8 cách hiệu quả giúp giảm acid uric máu
Ngày: 30/10/2020 lúc 17:04PM
Để cải thiện và phòng ngừa bệnh Gout, ngoài việc sử dụng thuốc và các liệu pháp điều trị thì có rất nhiều cách hiệu quả, dễ làm để giảm nồng độ acid uric và giảm thiểu nguy cơ mắc gout.
Gout là tình trạng viêm xảy ra khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao hơn mức bình thường. Các tinh thể acid uric lắng đọng trong các khớp, thường là khớp ngón chân hay ngón tay cái là nguyên nhân gây ra các cơn đau dữ dội và sưng tấy.
Một số người cần đến thuốc để điều trị gout, nhưng thay đổi chế độ ăn và lối sống cũng giúp cải thiện bệnh. Giảm nồng độ acid uric huyết có thể làm giảm được nguy cơ xuất hiện các cơn gout cấp và mức độ nặng của bệnh.
Không chỉ có lối sống, rất nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc gout. Do đó, để chắc chắn, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để có phương pháp phòng tránh bệnh tốt nhất.
Tuy nhiên chúng tôi có thể gợi ý cho bạn một số các đơn giản để giúp giảm nồng độ acid uric máu.
Hạn chế ăn các thực phẩm giàu purin
Purin là hợp chất tự nhiên có trong một số loại thực phẩm. Purin sau khi vào cơ thể được thoái hóa thành acid uric. Vì vậy ăn quá nhiều thực phẩm chứa purin có thể làm tăng nồng độ acid uric.
Tuy nhiên, một số thực phẩm giàu purin cũng có lợi cho sức khỏe, do đó chúng ta chỉ nên giảm lượng thực phẩm này chứ không cần tránh hoàn toàn.
Một số thực phẩm có hàm lượng purin cao:
- Thịt động vật hoang dã như thịt nai.
- Cá hồi, cá ngừ, cá tuyết chấm đen, cá mòi, cá cơm, trai và cá trích.
- Rượu và bia.
- Thực phẩm giàu chất béo như thịt xông khói, các sản phẩm từ sữa và thịt đỏ (cả thịt bê).
- Thịt nội tạng như gan, lá lách, tim, thận ,…
- Thực phẩm và đồ uống có đường.
Một số thực phẩm có hàm lượng purin trung bình:
- Thịt nguội
- Một số thịt khác gồm giăm bông và thịt bò.
- Gia cầm.
- Hàu, tôm, cua, tôm hùm
Ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purin thấp
Mọi người có thể làm giảm acid uric máu hoặc đơn giản là kiểm soát nồng độ này trong mức ổn định bằng cách chuyển sang ăn các thực phẩm có hàm lượng purin thấp. Một số thực phẩm có chứa hàm lượng purin thấp như:
- Các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không chứa chất béo.
- Bơ lạc và hầu hết các loại hạt.
- Hầu hết các loại trái cây và rau xanh.
- Cà phê.
- Gạo nguyên hạt, bánh mì, khoai tây.
Chỉ thay đổi chế độ ăn không thể loại bỏ hoàn toàn bệnh gout nhưng có thể ngăn ngừa các cơn gout cấp. Tuy nhiên, cũng có một lưu ý rằng không phải tất cả nhưng người bị mắc gout đều có chế độ ăn giàu purin vì việc mắc bệnh liên quan đến rất nhiều yếu tố. Ví dụ như yếu tố di truyền: một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhưng người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người da trắng. Ngoài ra còn có một số yếu tố ảnh hưởng khác như những người bị béo phì hoặc phụ nữ sau mãn kinh cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.
Tránh sử dụng các thuốc làm tăng nồng độ acid uric
Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ acid uric bao gồm:
- Một số thuốc lợi tiểu như furosemid, hydrochlorothiazide.
- Thuốc ức chế miễn dịch đặc biệt là sau khi cấy ghép nội tạng.
- Aspirin liều thấp.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc sử dụng các thuốc trên là rất cần thiết, do đó bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi thay đổi bất kỳ loại thuốc điều trị nào.
Duy trì cân nặng hợp lý
Một cân nặng lý tưởng sẽ giúp giảm nguy cơ gout cấp. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi.
Thừa cân cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa như tăng huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cholesterol máu. Bên cạnh đó thừa cân cũng có liên quan đến sự tăng acid uric máu, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gout.
Giảm cân cấp tốc, nhất là bằng việc nhịn ăn cũng có thể làm tăng nồng độ acid uric. Vì vậy bạn nên tập trung vào việc thay đổi cân nặng từ từ một cách hiệu quả như hoạt động nhiều hơn, cân bằng chế độ dinh dưỡng, lựa chọn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, …
Tránh đồ uống có cồn và đồ uống ngọt
Việc tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn và đồ ngọt như soda và nước hoa quả ngọt có liên quan đến việc tăng nguy cơ tiến triển bệnh gout.
Rượu, bia và đồ uống ngọt cũng chứa những loại calo không cần thiết và có khả năng làm tăng cân cũng như các vấn đề chuyển hóa.
Uống cà phê
Một số nghiên cứu kết luận rằng người thường xuyên uống cà phê tiến triển bệnh gout chậm hơn. Một phân tích năm 2010 của Nurses’ Health Study khảo sát trên những người tham gia là nữ giới chỉ ra rằng nguy cơ mắc gout giảm đi khi tăng lượng cà phê nạp vào.
Những người uống 1 đến 3 tách cà phê mỗi ngày thường giảm nguy cơ mắc bệnh gout hơn những người không uống khoảng 22%. Phụ nữ uống hơn 4 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm 57% nguy cơ bệnh gout.
Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng tiêu thụ cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Một đánh giá và phân tích vào năm 2014 về việc tiêu thụ cà phê lâu dài cho thấy những người uống 3 đến 5 tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ mắc tim mạch ở mức thấp nhất. Do những người bị bệnh gout có nguy cơ mắc bệnh tim mạch nên uống cà phê để cải thiện sức khỏe.
Tuy nhiên, cà phê làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính và khả năng gãy xương ở phụ nữ, vậy nên cân nhắc rủi ro và lợi ích trước khi sử dụng.
Bổ sung vitamin C
Bổ sung vitamin C có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Theo một phân tích tổng hợp năm 2011 gồm 13 thử nghiệm ngẫu nhiên cho thấy vitamin C giảm đáng kể nồng độ acid uric máu.
Nồng độ acid uric giảm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Tuy nhiên, nghiên cứu không chứng minh chắc chắn vitamin C có tác dụng điều trị hay ngăn ngừa bệnh gout, nó chỉ là làm giảm nồng độ acid uric.
Dùng thử cherry
Nghiên cứu ban đầu cho thấy cherry có thể giảm nguy cơ xuất hiện cơn gout cấp, đặc biệt những người có tiền sử mắc bệnh.
Một nghiên cứu vào năm 2012 trên 633 người bệnh gout thấy việc ăn cherry trong 2 ngày làm giảm nguy cơ mắc gout đến 35%.
Kết quả này xảy ra kể cả khi các nhà nghiên cứu đã kiểm soát các yếu tố như tuổi tác, giới tính, uống rượu, sử dụng thuốc lợi tiểu hay các thuốc điều trị gout.
Trong số những người cùng sử dụng allopurinol (một loại thuốc điều trị gout), những người kết hợp với việc ăn cherry giảm 75% nguy cơ xuất hiện gout cấp.
Tóm lại
Gout là một tình trạng bệnh lý đau đớn thường xảy ra cùng với các bệnh lý nghiêm trọng khác. Mặc dù lối sống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ gout cấp nhưng chưa đủ để điều trị bệnh.
Một số người có chế độ ăn cân bằng vẫn có thể mắc bệnh gout và không phải tất cả những người ăn chế độ ăn nhiều purin đều có triệu chứng của bệnh.
Thuốc có thể giúp giảm đau và phòng ngừa những cơn gout tái phát. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các triệu chứng và những lối sống lành mạnh để đẩy lùi bệnh gout.
Nguồn: MedicalNewsToday
Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới
https://www.medicalnewstoday.com/articles/144827
https://www.arthritis.org/health-wellness/healthy-living/nutrition/healthy-eating/which-foods-are-safe-for-gout
https://www.medicalnewstoday.com/articles/270202
https://www.rheumatology.org/I-Am-A/Patient-Caregiver/Diseases-Conditions/Gout
https://www.medicalnewstoday.com/articles/161255
https://www.medicalnewstoday.com/articles/323446
https://www.medicalnewstoday.com/articles/270644
https://www.medicalnewstoday.com/articles/9152#causes
https://www.medicalnewstoday.com/articles/237191
https://familydoctor.org/low-purine-diet/
https://www.medicalnewstoday.com/articles/245588
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/1756-185X.12622
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2937590/
https://www.ahajournals.org/doi/10.1161/circulationaha.113.005925
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/1756-185X.12622
https://www.medicalnewstoday.com/articles/172179
https://www.medicalnewstoday.com/articles/173312
http://medicalnewstoday.com/articles/195878
https://journals.lww.com/co-rheumatology/Abstract/2010/03000/A_prescription_for_lifestyle_change_in_patients.11.aspx
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1002/acr.20519
https://thainhien.myharavan.com/adminv2/sale_channels/web/blogs/1000570800/articles/1001246710
ANTAZ là sự kết hợp hoàn hảo của 3 thành phần: Vitacherry (Anh đào Montmorency), Hy thiêm và Râu mèo
Vitacherry (Nhập khẩu từ Mỹ): sử dụng rộng rãi ở Mỹ để hỗ trợ giảm acid uric máu và ngăn ngừa gout
- Giảm tổng hợp acid uric
- Chống viêm mạnh từ Anthocyanins
- Hỗ trợ ngăn ngừa cơn gout tái phát
Râu mèo (Chiết xuất tại Việt Nam): Ghi trong sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam"
- Trung hoà acid uric
- Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric
Hy thiêm (Chiết xuất tại Việt Nam): Ghi trong sách "Những cây thuốc và vị thuốc Viêt Nam"
- Giảm đau khớp, mạnh xương khớp
- Giảm tổng hợp acid uric
3 cơ chế tác dụng của ANTAZ hỗ trợ hạ acid uric trong máu
- Giảm tổng hợp acid uric
- Tăng đào thải acid uric
- Chống viêm giảm đau mạnh
Sự khác biệt của ANTAZ với các sản phẩm hỗ trợ giảm acid uric
- Nền tảng khoa học từ nghiên cứu lâm sàng tại Anh, Mỹ, Úc
- Kết hợp thành phần theo cơ chế tác dụng
- Chuẩn hoá từ nguyên liệu đầu vào, theo tiêu chuẩn quốc tế
ANTAZ chứa thành phần Vitacherry - Chiết xuất anh đào số 1 tại Mỹ
- Hàm lượng Anthocyanins type 1 và type 2 của Vitacherry cao hơn 15 lần
- Tổng hàm lượng Anthocyanins của Vitacherry cao hơn 9 lần so với các thương hiệu anh đào khác
- Được các nhãn hàng hàng đầu của Mỹ lựa chọn
####
ANTAZ thích hợp sử dụng với
- Người bị tăng acid uric trong máu. Nam giới trên 7.0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l), nữ giới trên 6.5 mg/dl (hay trên 360 micromol/l).
- Người bị mắc gout, có các cơn gout tái phát.
- Người bị cơn gout cấp tính với triệu chứng: sưng khớp, đau khớp.
Hướng dẫn sử dụng ANTAZ
- Khi bị cơn gout cấp: ngày 4 viên/ngày, chia 2 lần.
- Khi acid uric trong máu tăng cao: 3 viên/ngày, chia 2 lần.
- Khi acid uric trong máu ổn định: 2 viên/ngày.
Liệu trình sử dụng Antaz
Nghiên cứu khoa học cho thấy anh đào giúp:
- 5-10 ngày: hỗ trợ giảm viêm đau khớp
- 1 tháng: hỗ trợ giảm acid uric trong máu
- 4 tháng: hỗ trợ giảm nguy cơ tái phát cơn gout cấp