Những điều cần biết về xơ vữa động mạch

Ngày: 06/06/2021 lúc 20:49PM

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân gây ra các bệnh lý tim mạch nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hãy tìm hiểu xơ vữa động mạch qua bài viết sau đây để có thêm nhiều kiến thức nhằm phòng ngừa tình trạng này.

Tổng quan

xơ vữađộng mạch

Xơ cứng động mạch và vữa xơ động mạch thường được dùng để chỉ chung một trường hợp bệnh nhưng thực ra cũng có những điểm khác nhau giữa 2 khái niệm này.

Xơ cứng động mạch: là tình trạng động mạch (mạch máu cung cấp máu và các chất dinh dưỡng cho các mô của cơ thể) trở nên dày và cứng hơn bình thường, nhiều trường hợp còn gây gián đoạn lưu lượng tuần hoàn đến các mô và cơ quan. Động mạch bình thường sẽ dẻo dai và có độ đàn hồi tốt. Tuy nhiên, theo thời gian, thành động mạch có thể bị cứng hơn, mất đi độ dẻo dai và hình thành tình trạng xơ cứng.

Xơ vữa động mạch: Và một kiểu cụ thể hơn của xơ cứng động mạch. Đây là tình trạng tích tụ các chất béo, cholesterol và một số chất khác có trong và trên bề mặt thành mạch. Sự tích tụ này gọi là mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa này là nguyên nhân làm cho thành mạch bị hẹp lại, gây tắc mạch. Các mảng bám có thể vỡ ra và làm tiền đề hình thành các cục máu đông.

Mặc dù xơ vữa động mạch thường được coi là một vấn đề tim mạch, nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ động mạch nào của cơ thể. Xơ vữa động mạch có thể chữa được và một lối sống lành mạnh cũng có thể giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Triệu chứng

Xơ vữa động mạch ở mức độ nhẹ có thể không gây ra các triệu chứng. Bạn có thể không thường xuyên có các triệu chứng của xơ vữa động mạch cho đến khi động mạch của bạn bị hẹp lại hoặc tắc nghẽn khiến nó không cung cấp đủ máu cho các cơ quan tổ chức của cơ thể. Trong một vài trường hợp, cục máu đông có thể là nguyên nhân gây tắc nghẽn dòng máu hoặc vỡ động mạch, tĩnh mạch gây ra các cơn đau thắt ngực hoặc đột quỵ.

Một số triệu chứng của xơ vữa động mạch mức độ trung bình hoặc nặng có thể phụ thuộc vào mức độ tổn thương của các động mạch. Ví dụ như:

Nếu bạn có mảng xơ vữa ở động mạch vành bạn có thể có những cơn đau thắt ngực.

Nếu có mảng xơ vữa ở động mạch nuôi dưỡng não (như động mạch não, động mạch cảnh,…) bạn có thể có các dấu hiệu đột ngột như tê hoặc yếu tay, chân, khó nói hoặc nói lắp, mất thị giác tạm thời hoặc bị liệt cơ mặt. Ngoài ra còn có thể xuất hiện các cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (cơn TIA), những cơn TIA này nếu không được điều trị có thể tiến triển thành đột quỵ não.

Nếu các động mạch đến các chi bị xơ vữa, bạn có thể có các triệu chứng của bệnh tắc nghẽn động mạch ngoại vi như đau chân khi đi lại, tập tễnh hoặc giảm áp lực máu ở chi bị tổn thương.

Nếu động mạch thận có mảng xơ vữa sẽ dẫn đến tình trạng giảm tưới máu thận và gây ra tăng huyết áp cũng như suy thận.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn nghi ngờ mình mắc xơ vữa động mạch, hãy liên hệ ngay với các bác sĩ để được tư vấn kịp thời. Bên cạnh đó, hãy chú ý đến các triệu chứng sớm của tình trạng thiếu máu mô như đau thắt ngực, đau chân hay tê bì. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn xơ vữa động mạch tiến triển và phòng đột quỵ, nhồi máu cơ tim và các cấp cứu tim mạch khác.

Nguyên nhân

Xơ vữa động mạch là bệnh lý âm thầm, tiến triển chậm có thể hình thành ngay cả khi còn nhỏ. Mặc dù nguyên nhân chính xác còn chưa được làm rõ nhưng người ta cho rằng xơ vữa động mạch có thể bắt nguồn từ một tổn thương ở lớp nội mạc mạch máu do:

  • Tăng huyết áp
  • Tăng cholesterol máu
  • Tăng triglyceride – một loại lipid máu
  • Hút thuốc
  • Kháng insulin, béo phì hoặc đái tháo đường
  • Viêm không rõ nguyên nhân hoặc do các bệnh như viêm khớp, lupus, bệnh vảy nến hoặc các bệnh viêm đường ruột

Khi lớp nội mạc mạch máu bị phá hủy, các tế bào máu và các chất khác có thể bám dính ở vị trí tổn thương và tích tụ lại trên lớp nội mạc này. Dần theo thời gian, các mảng bám hình thành do cholesterol và các sản phẩm của tế bào hình thành từ vị trí tổn thương xơ hóa và trở nên cứng hơn, thu hẹp lòng mạch dẫn đến tắc mạch và tổn thương các mô được nhận máu từ động mạch đó. Cuối cùng các mảng bám này có thể vỡ ra và trôi trong dòng máu. Màng bao bọc các mảng xơ vữa có thể bị nứt dẫn đến cholesterol cùng một số chất khác có thể giải phóng ra. Điều này có thể hình thành cục máu đông và gây tắc nghẽn nếu trôi đến vùng động mạch hẹp của cơ thể dẫn đến tổn thương, ví dụ như nó trôi đến động mạch nuôi tim có thể dẫn đến các cơn đau thắt ngực.

Yếu tố nguy cơ

Xơ vữa động mạch diễn tiến theo thời gian. Bên cạnh tuổi tác các yếu tố nguy cơ dẫn đến xơ vữa động mạch khác là:

  • Tăng huyết áp
  • Tăng cholesterol máu
  • Tăng nồng độ protein C phản ứng (CRP) – một chất chỉ điểm trong phản ứng viêm
  • Đái tháo đường
  • Béo phì
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ
  • Hút thuốc
  • Tiền sử gia đình có bệnh tim mạch
  • Không tập thể dục thường xuyên
  • Chế độ ăn không lành mạnh

Biến chứng

xơ vữađộng mạch

Các biến chứng của xơ vữa động mạch phụ thuộc vào động mạch bị tổn thương.

Mạch vành: các mảng xơ vữa là hẹp mạch vành làm giảm lượng máu nuôi tim từ đó dẫn đến các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim,…

Mạch cảnh: động mạch cảnh là mạch cung cấp máu cho não, khi động mạch này bị hẹp sẽ dẫn đến các cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (cơn TIA) hay đột quỵ nhồi máu.

Động mạch ngoại vi: các động mạch nuôi dưỡng các chi bị hẹp tắc có thể gây ra các vấn đề về tuần hoàn được gọi là bệnh động mạch ngoại vi. Điều này có thể dẫn đến việc giảm nhạy cảm với nóng, lạnh (tăng nguy cơ bị bỏng hoặc bị tê cóng). Trong một số trường hợp hiếm gặp, tuần hoàn máu kém đến các mô có thể gây hoại tử mô.

Phình mạch: xơ vữa động mạch có thể gây ra phình động mạch, đây là một biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể. Đây là tình trạng động mạch của bạn phình lên ở một vị trí nào đó. Đa số bệnh nhân có biến chứng này thường không có triệu chứng, có thể có đau nhói ở vị trí phình mạch và đây là một biến chứng cần cấp cứu y khoa. Nếu túi phình bị vỡ, bạn có thể đối mặt với tình trạng xuất huyết. Mặc dù là một tình trạng cấp tình nhưng máu có thể chảy chậm. Nếu có cục máu đông ở túi phình bị vỡ ra có thể dẫn đến tình trạng tắc mạch ở một số vị trí xa.

Bệnh thận mạn: xơ vữa động mạch có thể làm hẹp mạch thận làm giảm máu giàu oxy đến thận làm ảnh hưởng chức năng thận và gây tích lũy các chất thải của cơ thể.

Phòng ngừa

xơ vữađộng mạch

Một lối sống lành mạnh có thể ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Bạn có thể thay đổi lối sống để phòng tránh bệnh như:

  • Bỏ hút thuốc
  • Ăn uống thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Kiểm soát huyết áp
  • Kiểm soát nồng độ cholesterol máu và đường huyết

Nên nhớ việc thay đổi cần thực hiện từng được một và bạn cần lưu ý đến những thay đổi lối sống tích cực có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe lâu dài.

OLIVE - Thành phần chiết xuất lá ô liu. Hỗ trợ giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch

OLIVE là sự kết hợp hoàn hảo của 3 thành phần: Lá ô liu chiết xuất Oleuropein, Hạt nho, Đan sâm

olive-thanh-phan

Lá ô liu (nhập khẩu từ Tây Ban Nha): chuẩn hóa 20% oleuropein giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu và tai biến mạch máu não thông qua:

  • Giảm tổng hợp, tăng đào thải cholesterol

  • Hỗ trợ hạ huyết áp nhờ ức chế men chuyển và chẹn kênh Canxi

  • Tăng độ nhạy của insulin, tăng chuyển hoá mỡ và tinh bột

Hạt nho (nhập khẩu từ Tây Ban Nha): giàu các chất chống oxy hóa, an toàn và hiệu quả trong việc giảm các chỉ số mỡ máu triglycerid, cholesterol toàn phần, LDL-C, Ox-LDL, ngăn cản quá trình hình thành mảng xơ vữa.

Đan sâm (từ vùng dược liệu Sapa): giúp bảo vệ lớp nội mạch mạch máu, được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh mạch máu bao gồm xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tăng mỡ máu và đột quỵ.

Đặc điểm nổi bật của OLIVE

 

olive-dac-diem-noi-bat

OLIVE thích hợp sử dụng với

Người có mỡ máu cao, có nguy cơ xơ vữa mạch máu. 

Người có nguy cơ tai biến mạch máu não do xơ vữa mạch máu: người mỡ máu cao, người bị đái tháo đường, người bị tăng huyết áp.

Hướng dẫn sử dụng OLIVE

Uống 1 viên mỗi ngày, tiện lợi và dễ tuân thủ.

Nên sử dụng duy trì ít nhất 2 tháng để thấy sự cải thiện rõ rệt chỉ số mỡ máu.

Nguồn: Mayo Clinic

Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu và các tổ chức trên thế giới:
1. Atherosclerosis. National Heart, Lung, and Blood Institute. 
2. Atherosclerosis. American Heart Association
3. Zhao X. Pathogenesis of atherosclerosis
4. Jung J, et al. Epidemiology, risk factors, pathogenesis and natural history of abdominal aortic aneurysm
5. Arnett DK, et al. 2019 ACC/AHA guideline on the primary prevention of cardiovascular disease: A report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines.
6. Whelton PK, et al. 2017 ACC/AHA/AAPA/ABC/ACPM/AGS/APhA/ASH/ASPC/NMA/PCNA guideline for the prevention, detection, evaluation, and management of high blood pressure in adults: A report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines. Hypertension.
7. Effectiveness checker: High cholesterol. Natural Medicines
8. Effectiveness checker: Atherosclerosis. Natural Medicines.
9. Effectiveness checker: Hypertension. Natural Medicines
10. Mitchell EL, et al. Noninvasive diagnosis of arterial disease.
11. Wilson PWF, et al. Systematic review for the 2018 AHA/ACC/AACVPR/AAPA/ABC/ACPM/ADA/AGS/APhA/ASPC/NLA/PCNA guideline on the management of blood cholesterol: A report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines. American Journal of the American College of Cardiology
12. Tapson VF. Approach to thrombolytic (fibrinolytic) therapy in acute pulmonary embolism: Patient selection and administration
13. 
Riggin EA. Allscripts EPSi. Mayo Clinic
14. Coronary calcium scan. National Heart, Lung, and Blood Institute
15. De Lemos J, et al., eds. Chronic Coronary Artery Disease: A Companion to Braunwald's Heart Disease. Elsevier
16. 
Lopez-Jimenez F (expert opinion). Mayo Clinic

Thu Hằng
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn