12 cách giúp hạ đường huyết an toàn và hiệu quả tại nhà

Ngày: 14/12/2020 lúc 16:35PM

Kiểm soát lượng đường trong máu là chìa khóa để tránh các biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường. Có nhiều cách khác nhau giúp giảm lượng đường trong máu một cách hiệu quả và an toàn. 

Lượng đường trong máu là mối quan tâm hàng đầu đối với những người mắc bệnh đái tháo đường. Đường huyết cao, hay còn gọi là tăng đường huyết, là khi lượng đường trong máu cao hơn 180mg/dL.

Lượng đường trong máu cao rất nguy hiểm nếu không được kiếm soát kịp thời, gây một loạt các hậu quả ngay trước mắt và về lâu dài.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ nhiều cách khác nhau giúp giảm lượng đường trong máu một cách hiệu quả và an toàn. Đó có thể là thay đổi lối sống, mẹo ăn kiêng hoặc có thể là các biện pháp tự nhiên. 

kiểm-tra-đường-huyết

 

Tại sao kiểm soát đường huyết lại quan trọng đến vậy?

Giữ lượng đường trong máu ở mức mục tiêu giúp bệnh nhân đái tháo đường tránh được những biến chứng nghiêm trọng của bệnh. Đường huyết cao gây nhiều tác động xấu đột ngột xảy ra như gây toan máu, hoặc xảy ra dần dần theo thời gian. 

Nếu để lượng đường huyết ở mức không bình thường dần dần sẽ gây tổn thương mạch máu lớn nhỏ ở các cơ quan và hệ thống, dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như:

  • Giảm thị lực và mù lòa

  • Loét, nhiễm trùng và cắt cụt bàn chân

  • Suy giảm chức năng thận

  • Đau tim, đột quỵ

  • Bệnh mạch máu ngoại biên, làm giảm lưu lượng máu

  • Tổn thương hệ thống thần kinh, dẫn đến đau và yếu hơn

Bằng cách giữ lượng đường trong máu dưới 100 mg/dL trước ăn và dưới 180 mg/dL sau ăn, những người mắc bệnh đái tháo đường có thể giảm đáng kể nguy cơ bị ảnh hưởng xấu từ căn bệnh này.

Giảm lượng đường trong máu bằng cách nào?

Dưới đây là 12 cách giúp bệnh nhân đái tháo đường giảm lượng đường trong máu và cả những nguy cơ gây biến chứng.

1. Theo dõi đường huyết chặt chẽ:

Đường huyết cao thường không biểu hiện thành triệu chứng cho đến khi cao hơn 200mg/dL. Vì vậy, cần theo dõi đường huyết nhiều lần trong ngày. Làm như vậy sẽ đề phòng được việc đường huyết cao vượt ngưỡng.

Người bị đái tháo đường có thể tự đo lượng đường trong máu bằng máy kiểm tra đường huyết. 

Tần suất kiểm tra mức đường máu trong ngày sẽ khác nhau ở mỗi người. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên phù hợp nhất để theo dõi lượng đường trong máu của bạn.

2. Giảm lượng carbohydrate sử dụng:

Theo các nghiên cứu cho thấy rằng ăn ít carbohydrate, giàu protein làm giảm lượng đường trong máu.

Enzym sẽ chuyển carbohydrate thành đường để tạo ra năng lượng có thể sử dụng. Một số carbohydrate cần thiết cho chế độ ăn uống. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh đái tháo đường, ăn quá nhiều carbohydrate gây tăng đường huyết một cách đột biến. Giảm tiêu thụ carbohydrate sẽ giúp giảm đường huyết của những người này.

3. Ăn đúng loại Carbohydrate

Có đến 2 loại carbohydrate chính: đơn giản và phức tạp, sự ảnh hưởng của chúng đến lượng đường trong máu khác nhau.

Carbohydrate đơn giản chủ yếu được tạo thành từ một loại đường. Chúng có trong các thực phẩm như bánh mì trắng, mì ống và kẹo. Cơ thể phân hủy chúng thành đường rất nhanh làm đường máu tăng nhanh.

Còn carbohydrate phức tạp thì có từ 3 loại đường trở lên liên kết với nhau. Bởi cấu trúc hóa học phức tạp nên cơ thể cần thời gian lâu hơn để phân hủy chúng. Do đó, lượng đường trong máu sẽ tăng một cách từ từ sau khi ăn. Ví dụ: yến mạch nguyên cám, khoai lang,…

4. Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu lên nồng độ bao nhiêu thì sẽ có chỉ số đường huyết bấy nhiêu. Nghiên cứu cho thấy rằng nếu tuân theo chế độ ăn nhiều các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp thì lượng đường trong máu sẽ giảm.

thực-phẩm-tốt-cho-đái-tháo-đường

 

Những thực phẩm loại này có chỉ số đường huyết dưới 55. Ví dụ:

  • Khoai lang

  • Hạt quinoa

  • Các loại đậu

  • Sữa ít béo

  • Rau xanh

  • Rau không chứa tinh bột

  • Các loại hạt

  • Các loại thịt

  • Cá 

5. Tăng lượng chất xơ nạp vào

Hãy ăn nhiều chất xơ hòa tan như ngũ cốc nguyên cám (gạo lứt)

Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Chất xơ làm giảm tốc độ carbohydrate bị phân hủy và tỷ lệ đường mà cơ thể hấp thụ. 

Có hai loại chất xơ là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Trong đó, chất xơ hòa tan kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Các loại thực phẩm chứa chất xơ hòa tan:

  • Rau

  • Các loại đậu

  • Ngũ cốc nguyên hạt

  • Trái cây 

6. Duy trì cân nặng hợp lý

Thừa cân có liên quan đến các biến chứng bệnh đái tháo đường và kháng insulin. Vì thế, giảm cân sẽ giúp kiểm soát mức đường huyết.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng giảm 7% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm đến 58% nguy cơ tiến triển bệnh đái tháo đường.

Bạn sẽ thấy được hiệu quả nếu giảm được 5-10kg và duy trì được cân nặng hợp lý. Không những vậy, lượng cholesterol cũng được cải thiện, giảm nguy cơ có biến chứng và làm bạn hạnh phúc hơn.

Có một chế độ ăn uống lành mạnh với trái cây, rau quả và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn giảm được cân nặng hoặc duy trì được mức cân nặng hợp lý.

7. Phân chia khẩu phần ăn hợp lý

Bạn hãy tuân theo chế độ ăn mà bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng cung cấp. Ăn quá nhiều một nhóm dinh dưỡng có thể gây ra tăng đột ngột đường huyết.

Mặc dù carbohydrate đơn giản gây tăng lượng đường trong máu lên cao nhưng tất cả các thực phẩm khác cũng đều gây tăng đường máu. Kiểm soát cẩn thận các khẩu phần ăn sẽ giúp kiểm soát tốt đường huyết. 

8. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh mắc bệnh đái tháo đường như giảm cân và tăng độ nhạy cảm với insulin.

Insulin là một hormone giúp phân hủy đường trong cơ thể. Những người mắc bệnh đái tháo đường có thể do không đủ insulin hoặc kháng insulin mà chính cơ thể sản sinh. 

Tập thể dục giúp giảm đường huyết nhờ vào việc cơ bắp sử dụng năng lượng mà đường tạo ra. 

9. Uống đủ nước

Nước là chìa khóa để có một lối sống lành mạnh. Đối với những người lo lắng về việc giảm lượng đường trong máu, điều này rất quan trọng.

Uống đủ nước ngăn ngừa việc mất nước và cũng giúp thận loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.

Nếu bạn muốn giảm lượng đường trong máu hãy uống đủ nước và tránh tất cả các đồ uống có đường như nước ép trái cây, nước ngọt có gas – những thức uống làm tăng đường máu.

Những người mắc bệnh đái tháo đường nên giảm lượng rượu uống mỗi ngày, một ly với nữ giới và 2 ly với nam giới.

10. Uống các loại thảo dược

Các chiết xuất từ thảo dược có tác động tích cực đến việc điều trị và kiểm soát lượng đường trong máu.

Hầu hết mọi người đều nạp dinh dưỡng qua thực phẩm mà họ ăn. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng từ tự nhiên.

Các bác sĩ hầu như không xem việc bổ sung dinh dưỡng nằm trong phác đồ điều trị của mình. Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào.

thực-phẩm-tốt-cho-đái-tháo-đường

 

Một số thực phẩm bổ sung bạn có thể dùng:

  • Trà xanh

  • Nhân sâm Mỹ

  • Mướp đắng

  • Quế

  • Lô hội

  • Cây thảo linh đắng

  • Crom

11. Kiểm soát stress

Stress có ảnh hưởng không nhỏ đến lượng đường trong máu. Cơ thể sẽ sản xuất ra các hormon khi bị stress, các hormon này kích thích làm tăng đường huyết.

Các nghiên cứu cho thấy việc kiểm soát stress giúp giảm lượng đường trong máu.

12. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ giúp giảm lượng đường trong máu. Ngủ đủ giấc mỗi đêm là một cách tuyệt vời để giữ lượng đường huyết ở mức bình thường.

Lượng đường huyết có xu hướng tăng vào sáng sớm. Khi đó, insulin giúp phân hủy lượng đường dư thừa, giữ cho đường huyết ở mức bình thường. 

Thiếu ngủ có thể tương tự như việc kháng insulin, có nghĩa đường huyết có thể tăng đột biến do thiếu ngủ.

Tại sao kiểm soát tốt lượng đường trong máu lại quan trọng?

Giữ lượng đường trong máu ở mức mục tiêu giúp người bệnh tiểu đường tránh được các biến chứng nghiêm trọng của bệnh. Lượng đường trong máu cao có thể gây ra nhiều tác động xấu, có thể xảy ra đột ngột, chẳng hạn như tích lũy acid trong máu, hoặc xảy ra dần dần theo thời gian.

Theo thời gian, giữ lượng đường trong máu ở mức không có lợi có thể làm phá hủy các mạch máu lớn và nhỏ trong một số cơ quan và hệ thống, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • suy giảm thị lực và mù lòa
  • loét chân, nhiễm trùng và cắt cụt chi
  • suy thận và lọc máu
  • đau tim và đột quỵ
  • bệnh mạch máu ngoại vu , tình trạng giảm lưu lượng máu đến các chi
  • tổn thương hệ thần kinh, dẫn đến đau và suy nhược

Bằng cách giữ lượng đường trong máu dưới 100 mg / dL trước khi ăn và dưới 180 mg / dL sau khi ăn, những người mắc bệnh đái tháo đường có thể giảm đáng kể nguy cơ bị ảnh hưởng xấu từ căn bệnh này.

 

Tổng kết

Kiểm soát lượng đường trong máu là chìa khóa để tránh các biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường. 

Trên đây là các phương pháp để giúp người mắc bệnh đái tháo đường làm giảm lượng đường huyết cao của họ. Hãy luôn thực hiện theo lời dặn của bác sĩ để kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Nguồn: Medical news today

Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới.

 https://www.medicalnewstoday.com/articles/320738

https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/carbohydrates/carbohydrates-and-bloodsugar/

http://www.pcrm.org/health/diets/recipes/complex-carbohydrates-vs-simple-carbohydrates

http://kidshealth.org/en/teens/diabetes-control.html

http://diabetes.diabetesjournals.org/content/53/9/2375.long

https://www.diabetes.co.uk/how-to/bring-down-high-blood-sugar-levels.html

https://www.diabetes.co.uk/how-to/bring-down-high-blood-sugar-levels.html

http://www.diabetes.org/research-and-practice/patient-access-to-research/too-much-or-too-little-sleep.html

BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn