Tăng acid uric trong máu: nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị

Ngày: 30/10/2020 lúc 16:14PM

Acid uric được xem là thước đo bệnh gout. Người mắc bệnh gout thường có nồng độ acid uric trong máu cao. Vì vậy, kiểm soát tăng acid uric máu có ý nghĩa rất lớn đến căn bệnh này.

Nồng độ của acid uric trong máu tăng cao, được gọi là hiện tượng tăng acid uric máu, nó có thể liên quan đến bệnh gout khớp cũng như các bệnh lý khác, chẳng hạn như tăng huyết áp. Nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo nên điều trị tăng acid uric máu thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống, thay đổi lối sống và sử dụng một số loại thuốc.

1. ACID URIC LÀ GÌ?

Acid uric được tạo ra trong cơ thể bằng cách phân hủy purin. Purin là hợp chất hữu cơ được tìm thấy trong tế bào và thực phẩm. Sau khi cơ thể thủy phân purin, acid uric sẽ được đưa vào máu.

Acid uric không hoàn toàn là xấu. Thực tế, ở một số bộ phận khác của cơ, nó có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa. Phần lớn acid uric được chuyển hóa bởi thận và bài tiết qua nước tiểu, lượng nhỏ bài tiết qua phân.

2. TIẾN TRIỂN CỦA QUÁ TRÌNH TĂNG ACID URIC MÁU

Bình thường, nồng độ acid uric trong máu thấp. Nồng độ acid uric tăng cao khi một trong các yếu tố sau xảy ra:

  • Thận không lọc và đào thải acid uric hoàn toàn ra khỏi máu

  • Sử dụng thực phẩm và đồ uống có nhiều purin

  • Cơ thể sản sinh quá nhiều acid uric (nguyên nhân thường là di truyền)

  • Tăng acid uric máu và bệnh gout

3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TĂNG ACID URIC MÁU VÀ BỆNH GOUT

Khi tăng acid uric máu, lượng acid uric dư thừa có thể lắng đọng ở các khớp, và có thể hình thành các tinh thể acid uric, còn được gọi là tinh thể urat. Những tinh thể này gây kích ứng khớp và thúc đẩy phản ứng của hệ thống miễn dịch gây ra viêm khớp. Khi đó, nó có thể dẫn đến các triệu chứng như: sưng, nóng, đỏ, đau và được gọi là các cơn gout cấp.

bệnh gout

Hầu hết những người bị tăng acid uric máu vẫn chưa mắc phải bệnh gout. Thực tế:

Các chuyên gia ước tính rằng hơn 21% dân số bị tăng acid uric máu trong khi chỉ 4% mắc bệnh gout. Có những bệnh nhân bị tăng acid uric máu và xuất hiện tinh thể acid uric ở các khớp nhưng vẫn chưa xuất hiện triệu chứng viêm của bệnh gout.

Điều này cho thấy: tăng acid uric máu là một trong những yếu tố góp phần vào sự phát triển của bệnh gout. Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu nguyên do tại sao một số người bị tăng acid uric máu lại dẫn đến bệnh gout trong khi những người khác thì không.

Tăng acid uric máu không gây nên hiện tượng giả gout

Không giống như bệnh gout, bệnh giả gout không liên quan đến tăng acid uric máu. Giả gout là do các tinh thể canxi phosphat gây ra và tạo ra các triệu chứng tương tự như bệnh gout.

4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TĂNG ACID URIC MÁU VÀ CÁC BỆNH LÝ KHÁC

Những người bị tăng acid uric máu - dù có triệu chứng hay không có triệu chứng - đều có khả năng cao mắc phải các bệnh lý khác. Tuy vậy vẫn chưa rõ liệu tăng acid uric máu có thúc đẩy phát triển hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh lý này hay không.

xét nghiệm acid uric

Các bệnh lý liên quan đến tăng acid uric máu gồm: 

Bệnh thận mãn tính: Khi các tinh thể acid uric hình thành, chúng có thể tích tụ trong thận và gây ra sỏi thận. Có nhiều loại sỏi thận khác nhau, một trong số đó là sỏi acid uric. Các chuyên gia ước tính rằng trong số những người bị bệnh gout, có khoảng 14% bị sỏi thận.

Tăng huyết áp (huyết áp cao): Nồng độ acid uric trong máu cao được coi là có liên quan đến tăng huyết áp. Một số bằng chứng cho thấy: điều trị tăng acid uric máu có thể làm chậm tiến triển của tăng huyết áp. Một số loại thuốc huyết áp có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu.

Bệnh tim: Bệnh động mạch vành và suy tim sung huyết đều liên quan đến tình trạng tăng acid uric máu. Một nghiên cứu cho thấy: khoảng một nửa số bệnh nhân nhập viện hoặc chết vì suy tim cũng bị tăng acid uric máu. Một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng: có một loại enzym sản xuất ra acid uric - không phải acid uric tự tạo thành- có liên quan đến bệnh lý mạch vành.

Bệnh đái tháo đường type 2: Tăng acid uric máu không xuất hiện triệu chứng có liên quan đến bệnh đái tháo đường typ 2. Một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng: nồng độ acid uric trong máu có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến tụy và làm nặng thêm tình trạng kháng insulin.

5. CHẨN ĐOÁN TĂNG ACID URIC MÁU

Có thể đo nồng độ acid uric trong máu và nước tiểu. Chẩn đoán được thực hiện qua mẫu máu và đơn vị đo biểu thị bằng miligam acid uric trên decilit máu (mg/dl). Gọi là tăng acid uric máu khi:

Nam: >7,0 mg/dl

Nữ: >6,0 mg/dl

Cần lưu ý rằng: bình thường nồng độ acid uric trong máu có dao động và mức được coi là "bình thường" thay đổi tùy thuộc vào phòng thí nghiệm thực hiện phân tích. Không giống như các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm về số lượng tế bào máu và cholesterol, xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để đo nồng độ acid uric không diễn ra thường xuyên ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Bác sĩ chỉ yêu cầu xét nghiệm này nếu họ nghi ngờ bệnh nhân mắc phải hoặc có nguy cơ bị gout.

Tăng acid uric máu không có triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng của tăng acid uric máu thường liên quan đến các tinh thể urat được hình thành trong khớp, gân hoặc thận. Những người có nồng độ acid uric cao bất thường và không có triệu chứng hoặc dấu hiệu lắng đọng urat được cho là tăng acid uric máu không có triệu chứng.

6. ĐIỀU TRỊ TĂNG ACID URIC MÁU

Việc điều trị tăng acid uric máu hay không và cách điều trị thường phụ thuộc vào việc nó có gây ra các triệu chứng hay không. 

Nếu tăng acid uric máu gây ra cơn gout cấp, bạn cần được khuyến cáo điều trị. Điều trị ngay có thể làm giảm các triệu chứng của cơn gout cấp đang tiếp diễn. Uống thuốc thường xuyên và thay đổi lối sống nhất định có thể làm giảm nồng độ acid uric trong máu, giảm nguy cơ bị bệnh gout trong tương lai.

Nếu tăng acid uric máu không có các dấu hiệu hoặc triệu chứng (tăng acid uric máu không triệu chứng), các khuyến cáo điều trị ít rõ ràng hơn. Sử dụng thuốc hạ acid uric để điều trị tăng acid uric máu không có triệu chứng có thể có tác động tích cực đến sức khỏe, nhưng khuyến cáo này vẫn còn gây tranh cãi. Sử dụng lâu dài những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ và rủi ro cho sức khỏe.

Trong khi việc sử dụng thuốc còn nhiều tranh cãi, nhiều bác sĩ cho rằng ngay cả khi tăng acid uric máu không có triệu chứng cũng cần thay đổi lối sống. Thay đổi lối sống có thể làm giảm sự tăng acid uric máu bao gồm: 

  • Chế độ ăn có nguồn gốc từ thực vật và sử dụng thực phẩm chứa ít purin
  • Giảm lượng mỡ dư thừa thông qua chế độ ăn uống và luyện tập  phù hợp có thể giúp giảm nồng độ acid uric trong máu.
  • Tập thể dục thường xuyên và tránh lối sống ít vận động

Nghiên cứu cho thấy, khi thực hiện các biện pháp trên có thể làm giảm nguy cơ tăng acid uric máu. 

Những người quan tâm đến việc điều trị tăng acid uric máu thông qua chế độ ăn nên tìm hiểu thêm về purin, chất này được tìm thấy trong thực phẩm và đồ uống. Các chuyên gia ước tính: chế độ ăn ít purin có thể làm giảm nồng độ acid uric lên đến 15%.

Nguồn: arthritis-health

Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới:

https://www.arthritis-health.com/types/gout/hyperuricemia-high-uric-acid-levels-and-gout

https://livingreen.vn/blogs/bai-viet-moi-nhat/antaz-anh-dao-kiem-soat-benh-gout

ANTAZ là sự kết hợp hoàn hảo của 3 thành phần: Vitacherry (Anh đào Montmorency), Hy thiêm và Râu mèo

Vitacherry (Nhập khẩu từ Mỹ): sử dụng rộng rãi ở Mỹ để hỗ trợ giảm acid uric máu và ngăn ngừa gout

  • Giảm tổng hợp acid uric
  • Chống viêm mạnh từ Anthocyanins
  • Hỗ trợ ngăn ngừa cơn gout tái phát

Râu mèo (Chiết xuất tại Việt Nam): Ghi trong sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam"

  • Trung hoà acid uric
  • Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

Hy thiêm (Chiết xuất tại Việt Nam): Ghi trong sách "Những cây thuốc và vị thuốc Viêt Nam"

  • Giảm đau khớp, mạnh xương khớp
  • Giảm tổng hợp acid uric

3 cơ chế tác dụng của ANTAZ hỗ trợ hạ acid uric trong máu

  • Giảm tổng hợp acid uric
  • Tăng đào thải acid uric
  • Chống viêm giảm đau mạnh

Sự khác biệt của ANTAZ với các sản phẩm hỗ trợ giảm acid uric

  • Nền tảng khoa học từ nghiên cứu lâm sàng tại Anh, Mỹ, Úc
  • Kết hợp thành phần theo cơ chế tác dụng
  • Chuẩn hoá từ nguyên liệu đầu vào, theo tiêu chuẩn quốc tế

ANTAZ chứa thành phần Vitacherry - Chiết xuất anh đào số 1 tại Mỹ

  • Hàm lượng Anthocyanins type 1 và type 2 của Vitacherry cao hơn 15 lần
  • Tổng hàm lượng Anthocyanins của Vitacherry cao hơn 9 lần so với các thương hiệu anh đào khác
  • Được các nhãn hàng hàng đầu của Mỹ lựa chọn

 

 

####

ANTAZ thích hợp sử dụng với

  • Người bị tăng acid uric trong máu. Nam giới trên 7.0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l), nữ giới trên 6.5 mg/dl (hay trên 360 micromol/l).
  • Người bị mắc gout, có các cơn gout tái phát.
  • Người bị cơn gout cấp tính với triệu chứng: sưng khớp, đau khớp.

Hướng dẫn sử dụng ANTAZ

  • Khi bị cơn gout cấp: ngày 4 viên/ngày, chia 2 lần.
  • Khi acid uric trong máu tăng cao: 3 viên/ngày, chia 2 lần.
  • Khi acid uric trong máu ổn định: 2 viên/ngày.

Liệu trình sử dụng Antaz

Nghiên cứu khoa học cho thấy anh đào giúp:

  • 5-10 ngày: hỗ trợ giảm viêm đau khớp
  • 1 tháng: hỗ trợ giảm acid uric trong máu
  • 4 tháng: hỗ trợ giảm nguy cơ tái phát cơn gout cấp

 

Ngô Thu Thủy
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn