Giảm acid uric tự nhiên không cần dùng thuốc, tại sao không?

Ngày: 19/11/2020 lúc 10:59AM

Acid uric là yếu tố tiên quyết trong việc điều trị gout cũng như kiểm soát các vấn đề sức khỏe liên quan đến tăng acid uric máu. Thay vì sử dụng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể, người bệnh gout hãy tham khảo 8 biện pháp hiệu quả hỗ trợ giảm acid uric một cách tự nhiên trong bài viết dưới đây.

giam-acid-uric-4

 

Tổng quan về bệnh gout

Acid uric là sản phẩm chuyển hóa tự nhiên từ quá trình tiêu hóa thức ăn có chứa nhân purin. Purin được tổng hợp và chuyển hóa trong cơ thể, đồng thời có hàm lượng lớn trong một số loại thực phẩm như: một số loại thịt, cá mòi, đậu khô, bia … 

Thông thường trong cơ thể, acid uric được lọc ở thận và đào thải qua nước tiểu. Nếu chế độ ăn tiêu thụ quá nhiều purin, cơ thể không thể loại bỏ sản phẩm này đủ nhanh, acid uric sẽ tích tụ lại trong máu. Nồng độ acid uric trong máu cao có thể dẫn bệnh gout, gây đau đớn ở các khớp do tích tụ các tinh thể urat. Đồng thời, tăng acid uric máu cũng làm tăng pH máu và nước tiểu (gây nhiễm toan).

Acid uric có thể tích tụ trong cơ thể vì nhiều lý do. Một số trong số đó là:

  • chế độ ăn không phù hợp

  • yếu tố di truyền

  • béo phì hay thừa cân

  • stress

Một số rối loạn sức khỏe cũng có thể dẫn đến tăng acid uric máu như:

  • bệnh thận

  • đái tháo đường

  • suy tuyến giáp

  • ung thư hoặc hóa trị liệu

  • bệnh vẩy nến

Dưới đây hãy cùng Thái Nhiên tìm hiểu những biện pháp giúp làm giảm nồng độ acid uric trong cơ thể một cách tự nhiên nhé!

1. Hạn chế thức ăn giàu purin

Bạn nên hạn chế nguồn cung cấp acid uric trong chế độ ăn của mình. Những thực phẩm giàu purin bao gồm các loại thịt, hải sản và rau, chúng đều tạo ra acid uric sau khi được chuyển hóa trong cơ thể.

Một số loại thực phẩm giàu purin bạn cần tránh như:

  • thịt nội tạng

  • thịt heo

  • gà tây

  • cá và động vật có vỏ

  • thịt cừu

  • thịt bê

  • súp lơ trắng

  • đậu xanh

  • đậu khô

  • nấm

    giam-acid-uric-1

 

2. Hạn chế đường

Thực phẩm có đường

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, đường có thể là một nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến bệnh gout. Các loại đường được thêm vào thực phẩm bao gồm đường kính, siro ngô (có hàm lượng fructose cao) và một số loại khác ...

Đường fructose là một loại đường đơn trong chế biến thực phẩm và tinh chế. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng loại đường này đặc biệt có thể dẫn đến nồng độ acid uric cao. Hãy tạo cho mình những thói quen tốt khi chọn lựa và sử dụng thực phẩm để cắt giảm lượng đường và có một chế độ ăn lành mạnh.

  • kiểm tra nhãn các thực phẩm để kiểm soát hàm lượng đường

  • ưu tiên sử dụng các thực phẩm tươi, nguyên chất

  • hạn chế thực phẩm đóng gói và tinh chế 

Đồ uống có đường

Đồ uống có đường, soda, và thậm chí nước ép trái cây tươi đều chứa nhiều fructose và glucose. Siro ngô có hàm lượng fructose cao, chứa 55% fructose và 42% glucose. Điều này tương tự với tỷ lệ 50% fructose và 50% glucose trong đường kính.

Đường fructose có trong nước trái cây hay các loại thực phẩm thường hấp thu nhanh hơn so với đường tự nhiên từ các phản ứng phân hủy thực phẩm trong cơ thể. Việc hấp thụ đường tinh luyện nhanh hơn sẽ làm tăng lượng đường trong máu và dẫn đến tăng acid uric máu.

Thêm vào đó, hãy thay thế đồ uống có đường bằng nước lọc hay sinh tố giàu chất xơ để có một chế độ ăn lành mạnh và tốt cho sức khỏe hơn.

Uống nhiều nước 

Uống nhiều nước giúp thận đào thải acid uric ra ngoài tốt hơn. Hãy luôn mang theo một chai nước bên mình và đặt nhắc nhở mỗi giờ để nhắc bản thân uống nước thường xuyên hơn nhé.

3. Tránh rượu, bia

Uống rượu có thể khiến cơ thể mất nước và làm tăng nồng độ acid uric. Nguyên nhân là do thận ưu tiên lọc các sản phẩm xuất hiện trong máu do rượu thay vì acid uric và các chất thải khác. Một số loại đồ uống có cồn như bia cũng chứa nhiều purin có thể gây tăng acid uric máu.

giam-acid-uric-2

4. Giảm cân

Cùng với chế độ ăn uống, cân nặng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tăng acid uric máu. Tế bào mỡ chuyển hóa tạo ra nhiều acid uric hơn tế bào cơ. Ngoài ra, cân nặng cũng khiến thận của bạn khó lọc acid uric hơn. 

Tuy nhiên, giảm cân quá nhanh cũng sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe. Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân, hãy lựa chọn cho mình một chế độ ăn và giảm cân lành mạnh, bền vững. Hãy tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn cho mình chế độ ăn và kế hoạch giảm cân phù hợp.

5. Cân bằng insulin

Hãy thường xuyên kiểm soát lượng đường trong máu ngay cả khi bạn không bị đái tháo đường. Đái tháo đường typ 2 có thể xảy ra do sự tăng quá mức nồng độ insulin trong máu. Insulin cần cho quá trình vận chuyển đường vào trong tế bào để chuyển hóa thành năng lượng nuôi cơ thể. Tuy nhiên, quá nhiều insulin sẽ dẫn đến dư thừa acid uric.

Những người bệnh tiền tiểu đường cũng có mức insulin cao và nguy cơ mắc đái tháo đường typ 2 cao hơn. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra nồng độ insulin trong máu cũng như mức đường huyết khi nghi ngờ xảy ra tình trạng kháng insulin trong cơ thể.

6. Bổ sung chất xơ

Các loại thực phẩm giàu chất xơ giúp cơ thể đào thải acid uric tốt hơn. Chất xơ cũng giúp cân bằng lượng đường và nồng độ insulin trong máu; làm tăng cảm giác no, tránh thèm ăn và giúp hạn chế thừa cân.

Nên bổ sung ít nhất 5 -10 gam chất xơ hòa tan mỗi ngày với các loại thực phẩm như:

  • trái cây tươi, đông lạnh hoặc khô

  • rau tươi hoặc đông lạnh

  • yến mạch

  • các loại quả hạch

  • lúa mạch

7. Giảm stress

giam-acid-uric-3

Thường xuyên căng thẳng mệt mỏi, thói quen thức khuya và ít vận động có thể làm tăng tình trạng viêm, hậu quả là tăng acid uric máu. Thực hành các kỹ thuật như tập thở và yoga sẽ giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi. Bạn có thể tham gia một lớp học hay cài đặt ứng dụng nhắc nhở các bài tập mỗi ngày.

Ngoài ra, hãy chuẩn bị cho mình một giấc ngủ thật ngon và chất lượng bằng cách:

  • tránh màn hình kỹ thuật số 2-3 giờ trước khi đi ngủ

  • ngủ và thức dậy vào những thời điểm nhất quán mỗi ngày

  • tránh dùng cà phê sau giờ ăn trưa

  • trao đổi với bác sĩ nếu gặp tình trạng mất ngủ hay khó ngủ.

8. Kiểm soát việc sử dụng thuốc và chất bổ

Một số loại thuốc và thực phẩm chức năng có thể khiến acid uric tích tụ trong máu. Bao gồm:

  • aspirin

  • vitamin B3 (niacin)

  • thuốc lợi tiểu

  • thuốc ức chế miễn dịch

  • thuốc hóa trị liệu

Nếu cần sử dụng bất kỳ loại thuốc nào ở trên khi bạn đang trong tình trạng tăng acid uric máu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm giải pháp thay thế phù hợp hơn

Kết luận

Một chế độ ăn lành mạnh, thói quen tập thể dục và các thay đổi để có một lối sống lành mạnh có thể cải thiện bệnh gout và các bệnh gây ra do tăng acid uric máu. Tuy nhiên, chúng không phải lúc nào cũng có thể thay thế phương án điều trị y tế cần thiết. Hãy sử dụng thuốc đầy đủ khi có sự kê đơn và chỉ dẫn của bác sĩ. Sự kết hợp phù hợp giữa chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc có thể giảm nhanh các triệu chứng và sớm cải thiện tình trạng bệnh.

Nên tránh các loại thực phẩm làm tăng nồng độ acid uric máu bằng cách lập kế hoạch ăn uống hàng tuần. Tham khảo bác sĩ dinh dưỡng để được giúp đỡ trong việc lên kế hoạch ăn kiêng phù hợp. Lên danh sách các loại thực phẩm nên sử dụng thay vì những thứ nên tránh trong danh sách mua hàng. Ngoài ra, bạn có thể tham gia các nhóm hỗ trợ trực tuyến dành cho những người mắc bệnh liên quan đến acid uric để có thêm những chia sẻ, ý tưởng hay về chế độ ăn cũng như lối sống tốt và phù hợp nhất cho mình.

Nguồn: healthline

Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới:
https://arthritis-research.biomedcentral.com/articles/10.1186/s13075-015-0781-4
caloriecontrol.org/fructose/
sitn.hms.harvard.edu/flash/2015/natural-and-added-sugars-two-sides-of-the-same-coin/
fda.gov/food/ingredientspackaginglabeling/foodadditivesingredients/ucm324856.htm
https://diabetes.diabetesjournals.org/content/62/10/3307
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1002/acr.20519
mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-cholesterol/in-depth/cholesterol/art-20045192
mayoclinic.org/symptoms/high-uric-acid-level/basics/causes/sym-20050607
health.harvard.edu/blog/sugar-many-disguises-201605189590
https://dmsjournal.biomedcentral.com/articles/10.1186/1758-5996-4-12
https://www.jbc.org/content/288/38/27138
https://link.springer.com/article/10.1007%2Fs10067-013-2319-yhttps://ard.bmj.com/content/73/2/385

https://livingreen.vn/blogs/bai-viet-moi-nhat/antaz-anh-dao-kiem-soat-benh-gout

ANTAZ là sự kết hợp hoàn hảo của 3 thành phần: Vitacherry (Anh đào Montmorency), Hy thiêm và Râu mèo

Vitacherry (Nhập khẩu từ Mỹ): sử dụng rộng rãi ở Mỹ để hỗ trợ giảm acid uric máu và ngăn ngừa gout

  • Giảm tổng hợp acid uric
  • Chống viêm mạnh từ Anthocyanins
  • Hỗ trợ ngăn ngừa cơn gout tái phát

Râu mèo (Chiết xuất tại Việt Nam): Ghi trong sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam"

  • Trung hoà acid uric
  • Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

Hy thiêm (Chiết xuất tại Việt Nam): Ghi trong sách "Những cây thuốc và vị thuốc Viêt Nam"

  • Giảm đau khớp, mạnh xương khớp
  • Giảm tổng hợp acid uric

3 cơ chế tác dụng của ANTAZ hỗ trợ hạ acid uric trong máu

  • Giảm tổng hợp acid uric
  • Tăng đào thải acid uric
  • Chống viêm giảm đau mạnh

Sự khác biệt của ANTAZ với các sản phẩm hỗ trợ giảm acid uric

  • Nền tảng khoa học từ nghiên cứu lâm sàng tại Anh, Mỹ, Úc
  • Kết hợp thành phần theo cơ chế tác dụng
  • Chuẩn hoá từ nguyên liệu đầu vào, theo tiêu chuẩn quốc tế

ANTAZ chứa thành phần Vitacherry - Chiết xuất anh đào số 1 tại Mỹ

  • Hàm lượng Anthocyanins type 1 và type 2 của Vitacherry cao hơn 15 lần
  • Tổng hàm lượng Anthocyanins của Vitacherry cao hơn 9 lần so với các thương hiệu anh đào khác
  • Được các nhãn hàng hàng đầu của Mỹ lựa chọn

 

 

####

ANTAZ thích hợp sử dụng với

  • Người bị tăng acid uric trong máu. Nam giới trên 7.0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l), nữ giới trên 6.5 mg/dl (hay trên 360 micromol/l).
  • Người bị mắc gout, có các cơn gout tái phát.
  • Người bị cơn gout cấp tính với triệu chứng: sưng khớp, đau khớp.

Hướng dẫn sử dụng ANTAZ

  • Khi bị cơn gout cấp: ngày 4 viên/ngày, chia 2 lần.
  • Khi acid uric trong máu tăng cao: 3 viên/ngày, chia 2 lần.
  • Khi acid uric trong máu ổn định: 2 viên/ngày.

Liệu trình sử dụng Antaz

Nghiên cứu khoa học cho thấy anh đào giúp:

  • 5-10 ngày: hỗ trợ giảm viêm đau khớp
  • 1 tháng: hỗ trợ giảm acid uric trong máu
  • 4 tháng: hỗ trợ giảm nguy cơ tái phát cơn gout cấp

 

Hạnh Nguyễn
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn