảm tình trạng hạ đường huyết:

Đảm bảo rằng bạn luôn ăn đủ thức ăn có chứa protein và chất xơ và ít đường.

hạđường huyết là gì

Kết hợp các nguồn protein ít mỡ (lean protein) trong mỗi bữa ăn như cá, trứng, đậu phụ, thực phẩm từ đậu nành (tempeh); thịt hay đồ chay thay thế được thêm vào thực đơn cũng mang lại những lợi ích nhất định. Thay thế các loại bơ động vật hoặc bơ thực vật bằng dầu dừa, dầu ô liu hoặc dầu từ hạt bơ để bổ sung thêm những chất béo có lợi cho cơ thể và để giữ đường máu ổn định trong thời gian dài.

Chia các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ và bổ sung thêm các bữa phụ. Ăn thêm các loại hạt hoặc hỗn hợp hạt và hoa quả sấy (trail mix) (trừ các loại kẹo nhân sô cô la – M&Ms) vì chúng cung cấp lượng đạm vừa đủ và đồng thời mang lại cảm giác no.

Giảm lượng đồ uống có đường và đồ ngọt vì nó sẽ làm tăng tình trạng kháng insulin.

Ăn đủ các loại tinh bột tốt.

Cắt giảm hoàn toàn tinh bột nào là không tốt. Các loại tinh bột tốt có chứa trong gạo nâu, các loại hạt họ đậu (legumes), khoai lang. Thay thế các loại tinh bột mịn có trong kem, bánh quy bằng những lựa chọn khác để giữ cho lượng đường trong máu ổn định cả ngày.

Đảm bảo cơ thể bạn được tiếp nhiên liệu từ những loại tinh bột tốt để khi đi dạo hoặc tập thể dục, cơ thể bạn vẫn có đủ lượng đường dự trữ và bạn không bị chóng mặt hay lâng lâng.

Tránh các loại thức ăn nhanh hoặc đồ chiên rán, thức uống có lượng đường cao, các loại cồn có đường, thực phẩm chế biến sẵn vì tất cả những thứ đó có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Thực phẩm tự nhiên cho cơ thể

Dưới đây là một số thực phẩm có thể giúp tăng lượng đường trong máu và giữ nồng độ insulin ổn định.

  • Crôm: là nguyên tố hoạt động cùng với insulin để giúp giảm tình trạng kháng insulin và quá trình tiêu thụ glucose được hiệu quả. Nó được biết đến với tác dụng chống viêm và chống hạ đường huyết. Bất kỳ dạng crôm nào như chromium picolinate hay GTF crôm đều sẽ cung cấp cho cơ thể bạn đủ lượng crôm mà bạn cần. Tuy nhiên, nên uống các chế phẩm này sau bữa ăn.

  • Tảo xoắn: Tảo xoắn (tảo spirulina) rất tốt cho việc giảm sự thèm đường và giúp cân bằng lượng đường trong máu. Dạng viên nén hoặc bột đều có hiệu quả chống hạ đường huyết, tuy nhiên có thể trộn spirulina vào sinh tố buổi sáng với chuối, dâu tây, bột protein, và dầu dừa để thiết lập lượng đường huyết ổn định khi cho một ngày mới.

  • Protein trong các sản phẩm từ sữa động vật: các protein từ sữa động vật cung cấp các acid amin thiết yếu cho cơ thể như glutamin – loại acid amin giúp ổn định lượng đường dự trữ trong cơ thể. Điều này giúp ngăn chặn tình trạng đường máu quá cao hoặc thấp. Nếu bạn không dung nạp các loại protein từ động vật, bạn có thể thử các loại protein từ gạo hoặc protein từ cây gai dầu (hemp protein).
     

    hạđường huyết là gì

  • Omega 3S: các chất béo tốt như omega-3s giúp cơ thể dự trữ dinh dưỡng hiệu quả hơn nhiều, do đó bạn sẽ không gặp phải những cơn sóng tăng giảm lượng đường trong máu. Acid béo omega-3s có trong dầu cá, cũng làm giảm viêm – một trong những nguyên nhân gây hạ đường huyết và đường máu thấp.

  • Rễ bồ công anh: rễ bồ công anh có tác dụng tuyệt vời trong việc duy trì lượng đường trong máu và hỗ trợ tuyến tuỵ. Thử dùng trà bồ công anh một vài lần trong ngày hoặc thêm chúng vào các loại sinh tố ưa thích.

  • Cây kế sữa: cây kế sữa cũng hỗ trợ rất tốt cho gan và tuỵ trong việc duy trì lượng đường trong máu. Liều tiêu chuẩn được khuyên dùng là 200 mg.

Nguồn tham khảo: iHerb blog.

 

BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn