Những điều bạn cần biết về rối loạn mỡ máu
Ngày: 05/06/2021 lúc 23:58PM
Bạn có thể nghe thấy thuật ngữ mỡ máu cao được sử dụng thay thế cho rối loạn mỡ máu. Nhưng điều đó không hoàn toàn chính xác. Mỡ máu cao đề cập đến mức độ cao của LDL hoặc triglycerid. Còn rối loạn mỡ máu có thể đề cập đến mức độ cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường của những chất béo trong máu.
1. Rối loạn mỡ máu là gì?
Rối loạn mỡ máu (lipid máu) là tình trạng một hoặc nhiều loại chất béo (lipid) trong máu ở mức không lành mạnh.
Có 3 loại lipid chính là:
- lipoprotein mật độ cao (HDL)
- lipoprotein mật độ thấp (LDL)
- triglycerid
Nếu bạn bị rối loạn mỡ máu, có nghĩa là mức LDL hoặc triglycerid của bạn quá cao, hoặc có thể là mức HDL quá thấp.
LDL cholesterol được coi là loại cholesterol “xấu”, bởi vì nó có thể tích tụ và hình thành các mảng xơ vữa trong thành động mạch. Quá nhiều mảng bám trong động mạch vành có thể gây ra cơn đau tim.
Ngược lại, HDL là cholesterol “tốt” vì nó giúp loại bỏ LDL khỏi máu của bạn.
Triglycerid đến từ lượng calo bạn ăn vào nhưng không đốt cháy ngay lập tức. Triglycerid được dự trữ trong các tế bào mỡ. Chúng được giải phóng dưới dạng năng lượng khi cơ thể cần. Tuy nhiên, nếu bạn ăn nhiều calo hơn mức cần thiết, bạn có thể sẽ bị tích tụ triglycerid.
Mức LDL và triglycerid cao làm tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Mức HDL thấp có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
2. Phân loại
Rối loạn mỡ máu được chia thành các loại nguyên phát và thứ phát. Rối loạn mỡ máu nguyên phát là do di truyền. Còn rối loạn mỡ máu thứ phát là một tình trạng mắc phải. Điều đó có nghĩa là nó phát triển từ các tình trạng khác của cơ thể, chẳng hạn như béo phì hoặc đái tháo đường.
Bạn có thể nghe thấy thuật ngữ mỡ máu cao được sử dụng thay thế cho rối loạn mỡ máu. Nhưng điều đó không hoàn toàn chính xác. Mỡ máu cao đề cập đến mức độ cao của LDL hoặc triglycerid. Còn rối loạn mỡ máu có thể đề cập đến mức độ cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường của những chất béo trong máu.
Rối loạn mỡ máu nguyên phát bao gồm:
- Tăng mỡ máu kết hợp di truyền: Đây là nguyên nhân di truyền phổ biến nhất của cả cholesterol LDL cao và triglycerid cao. Nếu bạn bị tăng mỡ máu kết hợp di truyền, bạn có thể phát triển những vấn đề này ngay ở tuổi thiếu niên hoặc khoảng năm 20 tuổi. Như vậy, nguy cơ mắc bệnh động mạch vành sớm cao hơn, có thể dẫn đến đau tim.
- Tăng cholesterol máu di truyền và tăng cholesterol máu đa nguyên nhân: Cả hai đều được đặc trưng bởi tổng lượng cholesterol cao. Bạn có thể tính tổng lượng cholesterol của mình bằng cách cộng mức LDL và HDL, cùng với một nửa mức triglycerid. Mức cholesterol toàn phần dưới 200 mg/dL là tốt nhất.
- Tăng apolipoprotein B di truyền: Tình trạng này có nghĩa là bạn có mức apolipoprotein B cao, đây là một loại protein, là thành phần cấu tạo nên cholesterol LDL.
3. Triệu chứng
Bạn có thể bị rối loạn mỡ máu mà không bao giờ biết được. Giống như huyết áp cao, cholesterol cao không có các triệu chứng rõ ràng. Nó thường được phát hiện trong quá trình xét nghiệm máu định kỳ.
Tuy nhiên, các biến chứng mỡ máu cao có thể là bệnh động mạch vành (CAD), bệnh tắc nghẽn động mạch tim và bệnh động mạch ngoại vi (PAD). CAD có thể dẫn đến đau ngực và cuối cùng là một cơn đau tim. Triệu chứng chính của PAD là đau chân khi đi bộ.
4. Nguyên nhân và những người có nguy cơ mắc bệnh
Một số thói quen không tốt có thể dẫn đến rối loạn mỡ máu, bao gồm:
- hút thuốc lá
- béo phì và lối sống ít vận động
- tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
- uống quá nhiều rượu cũng có thể góp phần làm tăng mức triglycerid.
Bạn có nguy cơ cao bị rối loạn mỡ máu nguyên phát nếu bố hoặc mẹ hoặc cả hai bị rối loạn mỡ máu.
Tuổi cao cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến cholesterol cao. Phụ nữ có xu hướng có mức LDL thấp hơn nam giới cho đến khi mãn kinh. Đó là khi mức LDL của phụ nữ bắt đầu tăng lên.
Các tình trạng bệnh khác có thể làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu của bạn, bao gồm:
- bệnh đái tháo đường týp 2
- suy giáp
- bệnh thận mãn tính
Ngoài ra, mức HDL thấp có liên quan đến mức LDL cao, mặc dù hai con số này không phải lúc nào cũng di chuyển song song với nhau.
5. Chẩn đoán
Một xét nghiệm máu đơn giản để kiểm tra LDL, HDL và triglycerid sẽ cho biết mức độ rối loạn mỡ máu của bạn là cao, thấp hay trong ngưỡng khỏe mạnh. Những con số này có thể thay đổi từ năm này sang năm khác, vì vậy bạn nên làm xét nghiệm máu hàng năm.
6. Điều trị
Thuốc thường được sử dụng để điều trị rối loạn mỡ máu là statin. Statin giúp giảm mức LDL bằng cách can thiệp vào quá trình sản xuất cholesterol trong gan.
Có một số loại statin. Tất cả chúng hoạt động hơi khác nhau một chút, một số thuốc có tác dụng mạnh hơn những thuốc khác.
Bác sĩ cũng có thể kê các loại thuốc điều trị cholesterol khác. Chúng có thể được dùng ngoài statin hoặc thay thế cho statin. Có nhiều ưu và nhược điểm cần cân nhắc khi lựa chọn giữa các loại thuốc kiểm soát cholesterol.
Những loại thuốc không phải statin này bao gồm:
- ezetimibe (Zetia)
- fibrat, như fenofibrate (Fenoglide)
- chất ức chế PCSK9
7. Thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống có thể giúp bạn kiểm soát mức cholesterol và triglycerid. Bước đầu tiên là thay đổi chế độ ăn uống của bạn. Những thay đổi nên bao gồm tiêu thụ ít chất béo bão hòa, đường tinh luyện và rượu hơn. Đồng thời, hãy bổ sung thêm nhiều trái cây, rau, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn uống của bạn.
Tập thể dục hàng ngày và giảm cân cũng có thể giúp bạn giảm mỡ máu.
8. Mẹo phòng tránh
Cố gắng duy trì cân nặng hợp lý bằng cách tuân theo chế độ ăn uống có lợi cho tim mạch và tập thể dục thường xuyên. Bạn cũng nên bỏ thuốc nếu bạn đang hút thuốc.
Nếu bạn có tiền sử gia đình bị cholesterol cao, hãy chủ động có một cuộc sống lành mạnh trước khi số lượng cholesterol của bạn bắt đầu chuyển sang mức không tốt cho sức khỏe.
9. Tiên lượng bệnh
Với sự trợ giúp của các thuốc statin hoặc fibrat và lối sống lành mạnh, bạn thường có thể kiểm soát được tình trạng rối loạn mỡ máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Điều quan trọng là tiếp tục dùng thuốc nếu chúng có hiệu quả trong việc giảm mỡ máu và bạn không gặp bất kỳ tác dụng không mong muốn nào. Khi đã đạt được mục tiêu cholesterol, bạn có thể sẽ được ngừng sử dụng statin.
OLIVE - Thành phần chiết xuất lá ô liu. Hỗ trợ giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
OLIVE là sự kết hợp hoàn hảo của 3 thành phần: Lá ô liu chiết xuất Oleuropein, Hạt nho, Đan sâm
Lá ô liu (nhập khẩu từ Tây Ban Nha): chuẩn hóa 20% oleuropein giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu và tai biến mạch máu não thông qua:
Giảm tổng hợp, tăng đào thải cholesterol
Hỗ trợ hạ huyết áp nhờ ức chế men chuyển và chẹn kênh Canxi
Tăng độ nhạy của insulin, tăng chuyển hoá mỡ và tinh bột
Hạt nho (nhập khẩu từ Tây Ban Nha): giàu các chất chống oxy hóa, an toàn và hiệu quả trong việc giảm các chỉ số mỡ máu triglycerid, cholesterol toàn phần, LDL-C, Ox-LDL, ngăn cản quá trình hình thành mảng xơ vữa.
Đan sâm (từ vùng dược liệu Sapa): giúp bảo vệ lớp nội mạch mạch máu, được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh mạch máu bao gồm xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tăng mỡ máu và đột quỵ.
Đặc điểm nổi bật của OLIVE
OLIVE thích hợp sử dụng với
Người có mỡ máu cao, có nguy cơ xơ vữa mạch máu.
Người có nguy cơ tai biến mạch máu não do xơ vữa mạch máu: người mỡ máu cao, người bị đái tháo đường, người bị tăng huyết áp.
Hướng dẫn sử dụng OLIVE
Uống 1 viên mỗi ngày, tiện lợi và dễ tuân thủ.
Nên sử dụng duy trì ít nhất 2 tháng để thấy sự cải thiện rõ rệt chỉ số mỡ máu.
Nguồn: Healthline
Tài liệu tham khảo:
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/11920-cholesterol-numbers-what-do-they-mean
https://health.gov/our-work/food-nutrition/previous-dietary-guidelines/2015