Tác dụng của chiết xuất lá ô liu (olive) với bệnh tim mạch và đái tháo đường

Ngày: 11/04/2021 lúc 16:21PM

Chiết xuất từ lá ô liu (olive) và thành phần oleuropein được biết đến với tác dụng giảm huyết áp nhưng những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng lợi ích về sức khỏe của nó còn vượt xa hơn mong đợi.

Cây ô liu (tên khoa học Olea europaea) có chứa oleuropein trong lá cũng như quả, đặc biệt với những kỹ thuật chế biến ngày nay cho phép sự chiết xuất hoạt chất ổn định.

tác dụng của láô liu

Các nhà khoa học đã phân lập được một hợp chất từ dầu ô liu với tác dụng tuyệt vời trong việc bảo vệ sức khỏe cũng như kéo dài tuổi thọ. Hợp chất này có tên là oleuropein, đây là 1 polyphenol có thể giúp làm giảm cholesterol xấu, huyết áp, phòng tránh ung thư cũng như chống lại sự phá hủy của các gốc tự do và làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình suy giảm nhận thức. Oleuropein có hương vị đặc biệt thơm, hơi hăng gần như đắng có trong dầu ô liu chất lượng cao. Đây chính là thành phần trong dầu ô liu có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và phòng ngừa các loại bệnh. Theo 1 nghiên cứu, dùng oleuropein cho động vật có khối u, khối u thoái lui và biến mất hoàn toàn trong 9 đến 12 ngày.

Tác dụng của lá olive trên huyết áp

tác dụng của láô liu

Các nghiên cứu trên động vật đã chứng minh rằng chiết xuất từ lá ô liu có làm giảm đáng kể tình trạng tăng huyết áp. Nổi bật hơn, hiệu quả của chế phẩm được quan sát rõ khi sử dụng cho động vật trước và sau khi gây tăng huyết áp. Điều này chứng minh rằng chiết xuất lá ô liu vừa có thể phòng tránh vừa có thể cải thiện tình trạng tăng huyết áp.

Việc hạ áp của chiết xuất này còn đi kèm với tác dụng làm giảm áp lực thành thất trái, điều này còn giúp cải thiện lượng máu đến mạch vành. Một số nghiên cứu trên người cũng chứng minh được tác dụng làm giảm thông số huyết áp đáng kể.

Trong một nghiên cứu trên 10 cặp sinh đôi cùng trứng bị tăng huyết áp đã được loại bỏ các biến thể di truyền ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu, sau 8 tuần, nhóm sử dụng giả dược không có sự thay đổi về huyết áp, còn nhóm sử dụng chế phẩm 1000mg/ngày chiết xuất là ô liu lại có thể giảm được trung bình 11 mmHg huyết áp tâm thu và khoảng 4 mmHg huyết áp tâm trương. Ngoài ra, nhóm được sử dụng chế phẩm còn có nồng độ LDL – cholesterol thấp hơn đáng kể.

Một nghiên cứu khác trên các bệnh nhân tăng huyết áp độ II cũng chỉ ra rằng chiết xuất lá ô liu có tác dụng hạ áp tương tự. Nhóm sử dụng chiết xuất ô liu liều lượng 500 mg, 2 lần mỗi ngày còn nhóm sử dụng captopril liều lượng 25 mg hoặc 50 mg 2 lần mỗi ngày. Kết quả cho thấy, sau 8 tuần sử dụng, huyết áp của cả hai nhóm bệnh nhân đều giảm đáng kể so với nhóm chứng và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa cả hai nhóm. Mặc dù cơ chế tác dụng của 2 chất là khác nhau (captopril là chất ức chế men chuyển ACEI còn oleuropein lại hoạt động như 1 chất chẹn kênh Ca2+ nhưng cả hai đều giúp giãn mạch và giảm sức căng thành mạch, từ đó giúp hạ huyết áp.

Tác dụng của lá olive trên động mạch

Cả huyết áp và chức năng động mạch chứng là những thông số để đánh giá sức khỏe tim mạch. Các tế bào biểu mô động mạch đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định lưu lượng máu cũng như huyết áp. Các tế bào này cũng điều chỉnh sự phân bố của các tế bào cơ trơn và duy trì dòng máu đến các vi mạch. Rối loạn chức năng nội mô là một trong những giai đoạn sớm nhất của tình trạng vữa xơ động mạch, xảy ra khi các mảng xơ vữa tích tụ trong thành động mạch. Những mảng này gây tắc nghẽn và có thể dẫn đến đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

Chiết xuất lá ô liu giúp chống lại sự rối loạn chức năng nội mô ở nhiều cấp độ. Chúng làm tăng sản xuất oxit nitric, một chất làm giãn mạch. Chúng làm giảm sản xuất và hoạt động của enzym metalloproteinase nền (MMPs). MMP hoạt động quá mức sẽ làm mất chất nền dạng gel giữ các tế bào lại với nhau, làm cho lớp niêm mạc mạch máu ngày càng dễ bị tổn thương do mảng bám. Các chất nền này cũng giúp làm chậm quá trình oxy hóa LDL-cholesterol - một trong những nguyên nhân sớm của xơ vữa động mạch. Khi LDL bị oxy hóa sẽ tạo thành các yếu tố gây viêm và làm tổn thương thêm động mạch. Chiết xuất lá ô liu được chứng minh có tác dụng chống viêm theo nhiều đích khác nhau.

Các hợp chất polyphenol được tìm thấy trong lá ô liu đã được chứng minh là giúp ngăn chặn trực tiếp sự hình thành các mảng vữa xơ động mạch theo hai cách. Đầu tiên, chúng làm giảm sản xuất và hoạt động của một loạt “phân tử kết dính”, những chất này làm cho bạch cầu và tiểu cầu dính vào thành động mạch, dẫn đến hình thành mảng bám sớm. Thứ hai, chúng làm giảm sự kết tập tiểu cầu theo nhiều cơ chế từ đó làm giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông và giảm nguy cơ đau thắt ngực hay tai biến mạch máu não.

Tác dụng của lá olive liên quan đến đái tháo đường

tác dụng của láô liu

Đái tháo đường (và tiền đái tháo đường) là tình trạng tăng đường huyết mạn tính, điều này gây stress oxy hóa trong cơ thể, dẫn đến tình trạng viêm, phá hủy các cơ quan cũng như tình trạng lão hóa sớm. Điều trị đái tháo đường có 2 mục tiêu chính đó là làm giảm đường huyết về mức bình thường và thứ hai là hạn chế các biến chứng do tình trạng tăng đường huyết gây ra.

Các chất chiết xuất từ ​​lá ô liu đang cho thấy những hứa hẹn trong cả hai mục tiêu trên. Trong các nghiên cứu trên động vật và phòng thí nghiệm, chiết xuất lá ô liu và oleuropein đã được chứng minh có tác dụng làm giảm đường huyết thông qua một số cơ chế. Các chất này làm chậm quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường đơn, làm chậm quá trình hấp thu những đường đơn này ở ruột non, và tăng vận chuyển glucose từ máu và các mô. Chúng bảo vệ các mô khỏi tác hại của chất oxy hóa gây ra khi glucose liên kết với protein trong quá trình glycation, bên cạnh đó các chất này cũng làm tăng mức độ hoạt động của các hệ thống chống oxy hóa tự nhiên trong cơ thể.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng động vật bị đái tháo đường được bổ sung chiết xuất từ ​​lá ô liu sẽ giảm đáng kể đường huyết và cholesterol. Trong một nghiên cứu đối đầu, chuột mắc đái tháo đường được sử dụng chiết xuất lá ô liu hoặc glyburide - một loại thuốc hạ đường huyết phổ biến. Vào cuối nghiên cứu, tác dụng chống đái tháo đường của chiết xuất lá ô liu đã tỏ ra vượt trội so với thuốc.

Một nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng khi những con chuột thí nghiệm ăn một chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều carbohydrate, chúng sẽ phát triển tất cả các dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa (mỡ bụng, tăng huyết áp, rối loạn lipid và rối loạn glucose). Nhưng khi những con chuột này ăn chế độ ăn trên kèm chiết xuất từ ​​lá ô liu, hầu như tất cả các bất thường về chuyển hóa được cải thiện thậm chí một số rối loạn còn trở về bình thường.

Nghiên cứu trên người cho thấy bổ sung 500 mg chiết xuất lá ô liu/ngày làm giảm đáng kể nồng độ HbA1c, thông số đánh giá sự đường huyết trong một khoảng thời gian dài. Chiết xuất này cũng làm giảm mức insulin huyết tương lúc đói, đây là một tác dụng tuyệt vời vì tăng insulin kéo dài có thể góp phần làm tăng nguy cơ ung thư của bệnh nhân tiểu đường.

Kết luận

Chiết xuất từ lá ô liu (olive) nhất là hợp chất oleuropein có tác dụng làm giảm cũng như ngăn ngừa rất nhiều bệnh và nổi bật trong đó là những bệnh liên quan đến tim mạch và chuyển hóa. Do đó, dầu ô liu hay chiết xuất từ lá ô liu được đánh giá cao trong việc bảo vệ sức khỏe cũng như làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.

OLIVE - Thành phần chiết xuất lá ô liu hỗ trợ giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch

OLIVE là sự kết hợp hoàn hảo của 3 thành phần: Lá ô liu chiết xuất Oleuropein, Hạt nho, Đan sâm

la-o-liu-oliveLá ô liu (nhập khẩu từ Tây Ban Nha): chuẩn hóa 20% oleuropein giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu và tai biến mạch máu não thông qua:

  • Giảm tổng hợp, tăng đào thải cholesterol

  • Hỗ trợ hạ huyết áp nhờ ức chế men chuyển và chẹn kênh Canxi

  • Tăng độ nhạy của insulin, tăng chuyển hoá mỡ và tinh bột

Hạt nho (nhập khẩu từ Tây Ban Nha): giàu các chất chống oxy hóa, an toàn và hiệu quả trong việc giảm các chỉ số mỡ máu triglycerid, cholesterol toàn phần, LDL-C, Ox-LDL, ngăn cản quá trình hình thành mảng xơ vữa.

Đan sâm (từ vùng dược liệu Sapa): giúp bảo vệ lớp nội mạch mạch máu, được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh mạch máu bao gồm xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tăng mỡ máu và đột quỵ.

Đặc điểm nổi bật của OLIVE

 

 

OLIVE thích hợp sử dụng với

Người có mỡ máu cao, có nguy cơ xơ vữa mạch máu. 

Người có nguy cơ tai biến mạch máu não do xơ vữa mạch máu: người mỡ máu cao, người bị đái tháo đường, người bị tăng huyết áp.

Hướng dẫn sử dụng OLIVE

Uống 1 viên mỗi ngày, tiện lợi và dễ tuân thủ.

Nên sử dụng duy trì ít nhất 2 tháng để thấy sự cải thiện rõ rệt chỉ số mỡ máu.

Nguồn: Life Extension

Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới:

http://http://www.tesisenred.net/bitstream/handle/10803/7208/tvk.pdf?sequence=1#page=30

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21179340/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15736919/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18069902/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16024000/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3724206/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12648829/

Khayyal MT, el-Ghazaly MA, Abdallah DM, Nassar NN, Okpanyi SN, Kreuter MH. Blood pressure lowering effect of an olive leaf extract (Olea europaea) in L-NAME induced hypertension in rats. Arzneimittelforschung.2002;52(11):797-802.

Cherif S, Rahal N, Haouala M, et al. A clinical trial of a titrated Olea extract in the treatment of essential arterial hypertension. J Pharm Belg. 1996 Mar-Apr;51(2):69-71.

Perrinjaquet-Moccetti T, Busjahn A, Schmidlin C, Schmidt A, Bradl B, Aydogan C. Food supplementation with an olive (Olea europaea L.) leaf extract reduces blood pressure in borderline hypertensive monozygotic twins. Phytother Res. 2008 Sep;22(9):1239-42.

http://www.rxlist.com/capoten-drug.htm

Scheffler A, Rauwald HW, Kampa B, Mann U, Mohr FW, Dhein S. Olea europaea leaf extract exerts L-type Ca(2+) channel antagonistic effects. J Ethnopharmacol.2008 Nov 20;120(2):233-40.

Gilani AH, Khan AU, Shah AJ, Connor J, Jabeen Q. Blood pressure lowering effect of olive is mediated through calcium channel blockade. Int J Food Sci Nutr.2005 Dec;56(8):613-20.

Zare L, Esmaeili-Mahani S, Abbasnejad M, et al. Oleuropein, chief constituent of olive leaf extract, prevents the development of morphine antinociceptive tolerance through inhibition of morphine-induced L-type calcium channel overexpression. Phytother Res. 2012 Nov;26(11):1731-7.

Visioli F, Bellosta S, Galli C. Oleuropein, the bitter principle of olives, enhances nitric oxide production by mouse macrophages. Life Sci. 1998;62(6):541-6.

Rocha BS, Gago B, Barbosa RM, Laranjinha J. Dietary polyphenols generate nitric oxide from nitrite in the stomach and induce smooth muscle relaxation. Toxicology.2009 Nov 9;265(1-2):41-8.

Palmieri D, Aliakbarian B, Casazza AA, et al. Effects of polyphenol extract from olive pomace on anoxia-induced endothelial dysfunction. Microvasc Res. 2012 May;83(3):281-9.

Scoditti E, Calabriso N, Massaro M, et al. Mediterranean diet polyphenols reduce inflammatory angiogenesis through MMP-9 and COX-2 inhibition in human vascular endothelial cells: A potentially protective mechanism in atherosclerotic vascular disease and cancer. Arch Biochem Biophys. 2012 Nov 15;527(2):81-9.

Dell’Agli M, Fagnani R, Galli GV, et al. Olive oil phenols modulate the expression of metalloproteinase 9 in THP-1 cells by acting on nuclear factor-kappaB signaling. J Agric Food Chem. 2010 Feb 24;58(4):2246-52.

Jemai H, Bouaziz M, Fki I, El Feki A, Sayadi S. Hypolipidimic and antioxidant activities of oleuropein and its hydrolysis derivative-rich extracts from Chemlali olive leaves. Chem Biol Interact. 2008 Nov 25;176(2-3):88-98.

Visioli F, Galli C. Oleuropein protects low density lipoprotein from oxidation. Life Sci. 1994;55(24):1965-71.

Masella R, Vari R, D’Archivio M, et al. Extra virgin olive oil biophenols inhibit cell-mediated oxidation of LDL by increasing the mRNA transcription of glutathione-related enzymes. J Nutr.2004 Apr;134(4):785-91.

Wang L, Geng C, Jiang L, et al. The anti-atherosclerotic effect of olive leaf extract is related to suppressed inflammatory response in rabbits with experimental atherosclerosis. Eur J Nutr. 2008 Aug;47(5):235-43.

Impellizzeri D, Esposito E, Mazzon E, et al. The effects of oleuropein aglycone, an olive oil compound, in a mouse model of carrageenan-induced pleurisy. Clin Nutr. 2011 Aug;30(4):533-40.

Carluccio MA, Siculella L, Ancora MA, et al. Olive oil and red wine antioxidant polyphenols inhibit endothelial activation: antiatherogenic properties of Mediterranean diet phytochemicals. Arterioscler Thromb Vasc Biol. 2003 Apr 1;23(4):622-9.

Turner R, Etienne N, Alonso MG, et al. Antioxidant and anti-atherogenic activities of olive oil phenolics. Int J Vitam Nutr Res. 2005 Jan;75(1):61-70.

Dell’Agli M, Fagnani R, Mitro N, et al. Minor components of olive oil modulate proatherogenic adhesion molecules involved in endothelial activation. J Agric Food Chem. 2006 May 3;54(9):3259-64.

Singh I, Mok M, Christensen AM, Turner AH, Hawley JA. The effects of polyphenols in olive leaves on platelet function. Nutr Metab Cardiovasc Dis. 2008 Feb;18(2):127-32.

Zbidi H, Salido S, Altarejos J, et al. Olive tree wood phenolic compounds with human platelet antiaggregant properties. Blood Cells Mol Dis. 2009 May-Jun;42(3):279-85.

Wainstein J, Ganz T, Boaz M, et al. Olive leaf extract as a hypoglycemic agent in both human diabetic subjects and in rats. J Med Food. 2012 Jul;15(7):605-10.

Gonzalez M, Zarzuelo A, Gamez MJ, Utrilla MP, Jimenez J, Osuna I. Hypoglycemic activity of olive leaf. Planta Med. 1992 Dec;58(6):513-5.

Al-Azzawie HF, Alhamdani MS. Hypoglycemic and antioxidant effect of oleuropein in alloxan-diabetic rabbits. Life Sci. 2006 Feb 16;78(12):1371-7.

Jemai H, El Feki A, Sayadi S. Antidiabetic and antioxidant effects of hydroxytyrosol and oleuropein from olive leaves in alloxan-diabetic rats. J Agric Food Chem. 2009 Oct 14;57(19):8798-804.

Eidi A, Eidi M, Darzi R. Antidiabetic effect of Olea europaea L. in normal and diabetic rats. Phytother Res. 2009 Mar;23(3):347-50.

Poudyal H, Campbell F, Brown L. Olive leaf extract attenuates cardiac, hepatic, and metabolic changes in high carbohydrate-, high fat-fed rats. J Nutr. 2010 May;140(5):946-53.

Thu Hằng
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn