Chóng mặt - triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Ngày: 25/11/2021 lúc 23:50PM

Chóng mặt là cảm giác quay cuồng, mất thăng bằng. Chóng mặt có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề nghiêm trọng. Hiểu rõ nguyên nhân gây ra chóng mặt sẽ giúp bạn tìm ra cách điều trị phù hợp.

Hãy cùng nhau tìm hiểu các nguyên nhân của chóng mặt cũng như các phương pháp điều trị chóng mặt qua bài viết này nhé! 

Nguyên nhân gây ra chóng mặt

Chóng mặt là biểu hiện triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, phổ biến nhất là: chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV), viêm dây thần kinh tiền đình (bệnh tiền đình ngoại biên), bệnh Meniere và chứng đau nửa đầu tiền đình. Ngoài ra, có hàng loạt nguyên nhân có thể dẫn đến chóng mặt như: : căng thẳng, chứng lo âu và trầm cảm, mất nước, hạ đường huyết, loãng xương, tụt huyết áp, tác dụng phụ của thuốc,… 

Nhìn chung, chứng chóng mặt được chia thành 2 loại chính, bao gồm:

1. Chóng mặt ngoại biên

Chóng mặt ngoại biên chủ yếu phát sinh từ các vấn đề trong hệ thống tiền đình hoặc dây thần kinh tiền đình. Khoảng 80% các trường hợp chóng mặt là do các nguyên nhân ngoại vi. Nguyên nhân phổ biến nhất của chóng mặt nói chung là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV), hay còn gọi là “chóng mặt tư thế”.

  • Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV):

BPPV thường xảy ra khi mảnh canxi di chuyển trong các ống tủy nhỏ của tai trong. Nguyên nhân có thể do đầu và chuyển động cơ thể bị thay đổi đột ngột. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính hay gặp ở những người từng phẫu thuật tai, có tiền sử chấn thương ở đầu, nhiễm trùng tai.

Các đợt chóng mặt tái diễn thường kéo dài một phút với triệu chứng thường gặp nhất là rung giật nhãn cầu (cử động mắt không tự chủ, nhanh, quét). Bệnh nhân cần  hạn chế vận động để ngăn ngừa các cơn chóng mặt.

  • Bệnh Ménière:

Ménière là một căn bệnh hiếm gặp nhưng là nguyên nhân gây chóng mặt nghiêm trọng. Các triệu chứng của bệnh bao gồm: ù tai, giảm thính lực.

Bệnh nhân bị Ménière có những thay đổi về thể tích dịch tai trong, dẫn đến sưng tấy, biến dạng và xuất hiện những vết rách nhỏ ở màng tai trong. Những thay đổi này dẫn đến các triệu chứng tiến triển với tần suất và mức độ nghiêm trọng ngày càng cao, thậm chí có thể gây mất thính lực. 

Mặc dù Ménière khá nguy hiểm nhưng các chuyên gia vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân. Diễn biến của bệnh như sau:  

  • Các cơn chóng mặt khởi phát đột ngột kéo dài từ 1 đến 24 giờ

  • Trước đó thường xuất hiện các triệu chứng: ù tai, tăng áp lực dịch  tai và mất thính giác một bên.

  • Có thể kèm theo rối loạn thị giác, buồn nôn và nôn

  • Viêm tai trong (viêm dây thần kinh tiền đình):

Viêm tai trong là nguyên nhân phổ biến khác gây chóng mặt. Viêm tai trong thường do nhiễm trùng nhánh tiền đình của dây thần kinh số VIII truyền tín hiệu từ tai trong đến não. 

Viêm tai trong thường do nhiễm virus gây ra, chóng mặt xuất hiện kèm triệu chứng buồn nôn và nôn. Bệnh ít có trường hợp tái diễn và thường không ảnh hưởng đến thính lực.

2. Chóng mặt trung ương

Trái ngược với hiện tượng chóng mặt ngoại biên gây ra bởi rối loạn tai trong và cơ quan tiền đình, các triệu chứng chóng mặt  trung ương là kết quả của các vấn đề về não. Phần não thường bị ảnh hưởng nhiều nhất là tiểu não. 

Dưới đây là một số tình trạng phổ biến có thể gây chóng mặt trung tâm:

  • Thiếu máu cục bộ

Bệnh phổ biến ở những người có yếu tố nguy cơ về mạch máu. Các đợt chóng mặt kéo dài vài giây đến vài giờ và có thể khó phân biệt với chóng mặt ngoại vi. 

  • Đột quỵ hoặc xuất huyết

Cơn chóng mặt dữ dội, thường đi kèm với buồn nôn hoặc nôn. Bệnh phổ biến hơn ở những người > 60 tuổi, người bị tăng huyết áp và đái tháo đường.

  • Chứng đau nửa đầu tiền đình

Cơn chóng mặt kéo dài từ 5 phút đến 72 giờ với cường độ cao, kèm theo đó là đau đầu, nhạy cảm với âm thành và ánh sáng, có thể gặp ảo giác.

Các yếu tố nguy cơ đối với chứng chóng mặt

Các yếu tố nguy cơ liên quan đến chóng mặt bao gồm:

  • Người lớn tuổi 

  • Giới tính nữ

  • Thời kỳ mãn kinh và các thay đổi nội tiết tố liên quan 

  • Thiếu vitamin D

  • Loãng xương 

  • Chấn thương đầu và cổ 

  • Mức cholesterol cao 

  • Trầm cảm 

  • Căng thẳng

  • Tiền sử gia đình về rối loạn tiền đình 

Điều trị chóng mặt

Chứng chóng mặt thường tự cải thiện mà không cần điều trị. Trong vòng một vài tuần, cơ thể sẽ thích nghi với những tác nhân gây nên triệu chứng.

Để điều trị chứng chóng mặt, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng này và các triệu chứng mà bạn gặp phải. Phương pháp điều trị có thể bao gồm dùng thuốc và các bài tập thăng bằng. 

Chiến lược dùng thuốc mới nổi bật gần đây

  • Flunarizin: là một chất chẹn kênh canxi, được chấp thuận ở nhiều quốc gia trong việc điều trị và hỗ trợ điều trị chứng đau nửa đầu

  • Cinnarizin: là một chất chẹn kênh canxi, có tác dụng chống dị ứng, chống nhiễm độc. Thuốc được sử dụng ở nhiều quốc gia để quản lý các triệu chứng của tiền đình và phòng ngừa say tàu xe. 

  • Piracetam: một dẫn xuất của chất dẫn truyền thần kinh GABA), là một lựa chọn điều trị cho bệnh Ménière, giảm các triệu chứng chóng mặt hiệu quả khi kết hợp với betahistin.

Điểu chỉnh chế độ ăn và lối sống

Chóng mặt hoàn toàn có thể kiểm soát, tự điều trị tại nhà nếu có thói quen, chế độ sinh hoạt phù hợp. Bạn sẽ có thể kiểm soát chóng mặt và hạn chế diễn biến xấu của tình trạng này với lời khuyên sau:

  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, các thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Chế độ ăn Địa Trung Hải được khuyến cáo thực hiện.

  • Hạn chế sử dụng nhiều muối, cafein, rượu và thuốc lá. Việc tiêu thụ quá mức các chất này có thể làm nặng lên các dấu hiệu và triệu chứng chóng mặt.

  • Suy nghĩ tích cực, tận dụng thời gian thư giãn, nghỉ ngơi trong môi trường sống thoải mái, không để đầu óc căng thẳng

  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột. 

Những chất dinh dưỡng nào có thể có lợi cho chứng chóng mặt?

  • Vitamin D: Bổ sung vitamin D có thể cải thiện chứng chóng mặt tư thế, đặc biệt là ở những người thiếu vitamin D.

  • Ginkgo biloba: Chiết xuất bạch quả hàng ngày có hiệu quả hơn và dung nạp tốt hơn betahistine  một loại thuốc được sử dụng để điều trị chóng mặt liên quan đến bệnh Ménière.

  • Rễ gừng: Một số nghiên cứu cho thấy gừng có thể giúp giảm chóng mặt và các triệu chứng liên quan, chẳng hạn như buồn nôn.

  • Coenzyme Q10 (CoQ10): Trong một nghiên cứu trên bệnh nhân suy tim sung huyết được điều trị bằng CoQ10, 73% bệnh nhân báo cáo tình trạng chóng mặt của họ được cải thiện. CoQ10 được chứng minh có tác dụng bảo vệ chống lại các rối loạn tiền đình gây chóng mặt.

  • Vitamin B6: Có nhiều nghiên cứu chứng minh thực phẩm giàu vitamin B6 có thể cải thiện chứng chóng mặt và buồn nôn. Trong một thử nghiệm lâm sáng trên 20 người sử dụng kháng sinh Minocyclin, việc bổ sung 40mg vitamin B6 mỗi liều giúp giảm đáng kể tác dụng phụ gây chóng mặt buồn nôn của thuốc.

  • Magie: Bổ sung magie đường uống có hiệu quả trong điều trị chứng chóng mặt do đau nửa đầu thông qua việc điều chỉnh trương lực mạch và lưu lượng máu não.

  • Vitamin B12: Cần thiết cho hoạt động của thần kinh. Thiếu B12 có thể gây ra một loạt các triệu chứng thần kinh và tâm thần, bao gồm chóng mặt, choáng váng.

Nguồn: Life Extension

Tài liệu tham khảo đến từ các nghiên cứu trên thế giới:

https://www.lifeextension.com/protocols/eye-ear/vertigo-and-dizziness#

https://www.lifeextension.com/protocols/emotional-health/anxiety

https://www.uptodate.com/contents/causes-of-vertigo

https://www.uptodate.com/contents/evaluation-of-the-patient-with-vertigo

https://www.uofmhealth.org/health-library/dizzi

https://www.uptodate.com/contents/meniere-disease-evaluation-diagnosis-and-management

https://www.uptodate.com/contents/treatment-of-vertigo

https://www.uptodate.com/contents/flunarizine-united-states-not-available-drug-information

https://www.uptodate.com/contents/cinnarizine-international-drug-information-concise

https://www.uptodate.com/contents/benign-paroxysmal-positional-vertigo

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK482356/

https://en.wikipedia.org/wiki/Inner_ear#/media/

https://www.uptodate.com/contents/vestibular-neuritis-and-labyrinthitis

Nguyễn Quyên
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn