Mối liên hệ của purin, tăng acid uric máu và bệnh gout.

Ngày: 30/10/2020 lúc 13:41PM

Hạn chế dung nạp các loại thực phẩm giàu purin sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng tăng acid uric máu và giảm được nguy cơ khởi phát đợt gout cấp. Vậy những thực phẩm nào giàu purin, cùng đọc bài viết để tìm hiểu nhé?

Purin có mặt trong tế bào của mọi sinh vật, bao gồm con người và cả các loài động thực vật khác. Vậy nên, trong chế độ ăn hàng ngày luôn luôn tồn tại một lượng purin nhất định. Đối với những người bị rối loạn chức năng chuyển hóa purin, ví dụ như bệnh nhân mắc chứng acid uric máu cao, hay bệnh gout, được khuyến cáo nên hạn chế dung nạp các loại thực phẩm giàu chất này.     

gout

Purin là gì và được tạo ra từ đâu?

Purin là một loại phân tử hóa học cấu thành từ carbon và nitơ, được tìm thấy trong ADN và ARN của tế bào. Trong cơ thể người, purin chia làm 2 nhóm, phân loại theo nguồn gốc như sau:

1. Purin nội sinh: 

Có tới khoảng 2/3 lượng purin trong cơ thể có nguồn gốc nội sinh. Chúng được cơ thể tự tổng hợp và lưu trữ ở trong tế bào. Cùng với đó, quá trình thoái hóa và tân tạo tế bào luôn luôn xảy ra, những purin nội sinh được giải phóng từ các tế bào bị tổn thương hoặc đã chết sẽ được cơ thể chuyển hóa thành acid uric.

2. Purin ngoại sinh:

Purin ngoại sinh là những purin được cung cấp từ nguồn thực phẩm dung nạp vào hàng ngày. Chúng được cơ thể chuyển hóa, và trong quá trình này, từ cả nguồn purin nội sinh lẫn ngoại sinh, đều tạo ra một sản phẩm phụ là acid uric. Thông thường, có gần 90% acid uric được cơ thể tái hấp thu, còn lại khoảng 10% thì đào thải qua phân và nước tiểu.

Mối liên hệ giữa purin và tăng acid uric máu?

Khi mà lượng purin trong cơ thể quá nhiều, nằm ngoài ngưỡng giới hạn, chúng sẽ chuyển hóa thành acid uric, và bị tích tụ nhiều ở trong máu. Tình trạng này được gọi là tăng acid uric máu.

Một số người tăng acid uric máu quá cao có thể dẫn đến sỏi thận hoặc gây nên tình trạng viêm ở các khớp, hay còn gọi là bệnh gout. Ở nhiều người khác, mặc dù vẫn mắc tình trạng tăng acid uric máu, nhưng lại không hề có một dấu hiệu hay triệu chứng nào. Các chuyên gia gọi đây là biểu hiện tăng acid uric máu thầm lặng.

Bất kể bệnh nhân nào, một khi đã bị tăng acid uric máu, dù có hay không có biểu hiện triệu chứng, thì đều được các bác sỹ khuyến cáo nên tránh ăn các thực phẩm giàu purin. Bên cạnh đó, khuyến khích bệnh nhân không nên sử dụng thức ăn chế biến sẵn và tăng cường chế độ ăn nhiều rau xanh.

Các loại thực phẩm giàu purin cần tránh

Purin có mặt trong tất cả các loại thực phẩm. Tuy nhiên, một vài loại trong số đó tập trung hàm lượng purin cao hơn hẳn. Ngoài ra, một số loại thực phẩm khác còn gây gián đoạn đến quá trình sinh tổng hợp và chuyển hóa purin của cơ thể.

 

gout

Đối với người đang cần hạn chế purin trong khẩu phần ăn, thì tuyệt đối tránh sử dụng các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm và đồ uống có đường, đặc biệt là những loại được làm bằng siro ngô có hàm lượng fructose cao. Ví dụ như soda.

  • Các loại hải sản, đặc biệt là sò điệp, cá cơm và các trích.

  • Các loại thịt đỏ, đặc biệt là thịt nội tạng, như gan hay thịt thú săn.

  • Đồ uống chứa cồn, đặc biệt là bia.

Ngoài ra, rượu cũng là một yếu tố làm tăng thêm nồng độ acid uric máu, vì chúng ức chế quá trình xử lý và đào thải acid uric của cơ thể. Do đó, những người mắc bệnh gout được khuyến cáo tránh uống rượu hoặc phải uống có chừng mực, kiểm soát.

Việc hạn chế dung nạp các loại thực phẩm trên giúp cải thiện đáng kể tình trạng tăng acid uric máu và giảm được nguy cơ khởi phát đợt gout cấp.

Thực hiện một chế độ ăn thật lành mạnh, ít purine

Áp dụng chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt, đậu và ngũ cốc nguyên cám sẽ đem lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho tất cả mọi người.

Lưu ý về chế độ ăn dành riêng cho bệnh gout! 

Khuyến khích các bệnh nhân được chẩn đoán bị tăng acid uric máu thực hiện một chế độ ăn lành mạnh với những lưu ý sau:

  • Không phải cứ ăn nhiều rau củ là tốt, có một số loại có chứa nhiều purin nên được tiêu thụ vừa phải như: đậu Hà Lan, măng tây và yến mạch. Tuy nhiên, theo quan điểm của các chuyên gia, chúng có vẻ như không làm tăng nồng độ acid uric máu do rất giàu chất xơ.

  • Dùng các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không béo, có hàm lượng purin thấp có thể cải thiện được tình trạng tăng acid uric máu. (Sử dụng trong chế độ ăn giàu rau xanh, trái cây và ngũ cốc, có xen lẫn một số sản phẩm từ động vật)

  • Uống nhiều nước để hỗ trợ tiêu hóa, từ đó giảm được nồng độ acid uric máu.

  • Cà phê và trà cũng là thức uống được khuyến cáo sử dụng vì khả năng làm giảm nồng độ acid uric máu.

  • Một số nghiên cứu cho thấy công dụng của quả anh đào trong ngăn ngừa cơn đau do gout gây ra.

  • Một số nghiên cứu khác cho thấy chế độ ăn bổ sung vitamin C và acid folic (vitamin B9) cũng giúp hỗ trợ điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng tăng acid uric máu.

Ngoài việc làm giảm nồng độ acid uric và giảm nguy cơ mắc bệnh gout, một chế độ ăn lành mạnh, giàu thực vật có thể làm giảm mức độ viêm nói chung và giảm nguy cơ phát triển các loại viêm khớp khác. Đồng thời, nó cũng giúp giảm các triệu chứng do tình trạng viêm khớp mạn tính gây ra.

Nguồn: Athritis

Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới.

https://www.arthritis-health.com/types/gout/what-are-purines

https://www.hindawi.com/journals/dm/2019/4081962/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK10103/

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2090123217300346?via%3Dihub

https://jamanetwork.com/journals/jama/fullarticle/186958

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK459218/

https://link.springer.com/article/10.1007/s13755-018-0058-9

https://dmsjournal.biomedcentral.com/articles/10.1186/1758-5996-4-12

https://link.springer.com/article/10.1007%2Fs10067-008-0848-6
https://journals.sagepub.com/doi/10.1177/030006059001800109

https://livingreen.vn/blogs/bai-viet-moi-nhat/antaz-anh-dao-kiem-soat-benh-gout

ANTAZ là sự kết hợp hoàn hảo của 3 thành phần: Vitacherry (Anh đào Montmorency), Hy thiêm và Râu mèo

Vitacherry (Nhập khẩu từ Mỹ): sử dụng rộng rãi ở Mỹ để hỗ trợ giảm acid uric máu và ngăn ngừa gout

  • Giảm tổng hợp acid uric
  • Chống viêm mạnh từ Anthocyanins
  • Hỗ trợ ngăn ngừa cơn gout tái phát

Râu mèo (Chiết xuất tại Việt Nam): Ghi trong sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam"

  • Trung hoà acid uric
  • Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

Hy thiêm (Chiết xuất tại Việt Nam): Ghi trong sách "Những cây thuốc và vị thuốc Viêt Nam"

  • Giảm đau khớp, mạnh xương khớp
  • Giảm tổng hợp acid uric

3 cơ chế tác dụng của ANTAZ hỗ trợ hạ acid uric trong máu

  • Giảm tổng hợp acid uric
  • Tăng đào thải acid uric
  • Chống viêm giảm đau mạnh

Sự khác biệt của ANTAZ với các sản phẩm hỗ trợ giảm acid uric

  • Nền tảng khoa học từ nghiên cứu lâm sàng tại Anh, Mỹ, Úc
  • Kết hợp thành phần theo cơ chế tác dụng
  • Chuẩn hoá từ nguyên liệu đầu vào, theo tiêu chuẩn quốc tế

ANTAZ chứa thành phần Vitacherry - Chiết xuất anh đào số 1 tại Mỹ

  • Hàm lượng Anthocyanins type 1 và type 2 của Vitacherry cao hơn 15 lần
  • Tổng hàm lượng Anthocyanins của Vitacherry cao hơn 9 lần so với các thương hiệu anh đào khác
  • Được các nhãn hàng hàng đầu của Mỹ lựa chọn

 

 

####

ANTAZ thích hợp sử dụng với

  • Người bị tăng acid uric trong máu. Nam giới trên 7.0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l), nữ giới trên 6.5 mg/dl (hay trên 360 micromol/l).
  • Người bị mắc gout, có các cơn gout tái phát.
  • Người bị cơn gout cấp tính với triệu chứng: sưng khớp, đau khớp.

Hướng dẫn sử dụng ANTAZ

  • Khi bị cơn gout cấp: ngày 4 viên/ngày, chia 2 lần.
  • Khi acid uric trong máu tăng cao: 3 viên/ngày, chia 2 lần.
  • Khi acid uric trong máu ổn định: 2 viên/ngày.

Liệu trình sử dụng Antaz

Nghiên cứu khoa học cho thấy anh đào giúp:

  • 5-10 ngày: hỗ trợ giảm viêm đau khớp
  • 1 tháng: hỗ trợ giảm acid uric trong máu
  • 4 tháng: hỗ trợ giảm nguy cơ tái phát cơn gout cấp

 

 
 
 
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn