Mối liên hệ giữa Coenzyme Q10 và bệnh suy tim
Ngày: 07/04/2021 lúc 01:09AM
Với sự gia tăng nhanh chóng tình trạng suy tim, cùng với sự bùng nổ trong việc sử dụng Coenzyme Q10 để hỗ trợ các liệu pháp điều trị thông thường. Bài viết này sẽ đưa ra các nghiên cứu lâm sàng chứng minh tác dụng của CoQ10.
1. Các nghiên cứu liên quan đến tỷ lệ suy tim
Theo Tạp chí Y học New England, trong khoảng từ năm 1995 đến năm 2014, tỷ lệ bệnh nhân suy tim đột tử đã được báo cáo giảm 44%. Điều này đạt được là nhờ sự cải thiện trong quá trình chăm sóc thông thường cho bệnh nhân, nhưng báo cáo đã bỏ qua sự bùng nổ sử dụng CoQ10 trong khoảng thời gian này.
Số người Mỹ bị suy tim dự kiến sẽ tăng 46% trong vòng 12 năm tới. Điều này có nghĩa là, khoảng 8 triệu người Hoa Kỳ sẽ đương đầu với tình trạng tim không đủ khả năng để bơm máu đi khắp cơ thể. Một trong những lý do gia tăng số người bị suy tim là có nhiều người đã sống sót qua các cơn đau tim, nhưng để lại một biến chứng lớn là gây ra bệnh suy tim trong cuộc sống về sau. Bệnh béo phì và đái tháo đường ngày càng gia tăng cùng với sự già hóa trong dân số cũng đang góp phần làm tăng nguy cơ của bệnh suy tim.
Tuy nhiên, có một tin tức đáng mừng đã được công bố vào năm ngoái trên Tạp chí Y học New England. Một đánh giá về các thử nghiệm lâm sàng kéo dài từ năm 1995 đến năm 2014 cho thấy tỷ lệ đột tử ở bệnh nhân suy tim giảm 44%. Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng để có được mức giảm 44% này là do sự cải thiện trong điều trị thông thường. Những phương thức điều trị thông thường này đã có những tiến bộ vượt bậc. Tuy nhiên phân tích được công bố trên Tạp chí Y học New England đã bỏ qua sự bùng nổ trong việc sử dụng coenzyme Q10 diễn ra trong khoảng thời gian tương ứng với tỷ lệ tử vong do suy tim giảm 44%. Để làm rõ điều này, một cuộc khảo sát được công bố vào tháng 3 năm 2015, cho thấy 71% bác sĩ tim mạch khuyên dùng coenzyme Q10 cho một số bệnh nhân của họ. Trong cuộc khảo sát này cũng cho thấy CoQ10 là chất bổ sung hàng đầu được các chuyên gia tim mạch đề xuất. Kết hợp nghiên cứu này với nghiên cứu được công bố vào tháng 12 năm 2014 cho thấy khi CoQ10 được thêm vào liệu pháp thông thường, tỷ lệ tử vong do tim mạch ở bệnh nhân suy tim đã giảm 44%. Tuy nhiên, kết quả vào năm 2017 mặc dù Tạp chí Y học New England tiếp tục công bố một nghiên cứu cho thấy giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do suy tim nhưng vẫn không đề cập đến tác dụng của CoQ10 trong liệu pháp tiêu chuẩn.
2. Các nghiên cứu phát hiện tác dụng của CoQ10
Bài viết này sẽ đưa ra bằng chứng về tầm quan trọng của CoQ10 trong duy trì sức khoẻ tim mạch. Dựa trên những phát hiện của CoQ10 có thể giúp hàng trăm nghìn người Mỹ thoát khỏi nguy cơ chết sớm, vì vậy các nghiên cứu liên quan đến CoQ10 đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Những nghiên cứu này xác định cơ chế giúp cho CoQ10 bảo vệ cơ thể trước các yếu tố nguy cơ tim mạch. Nghiên cứu được thực hiện trên những bệnh nhân ở Đơn vị chăm sóc mạch vành của bệnh viện Đại học Juntendo ở Nhật Bản. Họ đã được đo nồng độ CoQ10 trong máu trong vòng 24 giờ sau khi nhập viện. Những bệnh nhân tử vong có nồng độ CoQ10 thấp hơn 22% so với những người sống sót.
Nghiên cứu này cũng cho thấy:
- CoQ10 thấp là một yếu tố dự báo độc lập với tỷ lệ tử vong khi nhập viện
- Mức CoQ10 thấp hơn có liên quan đến lượng protein phản ứng C cao hơn
- Bệnh nhân dùng statin có mức CoQ10 thấp hơn 21%.
2.1. Giảm mức protein phản ứng C
Một nghiên cứu can thiệp được thực hiện trên những bệnh nhân đang điều trị đặt stent cho tắc động mạch vành. Trong đó 50 bệnh nhân dùng 300mg CoQ10 và 50 bệnh nhân dùng giả dược trước khi thực hiện đặt stent. Nghiên cứu chỉ ra, có sự giảm đáng kể mức protein phản ứng C trong nhóm CoQ10 so với nhóm giả dược.
Protein phản ứng C là một yếu tố gây viêm và là dấu hiệu để phát hiện các biến chứng sau phẫu thuật. Động mạch vành khi mới được đặt stent thường bị viêm do xơ vữa động mạch, hoặc sau khi đặt stent xâm lấn để mở lại động mạch vành, thì lượng protein phản ứng C sẽ tăng cao.
2.2. Bảo vệ chức năng nhận thức của não bộ
Bệnh nhân suy tim thường bị giảm lưu lượng máu đến não, cùng với ảnh hưởng của các bệnh lý khác sẽ làm cản trở các chức năng nhận thức. Một nghiên cứu quan sát phân tích mẫu máu của 40 người khoẻ mạnh và 36 bệnh nhân suy tim và phát hiện ra:
- Bệnh nhân suy tim có khả năng tập trung và xử lý công việc kém hơn.
- Đối với những người có đạt điểm thấp trong bài kiểm tra sự chú ý, nồng độ CoQ10 trong máu thấp hơn.
Vì vậy các tác giả của nghiên cứu này đã suy đoán rằng:
“… Tăng nồng độ CoQ10 trong huyết tương có thể là bước đầu tiên và hợp lý trong việc cải thiện chức năng nhận thức ở bệnh nhân HF (suy tim) lớn tuổi.”
2.3. Cải thiện tình trạng kháng insulin
Quá trình lão hoá, bệnh đái tháo đường và béo phì gây ra sự đề kháng của tế bào với insulin. Điều này làm cho nồng độ glucose và insulin trong máu tăng cao liên tục, về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng mạn tính. Glucose và insulin dư thừa gây ra hầu hết mọi rối loạn chuyển hoá.
Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng trên bệnh nhân thừa cân và đái tháo đường, bị bệnh tim mạch vành (từ 40 - 85 tuổi), 30 bệnh nhân được dùng 100mg CoQ10/ngày trong 8 tuần và 30 bệnh nhân được dùng giả dược. Kết quả cho thấy, việc bổ sung CoQ10 làm giảm nồng độ insulin trong huyết thanh và cải thiện tình trạng kháng insulin.
Trong nhóm sử dụng CoQ10, chức năng tế bào beta tuyến tuỵ cũng được cải thiện và cho phép sản xuất insulin hiệu quả hơn.
2.4. Giảm Lipoprotein
Ngoài xét nghiệm máu phức tạp để đo các loại cholesterol như LDL và HDL, các nhà nghiên cứu còn thực hiện những thử nghiệm để kiểm tra lượng lipoprotein.
Các nghiên cứu về tim ở thành phố Copenhagen cho thấy, với những người có lượng lipoprotein huyết tương trên 104 nmol/L, sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Trong một đánh giá trên 7 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, việc bổ sung CoQ10 làm giảm mức lipoprotein là có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra sử dụng CoQ10 liều cao hơn, cũng sẽ làm giảm lượng lipoprotein nhiều hơn.
2.5. CoQ10 và Selenium
Trong một thử nghiệm kéo dài 4 năm, thực hiện trên 219 người cao tuổi được bổ sung 200 mg CoQ10 và 200 mcg Selen mỗi ngày. Những người được bổ sung CoQ10-Selen này được so sánh với 222 người tham gia dùng giả dược và 217 người không được điều trị. Ở những người tham gia mà có mức selen cơ bản thấp nhất, việc bổ sung CoQ10 và selen giúp giảm đến 50% tỷ lệ tử vong do tim mạch.
2.6. Tác dụng trên bệnh nhân cấy ghép tim
Sự ra đời và cải tiến của công nghệ ghép tim đã mang lại cuộc sống mới cho những người bị suy tim giai đoạn cuối.
Tuy nhiên, phẫu thuật cấy ghép tim sẽ dẫn đến các biến chứng kéo dài suốt đời, do sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và các tác dụng phụ đi kèm. Ngoài ra, việc không có đủ tim hiến tặng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của bệnh nhân suy tim, cũng là một vấn đề nan giải.
Lượng dữ liệu nghiên cứu ngày càng tăng cho thấy rằng, bệnh nhân suy tim có thể có thêm những năm sống quý giá, bằng cách làm tăng nồng độ coenzyme Q10 trong máu của họ .
Một nghiên cứu thú vị đã phân tích mô từ những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật ghép tim, so với mô từ những trái tim hiến tặng mà không có vấn đề gì. Mô từ những trái tim bị ghép thất bại cho thấy mức CoQ10 thấp hơn đáng kể, so với những trái tim hiến tặng phẫu thuật không thất bại.
Mặc dù những phát hiện này không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng chúng giúp bổ sung để làm đầy đủ thêm bằng chứng về việc hỗ trợ lợi ích đáng kể của coenzyme Q10 cho những người bị suy tim sung huyết.
3. Kết quả từ phân tích tổng hợp
Một phân tích tổng hợp của 14 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với 2.149 bệnh nhân suy tim cho thấy bổ sung CoQ10 làm giảm 31% tỷ lệ tử vong so với giả dược.
Phân tích này cũng cho thấy khả năng tập thể dục được cải thiện nhiều hơn, ở các đối tượng sử dụng CoQ10 so với nhóm dùng giả dược. Tuy nhiên phân suất tống máu không cải thiện trong phân tích này. Dữ liệu được công bố vào năm 2008 cho thấy bệnh nhân suy tim cần liều cao hơn dạng ubiquinol của CoQ10, để cải thiện khả năng bơm máu của tim (tức là phân suất tống máu).
Cải thiện chức năng tim tốt hơn
Phân suất tống máu giúp đánh giá bao nhiêu máu được bơm sau mỗi nhịp, so với lượng máu còn lại trong tim.
Người khỏe mạnh có phân suất tống máu từ 55% - 75% , còn bệnh nhân suy tim thường là 20% - 40% (hoặc thấp hơn).
Trong một nghiên cứu, được báo cáo từ mười năm trước, phân suất tống máu được cải thiện từ mức thấp 22% lên đến 39% khi sử dụng ubiquinol - điều trị bệnh nhân có theo dõi bằng siêu âm tim. Phát hiện này cho thấy khả năng hồi phục lên đến 77% ở phương pháp đo cung lượng tim.
Để có được những kết quả này, tác giả nghiên cứu (Peter Langsjoen, MD) đã xác định những bệnh nhân suy tim có mức CoQ10 dưới mức tối ưu, họ đã bổ sung ubiquinone liều trung bình 450 mg mỗi ngày cho bệnh nhân. Sau đó, bệnh nhân được chuyển sang liều trung bình 580 mg ubiquinol mỗi ngày để duy trì nồng độ cao hơn.
Để đáp ứng với nồng độ CoQ10 trong máu cao hơn, phân suất tống máu cũng được tăng kèm theo đáng kể giúp cải thiện tình trạng ở bệnh nhân suy tim tiến triển. Dựa trên những phát hiện này, nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Langsjoen đã kết luận:
“Ubiquinol đã cải thiện đáng kể sự hấp thu ở những bệnh nhân suy tim nặng và sự cải thiện nồng độ CoQ10 trong huyết tương tương quan với cải thiện lâm sàng và cải thiện chức năng thất trái.”
Lời khuyên từ chuyên gia
Peter Langsjoen, MD, là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới trong việc sử dụng CoQ10 để điều trị bệnh tim. Ông thực hiện nghiên cứu và thực hành lâm sàng của mình tại Tyler, Texas, và là thành viên lâu năm trong Ban Cố vấn Khoa học.
Điều khiến bác sĩ Langsjoen trở nên độc nhất trong số các bác sĩ tim mạch, là ông luôn kiểm tra nồng độ CoQ10 trong máu của bệnh nhân để đảm bảo họ được hấp thu đủ CoQ10 mà ông kê đơn, đủ để tạo ra các phản ứng lâm sàng.
Đối với những người lớn tuổi khỏe mạnh không bổ sung CoQ10, Tiến sĩ Langsjoen khuyên bạn nên bắt đầu dùng 300 - 400 mg mỗi ngày trong tháng đầu tiên để đạt nồng độ bão hoà trong tế bào của bạn. Sau đó, mọi người có thể giảm xuống liều duy trì hàng ngày từ 100 - 200 mg mỗi ngày, để duy trì mức CoQ10 cao trong tế bào.
Tiến sĩ Langsjoen thích ubiquinol hơn vì nó hấp thụ vào máu tốt hơn nhiều so với ubiquinone.
Để hấp thu tối ưu, hãy bổ sung CoQ10 vào bữa ăn chính trong ngày vì cả hai dạng CoQ10 đều hấp thụ tốt hơn nhiều nhờ lượng chất béo lớn trong bữa ăn.
Các bác sĩ đã quen với những loại thuốc mang lại hiệu quả tức thì. Ví dụ, nếu một loại thuốc statin (như Lipitor) được kê đơn, hầu như luôn làm giảm mạnh cholesterol LDL của bệnh nhân. Còn thuốc hạ huyết áp thường mang lại tác dụng hạ huyết áp nhanh chóng. Thuốc chống đông máu (như warfarin) cũng nhanh làm loãng máu của bệnh nhân. Các bác sĩ và FDA đã quen đánh giá tác dụng điều trị thông qua những loại thuốc tác dụng nhanh này.
Vì thế khi CoQ10 ra đời, nó không thể đáp ứng được kỳ vọng của y học về tác dụng rõ rệt và tức thì, đặc biệt là ở những bệnh nhân bị suy tim sung huyết. Vì vậy, ý kiến ban đầu của họ chính là CoQ10 không mang lại lợi ích lâm sàng có ý nghĩa.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 12 năm 2014 cho thấy rằng phải cần một thời gian đủ lớn (lên đến hai năm) bổ sung CoQ10 để nó tích tụ trong tim và mang lại những lợi ích lâm sàng đáng kể, chẳng hạn như giảm 42% tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân. Đây là lý do tại sao bác sĩ tim mạch Peter Langsjoen thường kê đơn liều cao (600 mg/ngày) ubiquinol cho bệnh nhân suy tim của mình, vì họ không còn thời gian chờ đợi để tích luỹ nồng độ CoQ10 đạt đến mức tối ưu.
4. Quá trình để CoQ10 được công nhận?
Trước khi chúng tôi xuất bản một bài báo về CoQ10 vào năm 1983, người Mỹ không hề biết rằng nó đã được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản để điều trị bệnh tim.
FDA đã không chấp nhận bài báo này và những sản phẩm liên quan đến coenzyme Q10. FDA đã kiên quyết cấm tất cả người Mỹ tiếp cận với chất dinh dưỡng này.
Nếu bạn nhập thuật ngữ “coenzyme Q10 và suy tim” vào www.pubmed.gov, bạn có thể đọc hàng trăm bài báo đã xuất bản chứng thực hiệu quả của nó.
Phần lớn các bác sĩ tim mạch hiện nay khuyên dùng CoQ10 cho một số bệnh nhân nhất định và nó có thể được tìm thấy rộng rãi trên các kệ hàng dược phẩm.
Chúng tôi đã thắng trong cuộc chiến để giữ CoQ10 (và các chất dinh dưỡng khác) một cách hợp pháp. Tuy nhiên, hầu hết người Mỹ không biết cách sử dụng để tối ưu hiệu quả CoQ10, đặc biệt là vì nó liên quan đến việc đảo ngược các biện pháp lâm sàng của bệnh suy tim .
Trên đây là những thông tin bổ ích được chúng tôi cung cấp về lợi ích của CoQ10 trong hỗ trợ và điều trị suy tim để giúp những người bị suy tim có thêm nhiều năm sống khỏe mạnh hơn.
Theo: Life Extension
Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới
https://www.lifeextension.com/magazine/2018/7/coq10-and-heart-failure
https://news.heart.org/heart-failure-projected-to-increase-dramatically-according-to-new-statistics
https://www.lipid.org/sites/default/files/5-_nordestgaard_final.pdf
https://www.hrsonline.org/patient-resources/the-normal-heart/ejection-fraction
Mortensen SA, Rosenfeldt F, Kumar A, et al. The effect of coenzyme Q10 on morbidity and mortality in chronic heart failure: results from Q-SYMBIO: a randomized double-blind trial. JACC Heart Fail. 2014