Những điều cần biết về đột quỵ và Covid-19
Ngày: 29/10/2021 lúc 19:27PM
Gần đây đã có một số báo cáo trên các phương tiện truyền thông về mối liên hệ tiềm ẩn giữa đột quỵ và COVID-19, đặc biệt là ở những người tr. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin và đưa ra lời khuyên về cách xử trí nếu bạn hay người thân có các triệu chứng của COVID-19 hoặc đột quỵ.
COVID-19 có thể gây đột quỵ không?
Cho đến nay, nghiên cứu dường như chỉ ra rằng COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ bị huyết khối. Huyết khối xảy ra khi cục máu đông hình thành và làm tắc nghẽn mạch máu ở động mạch hoặc tĩnh mạch.
Tắc nghẽn mạch máu có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
Đau tim: khi cục máu đông chặn dòng máu đến tim.
Đột quỵ: khi một cục máu đông chặn dòng máu lên não.
Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua: khi cục máu đông tạm thời chặn dòng máu lên não.
Thiếu máu cục bộ ở chi: khi cục máu đông làm tắc nghẽn nguồn cung cấp máu cho chân, tay.
Thuyên tắc phổi: khi một cục máu đông chặn dòng máu đến phổi.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người nhiễm SARS-CoV-2 - loại virus gây ra COVID-19, có các phản ứng đông máu bất thường như một phản ứng viêm đối với virus. Điều này làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông chặn động mạch lên não, nó sẽ gây ra đột quỵ.
Khi tiếp tục nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện ra rằng những người mắc COVID-19 có nhiều khả năng bị đột quỵ hơn khi có các yếu tố:
Người có bệnh nền ảnh hưởng đến tim và mạch máu như: tăng huyết áp, tiểu đường, các bệnh tim mạch.
Người có triệu chứng nghiêm trọng của COVID-19.
Người dân tộc Á.
Theo một bài báo năm 2020, những người mắc COVID-19 có nhiều khả năng bị đột quỵ gấp 7,6 lần so với những người bị cúm.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy những người bị COVID-19 nặng có nhiều khả năng bị đột quỵ hơn so với những người có các triệu chứng nhẹ hơn. Trong một nghiên cứu Vũ Hán năm 2020, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng gần 6% những người bị nhiễm trùng nặng có các biến chứng thần kinh bao gồm cả đột quỵ, so với dưới 1% những người nhiễm trùng nhẹ.
Nghiên cứu cũng cho thấy đột quỵ ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi mắc COVID-19. Ba nghiên cứu riêng biệt từ New York, Paris, và New York và Philadelphia cho thấy, những người mắc COVID-19 bị đột quỵ trẻ hơn đáng kể so với những người không mắc COVID-19, khoảng 15 tuổi. Tuy nhiên, Hiệp hội Đột quỵ Vương quốc Anh chỉ ra rằng, những người lớn tuổi mắc COVID-19 vẫn nhiều khả năng bị đột quỵ hơn những người trẻ tuổi với COVID-19.
Các triệu chứng đột quỵ cần chú ý
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), sau đây là những dấu hiệu và triệu chứng chính của đột quỵ, tất cả đều xuất hiện đột ngột:
Tê hoặc yếu ở mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên của cơ thể
Nhầm lẫn, khó nói hoặc khó hiểu
Giảm thị lực một hoặc cả hai mắt, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc té ngã không biết lý do
Nhức đầu dữ dội
Quy tắc F.A.S.T có thể giúp người bị đột quỵ nhận được phương pháp điều trị tốt nhất. Để xác định xem người đó có dấu hiệu bị đột quỵ hay không, nên làm theo các hướng dẫn sau:
F - Khuôn mặt: Yêu cầu người đó mỉm cười và kiểm tra xem khuôn mặt của họ có bị xệ xuống một bên hay không.
A - Cánh tay: Yêu cầu người đó nâng cả hai cánh tay lên và kiểm tra xem một cánh tay có bị trượt xuống phía dưới hay không.
S –Ngôn ngữ: Yêu cầu người đó lặp lại một cụm từ đơn giản và lắng nghe những câu nói lắp hoặc khó khăn.
T - Thời gian: Tiết kiệm thời gian và hành động nhanh chóng bằng cách liên hệ với các dịch vụ khẩn cấp ngay lập tức.
Nếu các triệu chứng trên biến mất sau một thời gian, thì đây vẫn là yếu tố quan trọng để đi khám nhằm tránh nguy cơ bị đột quỵ.
Các triệu chứng của COVID-19
Theo CDC, các triệu chứng sau có thể xuất hiện từ 2–14 ngày sau khi tiếp xúc với virus COVID-19:
Sốt hoặc ớn lạnh
Ho
Thở gấp hoặc khó thở
Mệt mỏi
Đau cơ hoặc cơ thể
Đau đầu
Mất vị giác hoặc khứu giác
Viêm họng
Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
Buồn nôn hoặc nôn mửa
Tiêu chảy
Những người bị nghi ngờ nhiễm COVID-19 nên gọi cho bác sĩ riêng của họ hoặc truy cập trang web sở y tế địa phương, để biết thông tin về xét nghiệm. Những người không có bác sĩ nên liên hệ với trung tâm hoặc cơ sở y tế cộng đồng gần nhất.
Một người có các triệu chứng sau đây nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp:
Khó thở
Đau hoặc tức ngực thường xuyên
Trạng thái lẫn lộn mới
Không có khả năng thức dậy hoặc không duy trì sự tỉnh táo
Da, môi hoặc móng tay nhợt nhạt, xám hoặc có màu xanh, tùy vào tông da.
Lưu ý rằng các cơ quan y tế và các nhà khoa học trên khắp thế giới đang liên tục sửa đổi các triệu chứng của COVID-19 khi nghiên cứu sâu hơn. Mọi người nên theo dõi các thông tin về triệu chứng của covid-19 được cập nhật mới nhất.
COVID-19 ảnh hưởng đến những người sống sót sau đột quỵ như thế nào?
Các chuyên gia đã lưu ý rằng tất cả những người sống sót sau đột quỵ và những người mắc các bệnh về thần kinh, chẳng hạn như chứng mất trí, dễ bị bệnh nặng hơn khi mắc COVID-19. Điều này có thể tăng nguy cơ của họ như:
Nhập viện
Cần chăm sóc trong ICU
Được đặt nội khí quản hoặc thở máy
Tử vong
Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng như thế nào đến việc điều trị sau đột quỵ?
Ảnh hưởng của đại dịch có thể làm tăng tỷ lệ tử vong ở những người nhập viện do đột quỵ. Họ cũng có thể gặp vấn đề trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc khẩn cấp (trong cơn đột quỵ) hoặc sau khi rời bệnh viện. Điều này có thể ảnh hưởng đến các dịch vụ vật lý trị liệu và liệu pháp phục hồi chức năng thần kinh.
Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn nên nhận được sự hỗ trợ và điều trị cần thiết từ chuyên gia sức khỏe hoặc trung tâm đột quỵ, với một kế hoạch chăm sóc chi tiết. Một số phương pháp điều trị có thể thực hiện tại nhà, trong khi các cuộc hẹn thăm khám cũng có thể diễn ra qua điện thoại hoặc cuộc gọi video.
Bệnh nhân sau đột quỵ dễ bị tổn thương khi mắc COVID-19 và ở mức độ nghiêm trọng hơn. Điều đó có nghĩa là, họ và những người chăm sóc họ nên có thêm các biện pháp phòng ngừa và cẩn thận trong việc giữ gìn vệ sinh và tránh tiếp xúc với những người mắc covid-19. Rửa tay và làm sạch các bề mặt và vật dụng mà người khác đã chạm vào là điều quan trọng. Bệnh nhân sau đột quỵ vẫn có thể được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 .
Những người có tiền sử đột quỵ hoặc đột quỵ nên tiếp tục dùng thuốc và trao đổi thông tin với người chăm sóc sức khỏe của họ về cách theo dõi và kiểm tra định kỳ một cách an toàn. Bất kỳ ai có các triệu chứng của đột quỵ nên liên hệ với các dịch vụ cấp cứu ngay lập tức. Các bệnh viện đã phát triển và hình thành quy trình nghiêm ngặt để bảo vệ những người mắc COVID-19.
Nguồn: Medicalnewtoday
Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/covid-19-and-stroke
https://www.medicalnewstoday.com/articles/7624#prevention
https://www.ecdc.europa.eu/en/covid-19/latest-evidence/clinical
https://www.hje.org.uk/covid-19-strokes-and-other-neurological-effects/
https://www.stroke.org.uk/news/does-coronavirus-cause-stroke-look-current-research
https://www.thelancet.com/journals/laneur/article/PIIS1474-4422(20)30221-0/fulltext
https://www.ahajournals.org/doi/10.1161/STROKEAHA.120.030574
https://www.stroke.org.uk/finding-support/information-coronavirus-stroke-survivors
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32275288/
https://jamanetwork.com/journals/jamaneurology/fullarticle/2768098
https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/need-extra-precautions/older-adults.html
https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/need-extra-precautions/people-with-medical-conditions.html
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7534206/