Bệnh gout và những điều cần biết

Ngày: 05/11/2020 lúc 17:32PM

Cùng với các bệnh rối loạn chuyển hóa khác như tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì, bệnh gout ngày càng gia tăng. Bài viết dưới đây tổng hợp những thông tin cần thiết nhất giúp bệnh nhân hiểu rõ, biết cách phòng tránh cũng như điều trị căn bệnh viêm khớp phổ biến này.

Gout là gì?

Gout là một loại bệnh viêm khớp phổ biến với các biểu hiện đau dữ dội, sưng tấy và cứng khớp, xuất hiện ở các đốt ngón chân, nhất là ngón chân cái. Các cơn gout xuất hiện nhanh và thường xuyên tái phát gây hại cho các mô ở vùng bị viêm và đau đớn cho người bệnh. Tăng huyết áp, bệnh tim mạch và béo phì đều là những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh gout.

Bệnh gout phổ biến và xuất hiện nhiều hơn ở nam giới, tuy nhiên cũng thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh. Báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) cho thấy, từ năm 2007 đến năm 2008, 8,3 triệu người Mỹ đã bị ảnh hưởng bởi bệnh gout. 

Một vài sự thật ngắn về bệnh gout

  • Bệnh gout là một dạng viêm khớp do dư thừa acid uric trong máu.

  • Các triệu chứng của bệnh gout là do phản ứng của cơ thể với sự hình thành các tinh thể acid uric trong khớp.

  • Bệnh gout thường gây sưng và viêm đau nhiều nhất ở khớp ngón chân cái

  • Các cơn gout thường xảy ra đột ngột vào nửa đêm.

  • Hầu hết các trường hợp bệnh gout đều được điều trị bằng thuốc đặc hiệu.

Điều trị bệnh gout 

Đa số các bệnh nhân bị gout đều được điều trị bằng thuốc. Thuốc được sử dụng để giảm các triệu chứng của cơn đau gout, ngăn ngừa các đợt gout tái phát, giảm nguy cơ biến chứng như sỏi thận và sự phát triển của hạt tophi.

Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm: thuốc chống viêm không steroid (NSAID), colchicin và corticosteroid, được dùng đường uống với tác dụng giảm viêm, giảm đau.

Một nhóm thuốc khác có tác dụng giảm sản xuất acid uric (do ức chế enzym xanthine oxidase) như allopurinol, hay cải thiện khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể của thận như probenecid.

Nếu không được điều trị kịp thời, cơn gout cấp sẽ gây đau dữ dội trong vòng 12 - 24 giờ. Cơ thể mỗi người có thể tự hồi phục mà không cần điều trị, tuy nhiên bạn sẽ phải chống trọi với những cơn đau khủng khiếp này trong 1 - 2 tuần.

Chẩn đoán bệnh gout

Bệnh gout thường khó chẩn đoán vì có các triệu chứng tương tự với một số bệnh lý khác. Tăng acid uric máu là tình trạng xảy ra ở phần lớn những người bị bệnh gout. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nồng độ acid uric vẫn ổn định khi cơn gout cấp bùng phát. Thêm vào đó, phần lớn những người bị tăng acid uric máu lại không tiến triển thành gout.

Bác sĩ có thể thực hiện chẩn đoán bằng xét nghiệm dịch khớp. Dịch từ khớp bị đâu được lấy ra bằng kim nhỏ, sau đó được kiểm tra để tìm tinh thể urat.

Nhiễm trùng khớp cũng có các triệu chứng tương tự như bệnh gout, bác sĩ thường tiến hành xét nghiệm dịch khớp để xác định nguyên nhân có phải do vi khuẩn hay không. Mẫu cần được gửi đến phòng thí nghiệm và mất vài ngày chờ để nhận được kết quả.

Ngoài ra, có thể làm tiến hành chẩn đoán bằng xét nghiệm đo nồng độ acid uric máu. Nhưng như đã đề cập, những người có nồng độ acid uric cao không chắc chắn bị bệnh gout và tương tự, một số người có tiến triển bệnh gout mà không bị tăng nồng độ acid uric trong máu.

Cuối cùng, có thể tìm kiếm các tinh thể urat xung quanh khớp bằng cách sử dụng siêu âm. Chụp X-quang không thể phát hiện bệnh gout, nhưng có thể được sử dụng để loại trừ các nguyên nhân khác.

Các giai đoạn của bệnh gout

Bệnh gout có nhiều giai đoạn tiến triển khác nhau.

Tăng acid uric máu không triệu chứng

Một người có thể có nồng độ acid uric trong máu cao mà không có bất kỳ triệu chứng nào của gout. Giai đoạn này không cần điều trị, mặc dù các tinh thể urat đã bắt đầu lắng đọng trong mô và gây ra tổn thương nhẹ.

Những người bị tăng acid uric máu mà không có triệu chứng thường được tư vấn thực hiện các biện pháp điều chỉnh để giải quyết các yếu tố nguy cơ gây tích tụ acid uric.

Bệnh gout cấp tính

Ở giai đoạn này, các tinh thể urat lắng đọng đột ngột, gây ra tình trạng viêm cấp tính và đau dữ dội. Các cơn đau bất ngờ bùng phát và giảm dần trong vòng 3 - 10 ngày. Các cơn gout cấp thường dễ bùng phát nếu thời tiết trở lạnh, khi bạn gặp stress hay sử dụng rượu và ma túy.

Khoảng thời gian giữa các cơn gout 

Giai đoạn này là khoảng thời gian giữa các cơn gout cấp. Trong nhiều tháng, các cơn gout có thể không bùng phát, nhưng nếu không điều trị, theo thời gian, bệnh sẽ kéo dài và xảy ra thường xuyên hơn. Trong khoảng thời gian này, các tinh thể urat tiếp tục lắng đọng tại mô.

Bệnh gout mãn tính

Bệnh gout mãn tính là loại bệnh gout gây suy nhược nhất. Tổn thương vĩnh viễn có thể xảy ra ở khớp và thận. Bệnh nhân có thể bị viêm khớp mãn tính, hình thành các hạt tophi và các thể urat lớn ở những vùng có nhiệt độ thấp hơn của cơ thể như khớp ngón tay.

Nếu một khoảng thời gian dài không điều trị (khoảng 10 năm), bệnh gout sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Nếu bệnh nhân được điều trị thích hợp thì khả năng tiến triển đến giai đoạn này là rất thấp. 

Pseudogout – “bệnh giả gout”

Là một tình trạng thường hay bị nhầm lẫn với bệnh gout. Các triệu chứng của bệnh rất giống với gout, tuy nhiên các cơn đau thường ít nghiêm trọng hơn. Sự khác biệt chính giữa bệnh gout và giả gout là các khớp xảy ra sự lắng đọng canxi pyrophosphat thay vì tinh thể urat. Bệnh giả gout cũng được điều trị khác với gout.

Nguyên nhân

Nguyên nhân ban đầu là do dư thừa hay tăng acid uric máu. Acid uric được tạo ra do quá trình phân hủy purin – lượng lớn có trong các loại thực phẩm như thịt, gia cầm và hải sản. 

Thông thường, acid uric được hòa tan trong máu và đào thải ra khỏi cơ thể nhờ thận. Nếu lượng acid uric vượt quá ngưỡng cho phép và không được đào thải hết, nó sẽ tích tụ và hình thành các tinh thể gây viêm và đau ở các khớp, mô xung quanh.

Các yếu tố nguy cơ

Có nhiều yếu tố nguy cơ tác động đến việc tăng acid uric máu và gây ra bệnh gout:

Tuổi và giới tính: Cơ thể nam giới sản xuất nhiều acid uric hơn phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ mãn kinh cũng có mức độ tương tự. 

Di truyền: Tiền sử gia đình mắc bệnh gout làm tăng khả năng mắc bệnh.

Lối sống: Sử dụng nhiều rượu bia làm giảm khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Một chế độ ăn giàu purin cũng làm yếu tố làm tăng đáng kể hàm lượng acid uric trong cơ thể.

Phơi nhiễm chì: Một số trường hợp mắc bệnh gout có liên quan đến  việc phơi nhiễm chì mãn tính.

Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng hàm lượng acid uric trong cơ thể, bao gồm thuốc lợi tiểu và thuốc có chứa salicylate.

Cân nặng: Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Người thừa cân có nhiều mô cơ thể do đó việc sản xuất acid uric dưới dạng chất chuyển hóa tăng cao hơn. Mức độ chất béo tăng cao hơn trong cơ thể cũng làm tăng mức độ viêm do các tế bào chất béo sản xuất ra cytokine gây viêm.

Chấn thương hay phẫu thuật: làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout

Các vấn đề sức khỏe khác: Suy thận và các vấn đề về thận làm giảm khả năng loại bỏ các chất thải trong cơ thể, dẫn đến nồng độ acid uric tăng cao. Một số vấn đề khác như tăng huyết áp hay tiểu đường cũng là nguy cơ dẫn đến bệnh gout.

Các triệu chứng của bệnh gout

Các cơn gout thường xảy đến đột ngột vào nửa đêm. Triệu chứng điển hình là đau khớp dữ dội, giảm dần đến khó chịu, viêm và đỏ.

Bệnh gout thường gây đau ở các khớp lớn của ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và ngón tay.

Cơn đau gout rất dữ dội. Một cựu chiến binh đã từng chia sẻ: “Tôi đã từng bị bắn, bị đánh đập, bị đâm và bị ném ra khỏi trực thăng, nhưng điều đó không là gì so với những cơn đau gout.”

Các biến chứng của bệnh gout

Trong một số trường hợp, bệnh gout có thể phát triển thành các tình trạng nghiêm trọng hơn:

  • Sỏi thận: các tinh thể urat tích tụ trong đường tiết niệu lâu ngày có thể gây ra sỏi thận

  • Cơn gout tái phát: có những người chỉ gặp cơn gout một lần, những người khác có thể tái phát thường xuyên, gây tổn thương dần dần cho các khớp và mô xung quanh.

Phòng tránh bệnh gout như thế nào?

Một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh gout:

  • Duy trì lượng chất lỏng hấp thụ vào 2-4 lít mỗi ngày

  • Hạn chế sử dụng rượu bia

  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh

Biện pháp khắc phục tại nhà

Những người bị bệnh gout có thể kiểm soát các cơn đau bằng cách điều chỉnh chế độ ăn của mình. Giảm các loại thực phẩm chứa nhiều purin để đảm bảo lượng acid uric trong máu không quá cao. Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu purin cần cảnh giác:

  • Cá cơm

  • Măng tây

  • Thận bò

  • Não

  • Đậu Hà Lan

  • Động vật hoang dã

  • Nước cốt thịt

  • Cá trích

  • Gan

  • Cá thu

  • Nấm

  • Cá mòi

  • Lá lách

Tuy nhiên, trong các nghiên cứu người ta cũng chỉ ra rằng, không phải chế độ ăn giàu purin nào cũng làm tăng nguy cơ hay các triệu chứng của bệnh gout. Ví dụ như măng tây, đậu, một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác và nấm đều là các thực phẩm giàu purin nhưng không gây ảnh hưởng đến nồng độ acid uric trong máu.

Các nghiên cứu dịch tễ học khác chỉ ra rằng, các loại rau giàu purin, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và đậu, trái cây ít đường, cà phê và vitamin C làm giảm nồng độ acid uric máu nhưng không làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Các loại thịt có màu đỏ, đồ uống có đường fructose và rượu cũng làm tăng nguy cơ của bệnh.

Vai trò của acid uric trong bệnh gout được tìm hiểu rõ ràng, kết hợp với các loại thuốc điều trị rộng rãi giúp con người có khả năng kiểm soát gout tốt hơn.

Nguồn: Medical News Today

Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới:

http://www.arthritis.org/about-arthritis/types/calcium-pyrophosphate-deposition-disease-cppd/

https://www.cdc.gov/nchs/ppt/icd9/att7CroftSep08.pdf

https://www.cdc.gov/arthritis/basics/gout.html

https://www.niams.nih.gov/Health_Info/Gout/

https://www.hopkinsarthritis.org/arthritis-info/gout/clinical-presentation-of-gout/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23253231

https://www.atsdr.cdc.gov/csem/csem.asp?csem=7&po=10

https://livingreen.vn/blogs/bai-viet-moi-nhat/antaz-anh-dao-kiem-soat-benh-gout

ANTAZ là sự kết hợp hoàn hảo của 3 thành phần: Vitacherry (Anh đào Montmorency), Hy thiêm và Râu mèo

Vitacherry (Nhập khẩu từ Mỹ): sử dụng rộng rãi ở Mỹ để hỗ trợ giảm acid uric máu và ngăn ngừa gout

  • Giảm tổng hợp acid uric
  • Chống viêm mạnh từ Anthocyanins
  • Hỗ trợ ngăn ngừa cơn gout tái phát

Râu mèo (Chiết xuất tại Việt Nam): Ghi trong sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam"

  • Trung hoà acid uric
  • Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

Hy thiêm (Chiết xuất tại Việt Nam): Ghi trong sách "Những cây thuốc và vị thuốc Viêt Nam"

  • Giảm đau khớp, mạnh xương khớp
  • Giảm tổng hợp acid uric

3 cơ chế tác dụng của ANTAZ hỗ trợ hạ acid uric trong máu

  • Giảm tổng hợp acid uric
  • Tăng đào thải acid uric
  • Chống viêm giảm đau mạnh

Sự khác biệt của ANTAZ với các sản phẩm hỗ trợ giảm acid uric

  • Nền tảng khoa học từ nghiên cứu lâm sàng tại Anh, Mỹ, Úc
  • Kết hợp thành phần theo cơ chế tác dụng
  • Chuẩn hoá từ nguyên liệu đầu vào, theo tiêu chuẩn quốc tế

ANTAZ chứa thành phần Vitacherry - Chiết xuất anh đào số 1 tại Mỹ

  • Hàm lượng Anthocyanins type 1 và type 2 của Vitacherry cao hơn 15 lần
  • Tổng hàm lượng Anthocyanins của Vitacherry cao hơn 9 lần so với các thương hiệu anh đào khác
  • Được các nhãn hàng hàng đầu của Mỹ lựa chọn

 

 

####

ANTAZ thích hợp sử dụng với

  • Người bị tăng acid uric trong máu. Nam giới trên 7.0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l), nữ giới trên 6.5 mg/dl (hay trên 360 micromol/l).
  • Người bị mắc gout, có các cơn gout tái phát.
  • Người bị cơn gout cấp tính với triệu chứng: sưng khớp, đau khớp.

Hướng dẫn sử dụng ANTAZ

  • Khi bị cơn gout cấp: ngày 4 viên/ngày, chia 2 lần.
  • Khi acid uric trong máu tăng cao: 3 viên/ngày, chia 2 lần.
  • Khi acid uric trong máu ổn định: 2 viên/ngày.

Liệu trình sử dụng Antaz

Nghiên cứu khoa học cho thấy anh đào giúp:

  • 5-10 ngày: hỗ trợ giảm viêm đau khớp
  • 1 tháng: hỗ trợ giảm acid uric trong máu
  • 4 tháng: hỗ trợ giảm nguy cơ tái phát cơn gout cấp

 

BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn