Những điều cần biết về xơ vữa mạch máu trong đột quỵ

Ngày: 26/11/2021 lúc 00:30AM

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba ở Mỹ. Đột quỵ làm suy giảm nghiêm trọng các chức năng quan trọng của cơ thể. Nó có thể biến một người đang khỏe mạnh trở thành một người tàn tật. Các biến chứng của đột quỵ vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.

Trước đây, hầu hết các bác sĩ chỉ tập trung vào việc điều trị đột quỵ bằng phẫu thuật động mạch cảnh, đặt stent thay vì chẩn đoán sớm và chăm sóc phòng ngừa. May mắn thay, việc chẩn đoán và các chiến lược phòng ngừa đột quỵ đã tiến bộ rất nhiều trong những năm gần đây. Những tiến bộ trong công nghệ hình ảnh cho phép phát hiện mảng xơ vữa động mạch gây đột quỵ nhiều năm trước xảy ra biến cố. 

Cách tiếp cận mạnh mẽ trong phòng ngừa đột quỵ là sàng lọc và chẩn đoán để đánh giá nguy cơ, thực hiện các chiến lược dinh dưỡng và thay đổi lối sống để ngăn ngừa các mảng bám. Các phẫu thuật như cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh (để loại bỏ sự tích tụ mảng bám từ động mạch cảnh) sẽ chỉ được sử dụng khi các lựa chọn chăm sóc phòng ngừa không còn tác dụng, bởi các thủ tục xâm lấn chính là đại diện cho sự thất bại của y học dự phòng.

Đột quỵ xảy ra như thế nào?

Đột quỵ là tình trạng tổn thương não khi lượng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể dẫn đến não bị thiếu oxy. Đột quỵ xảy ra khi một phần của mảng xơ vữa động mạch vỡ ra, di chuyển vào và làm tắc nghẽn mạch máu đến não. Bất kỳ mạch máu nào dẫn máu từ tim đến não bị tắc nghẽn đều có thể gây đột quỵ. Trong đó, hai động mạch cảnh ở hai bên cổ là nơi dễ phát triển mảng bám nhất. Mảng xơ vữa tích tụ trong động mạch vành và gây tắc nghẽn mạch máu trong tim sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Johann Jacob Wepfer (sinh năm 1620 tại Thụy Sĩ) là người đầu tiên nghiên cứu và phát hiện các dấu hiệu xuất huyết trong não của những bệnh nhân chết vì đột quỵ. Từ các nghiên cứu khám nghiệm tử thi, ông hiểu thêm về động mạch cảnh và động mạch đốt sống - thân nền cung cấp máu cho não. Ông cũng là người đầu tiên cho rằng đột quỵ, ngoài nguyên nhân do xuất huyết não, còn có thể do sự tắc nghẽn của một trong những động mạch chính cung cấp máu cho não bởi các mảng xơ vữa.

Vậy nguồn gốc của những mảng xơ vữa này là do đâu?

Mảng xơ vữa động mạch cũng là một mô sống, hình thành do sự tích tụ chất béo và cholesterol. Chế độ ăn uống không lành mạnh, lười vận động, cholesterol cao hay thừa cân  có thể làm mảng xơ vữa phát triển và dần dần trở nên không ổn định. Đến một lúc nào đó, mảng xơ vữa bị vỡ ra, các mảnh vụn nhỏ di chuyển đến não bộ. Các mảng bám bị vỡ di chuyển trong lòng mạch, kích hoạt tiểu cầu dẫn đến hình thành cục máu đông, làm tắc mạch máu  đến não.

Vì vậy, các mảng xơ vữa là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đột quỵ.

Cách phát hiện các mảng xơ vữa

Nếu như 20 năm trước, cách duy nhất để xác định mảng bám trong động mạch cảnh hay động mạch chủ là chụp động mạch, thì ngày nay chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) đang là những phương pháp thích hợp nhất. Ngoài ra, một phương pháp phổ biến và có thể thực hiện ở bất kỳ cơ sở y tế nào là siêu âm động mạch cảnh. Phương pháp này đơn giản, không đau, chính xác và hữu ích để đánh giá hai chỉ số về nguy cơ đột quỵ: mảng xơ vữa và độ dày nội mạc động mạch cảnh

  •  Phát hiện mảng xơ vữa

Mảng xơ vữa là nguyên nhân quan trọng dẫn đến đột quỵ. Nếu mảng bám chiếm hơn 70% đường kính lòng mạch, hoặc không ổn định, cần thiết phải phẫu thuật hoặc đặt stent. Ngay cả khi những mảng xơ vữa ít nghiêm trọng hơn, nguy cơ đột quỵ vẫn có thể tồn tại và cần các biện pháp phòng ngừa. 

  • Độ dày nội mạc động mạch cảnh.

Đây là phương pháp đo độ dày niêm mạc động mạch cảnh ở những đoạn chưa có mảng bám nhưng có nguy cơ cao  phát triển các mảng bám. Độ dày lớp nội mạc trong động mạch cảnh phản ánh  khả năng phát triển mảng xơ vữa động mạch toàn cơ thể, khiến bạn có nguy cơ bị đột quỵ. Nghiên cứu của Rotterdam trên 4.000 người đã chứng minh, nếu độ dày nội mạc động mạch cảnh lớn hơn bình thường (1,0 mm) thì bạn có thể bị đột quỵ (và đau tim) ngay cả khi không có mảng bám nào được phát hiện.

Siêu âm động mạch cảnh là một phương pháp đơn giản, có giá trị chẩn đoán tốt mà bạn nên cân nhắc thực hiện. Siêu âm hầu như không gây hại, không đau và có thể tiến hành ở mọi nơi ngay cả khi không có chỉ định của bác sĩ.  Nhân viên y tế thường chỉ xác định trong động mạch của bạn có mảng bám hay không, mặc dù đây là thông tin quan trọng, nhưng bạn nên yêu cầu đo độ dày nội mạc động mạch cảnh. Bất kỳ số lượng mảng bám động mạch cảnh nào cũng là điều đáng lo ngại về nguy cơ đột quỵ và là lý do để bạn bắt đầu thực hiện các biện pháp  phòng ngừa.

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ ngăn ngừa các mảng xơ vữa

Những yếu tố  quan trọng sau đây đều ảnh hưởng đến sự phát triển của mảng bám động mạch cảnh và động mạch chủ và cần được chú ý trong bất kì chương trình điều trị nào.

1. Tăng huyết áp: giảm huyết áp giúp ngăn ngừa sự hình thành đột quỵ 

Hướng dẫn cập nhật gần đây nhất về huyết áp do Ủy ban Quốc gia về Phòng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp phát hành, khuyến nghị huyết áp không nên cao hơn 140/90 mmHg (mức bình thường là 120/80 mmHg). Ủy ban cũng nhấn mạnh rằng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim bắt đầu tăng  ở mức huyết áp 115/75 mmHg.

2. Bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và tăng insulin máu: có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tăng nguy cơ đột quỵ ở. Trong số những người bị đột quỵ, 70% có một trong những chẩn đoán này. 

  • Khi mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ đột quỵ có thể cao hơn gấp sáu lần.

  • Béo phì (thừa cân) làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp đôi. Thừa cân cũng là yếu tố nguy cơ của tiểu đường và tăng huyết áp.

  • Hội chứng chuyển hóa và kháng insulin là tiền thân của bệnh tiểu đường. Hội chứng chuyển hóa bao gồm huyết áp cao, HDL (cholesterol tốt) thấp, triglycerid cao và kháng insulin - dẫn đến tăng nồng độ insulin trong máu. Nồng độ insulin cao và tình trạng kháng insulin là nguyên nhân gây ra sự tích tụ mảng bám, khiến mảng bám ở động mạch cảnh phát triển với tốc độ nhanh hơn. Hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường đang gia tăng nhanh chóng, nhất là ở nhóm người có lối sống ít vận động, thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn và thừa cân.

3. LDL, IDL và Lipoprotein (a): Lipoprotein là các protein mang chất béo. Nồng độ các lipoprotein bất thường làm tăng nguy cơ phát triển mảng bám hơn cả cholesterol.

Những tác nhân mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của mảng bám và đột quỵ bao gồm:

  • Các hạt LDL nhỏ (lipoprotein mật độ thấp) làm tăng nguy cơ phát triển mảng bám động mạch cảnh nhiều hơn các hạt LDL lớn, đồng thời làm tăng gấp ba lần nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. 

  • Các hạt IDL (lipoprotein mật độ trung gian) giàu chất béo trung tính, là thước đo mức độ đào thải chất béo ra khỏi máu sau bữa ăn. Phần lipoprotein này là một trong những động lực mạnh nhất của sự phát triển mảng bám động mạch cảnh.  IDL tăng cũng tạo ra mảng bám có nhiều chất béo ‘mềm’, không ổn định, khiến mảng xơ vữa dễ bị vỡ ra.

  • Lipoprotein (a) là một yếu tố quan trọng nhưng không được chú ý, có liên quan rõ ràng đến nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Lipoprotein (a) thúc đẩy quá trình đông máu và co thắt động mạch, đồng thời làm tăng cholesterol, làm mảng bám phát triển nhanh chóng. 

  • Fibrinogen: thúc đẩy sự phát triển của mảng bám động mạch cảnh và còn góp phần hình thành các mảng xơ vữa không ổn định. Mức fibrinogen vượt quá 407 mg/dL làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp sáu lần.

  • Protein phản ứng C (CRP): nguy cơ đột quỵ gia tăng bắt đầu ở mức CRP > 0,5 mg/L. CRP cao cũng làm mảng bám động mạch cảnh phát triển nhanh hơn.

  • Homocysteine ​​là một dấu hiệu quan trọng để phát hiện  mảng bám ở động mạch cảnh và động mạch chủ, cũng như đột quỵ.  Khi homocysteine ​​tăng đến 20 µmol/L, nguy cơ đột quỵ và đau tim tăng gấp 5 lần so với mức 9 µmol/L.

  • Cholesterol / LDL. Cholesterol toàn phần và LDL là yếu tố nguy cơ của các bệnh tim mạch, vai trò của chúng trong đột quỵ ít rõ ràng hơn. Dữ liệu tổng hợp cho thấy, giảm cholesterol bằng thuốc statin làm chậm sự phát triển của mảng bám động mạch cảnh và giảm nguy cơ đột quỵ khoảng 21%. 

Chiến lược điều trị

Chiến lược điều trị toàn diện bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, sử dụng các thực phẩm bổ sung và dùng thuốc khi được chỉ định. Các chất bổ sung dinh dưỡng sau đây có thể là thành phần quan trọng chiến lược điều trị:

1. Dầu cá

Các nghiên cứu kết quả siêu âm động mạch cảnh đã chứng minh rằng, có rất ít mảng bám động mạch cảnh xuất hiện ở những người hấp thụ nhiều axit béo omega-3 từ ​​cá. Tiêu thụ dầu cá chỉ trong vài tháng giúp ổn định đáng kể mảng bám động mạch cảnh.

Liều hàng ngày 4 viên (1200 mg EPA cộng với DHA) được chứng minh mang lại lợi ích tốt nhất, bao gồm bảo vệ khỏi đột quỵ, giảm triglycerid và tác dụng chống đông máu nhờ giảm fibrinogen.

2. Coenzyme Q10 (CoQ10)

Mặc dù cho đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh liệu coenzyme Q10 có làm giảm mảng xơ vữa hay không, nhưng CoQ10 hiệu quả trong việc giảm huyết áp - một yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển mảng bám động mạch. Một phân tích tổng hợp của 8 nghiên cứu cho thấy, trung bình 50-200mg CoQ10 mỗi ngày giúp giảm huyết áp tâm thu 16 mmHg và huyết áp tâm trương 10 mmHg. 

3. Điều chỉnh hội chứng chuyển hóa

Giảm cân là biện pháp hiệu quả và trực tiếp nhất để điều chỉnh hội chứng chuyển hóa. Chế độ ăn uống và tập thể dục là yếu tố quan trọng. Chế độ ăn ít carbohydrate hoặc giảm đường, giàu chất xơ có hiệu quả rõ rệt. Một số chất bổ sung có thể hỗ trợ giảm cân bao gồm:

  • Chiết xuất đậu trắng ngăn cản sự hấp thu carbohydrate tại ruột non lên đến 66%. Tác dụng phụ duy nhất của chiết xuất đậu trắng là gây chướng bụng  do tinh bột không được hấp thu. 
  • Glucomannan là một chất xơ nhớt, khi uống trước bữa ăn, nó sẽ hấp thụ nước và trương nở tạo cảm giác no. Điều thú vị là glucomannan cũng làm giảm sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn. 
  • DHEA là một hormone tuyến thượng thận giúp  cải thiện tâm trạng, năng lượng, tăng cảm giác hạnh phúc và tính bền bỉ. Ngoài ra, DHEA cải thiện tình trạng kháng insulin, một yếu tố nguy cơ gây đột quỵ.
  • Pectin và beta-glucan là những chất xơ tuyệt vời tạocảm giác no đổng thời giảm cholesterol và làm chậm quá trình giải phóng glucose . Cả hai đều liên quan đến sự phát triển của mảng bám động mạch cảnh. Pectin là chất xơ hòa tan có trong vỏ cam quýt, rau xanh và táo. Beta-glucan là chất xơ hòa tan có trong yến mạch. Hai loại chất xơ này làm giảm sự phát triển của mảng bám động mạch cảnh, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ. 
4. Acid folic, vitamin B6 và B12
Dùng acid folic, vitamin B6 và B12 giúp ngăn cản sự phát triển của mảng bám, dẫn đến giảm nguy cơ đột quỵ. Điều này đã được chứng minh qua nghiên cứu được thực hiện tại trung tâm nghiên cứu phòng ngừa đột quỵ và xơ vữa động mạch ở Ontario, Canada.

OLIVE - Thành phần chiết xuất lá ô liu
Hỗ trợ giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch

OLIVE là sự kết hợp hoàn hảo của 3 thành phần: Lá ô liu chiết xuất Oleuropein, Hạt nho, Đan sâm

olive-thanh-phan

Lá ô liu (nhập khẩu từ Tây Ban Nha): chuẩn hóa 20% oleuropein giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu và tai biến mạch máu não thông qua:

  • Giảm tổng hợp, tăng đào thải cholesterol

  • Hỗ trợ hạ huyết áp nhờ ức chế men chuyển và chẹn kênh Canxi

  • Tăng độ nhạy của insulin, tăng chuyển hoá mỡ và tinh bột

Hạt nho (nhập khẩu từ Tây Ban Nha): giàu các chất chống oxy hóa, an toàn và hiệu quả trong việc giảm các chỉ số mỡ máu triglycerid, cholesterol toàn phần, LDL-C, Ox-LDL, ngăn cản quá trình hình thành mảng xơ vữa.

Đan sâm (từ vùng dược liệu Sapa): giúp bảo vệ lớp nội mạch mạch máu, được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh mạch máu bao gồm xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tăng mỡ máu và đột quỵ.

Đặc điểm nổi bật của OLIVE

olive-dac-diem-noi-bat

OLIVE thích hợp sử dụng với

Người có mỡ máu cao, có nguy cơ xơ vữa mạch máu. 

Người có nguy cơ tai biến mạch máu não do xơ vữa mạch máu: người mỡ máu cao, người bị đái tháo đường, người bị tăng huyết áp.

Hướng dẫn sử dụng OLIVE

Uống 1 viên mỗi ngày, tiện lợi và dễ tuân thủ.

Nên sử dụng duy trì ít nhất 2 tháng để thấy sự cải thiện rõ rệt chỉ số mỡ máu.

Nguồn: Life Extension

Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới:

https://www.lifeextension.com/magazine/2005/4/report_stroke

Blood pressure lowering for the secondary prevention of myocardial infarction and stroke - PubMed (nih.gov)

The Seventh Report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure - NCBI Bookshelf (nih.gov)

Effect of antihypertensive agents on cardiovascular events in patients with coronary disease and normal blood pressure: the CAMELOT study: a randomized controlled trial - PubMed (nih.gov)

Body mass index in mid-life is associated with a first stroke in men: a prospective population study over 28 years - PubMed (nih.gov)

Type 2 Diabetes Mellitus and Insulin Resistance: Stroke Prevention and Management - PubMed (nih.gov)

Prevalence of the metabolic syndrome among US adults: findings from the third National Health and Nutrition Examination Survey - PubMed (nih.gov)

Insulin resistance contributes to carotid arterial wall thickness in patients with non-insulin-dependent-diabetes mellitus - PubMed (nih.gov)

Carotid atherosclerosis and coronary heart disease in the metabolic syndrome: prospective data from the Bruneck study - PubMed (nih.gov)

Association of atherogenic low-density lipoprotein subfractions with carotid atherosclerosis - PubMed (nih.gov)

 
 
Minh Anh
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn