Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận mạn tính giai đoạn sớm (Giai đoạn 1–4)

Ngày: 01/02/2021 lúc 17:10PM

Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể giúp cân bằng dinh dưỡng và khoáng chất. Nhưng nếu mắc các bệnh lý về thận, thận khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ này. Do đó, bạn cần thay đổi chế độ ăn phù hợp để giúp cải thiện chức năng thận.

chếđộănchongườibệnhthậnmạntính

1. Tại sao dinh dưỡng quan trọng với người mắc bệnh thận mạn tính?

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp:

  • Cung cấp đủ năng lượng để thực hiện công việc hằng ngày

  • Phòng tránh nhiễm trùng

  • Tránh hiện tượng mất cơ

  • Duy trì cân nặng

  • Làm chậm quá trình tiển triển thành bệnh thận

2. Nguyên tắc cơ bản của một chế độ ăn lành mạnh là gì?

Một chế độ ăn cân bằng tốt sẽ giúp bạn cung cấp lượng đạm (hay protein), ca-lo, vitamin, và khoáng chất vừa đủ mỗi ngày. 

Ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, và tham khảo ý kiến bác sĩ là phần không thể thiếu để giữ cơ thể khỏe mạnh và tinh thần thoải mái.

3. Có cần thay đổi chế độ ăn nếu như mắc bệnh lý về thận hay không?

Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể giúp cân bằng dinh dưỡng và khoáng chất. Nhưng nếu mắc các bệnh lý về thận, thận khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ này. Do đó, bạn cần thay đổi chế độ ăn để giúp cải thiện chức năng thận.

Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng chuyên về bệnh thận để có thông tin chi tiết và chính xác nhất với tình trạng hiện tại của bạn. Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn lựa chọn những thực phẩm tốt nhất dựa trên kết quả xét nghiệm gần nhất và lối sống của bạn. 

Những thay đổi trong chế độ ăn còn giúp kiểm soát tốt hơn các bệnh lý khác như đái tháo đường hay tăng huyết áp và ngăn chặn tình trạng thận chuyển biến xấu hơn. 

4. Những thay đổi gì trong chế độ ăn cần được lưu ý?

Không phải chỉ có một chế độ ăn cho những người mắc bệnh thận. Tùy theo mức độ bệnh thận hiện tại mà cần có những thay đổi chế độ ăn theo thời gian. Đồng thời cần cân nhắc đến những bệnh lý mắc kèm như tình trạng tim mạch hay đái tháo đường.

Những người mắc bệnh thận có thể kiểm soát lượng đạm (protein), muối (kali, natri), phốt pho, can-xi trong chế độ ăn.

chếđộănchongườibệnhthậnmạntính

5. Tại sao cần kiểm soát lượng đạm, natri, phốt pho, kali?

Những chất này góp phần vào việc cân bằng lượng chất lỏng và chất thải của máu. Nghĩa là, chế độ ăn cân bằng những chất này giúp thận không cần làm việc quá tải để lọc lượng chất lỏng thừa trong cơ thể.

Đạm

Cơ thể cần đạm để tạo cơ, sửa chữa mô, chống nhiễm trùng và tạo ra những chất cặn bã trong cơ thể. Nếu ăn quá nhiều protein có thể tạo ra nhiều lượng chất thải trong máu hơn, khi đó, thận không có đủ khả năng để lọc bỏ tất cả lượng chất cặn bã thừa đó ra khỏi máu. Lượng chất đạm tiêu thụ cần được cân bằng với trọng lượng cơ thể, chức năng thận, và lượng đạm trong nước tiểu. Không nên ăn quá ít vì nó cũng có thể gây ra những vấn đề khác. Chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ sẽ cho bạn biết lượng chính xác nên tiêu thụ hằng ngày với tình trạng cụ thể của bạn.

Ăn những khẩu phần ăn nhỏ chứa đạm (đạm động vật hoặc đạm thực vật), một khẩu phần cho 1 bữa.

Natri (dưới 2 gam muối mỗi ngày)

Thận khỏe mạnh có thể kiểm soát lượng muối (natri) trong cơ thể. Nếu thận không hoạt động tốt, dẫn đến quá nhiều natri và gây tích nước, phù nề, tăng huyết áp, và tình trạng quá tải của tim. 

Chỉ nên tiêu thụ dưới 2 gam muối mỗi ngày.

Những bước đơn giản để giảm lượng natri trong khẩu phần ăn:

  • Tránh các loại gia vị chứa nhiều natri như: nước tương từ đậu nành, muối biển, muối tỏi

  • Nấu ăn ở nhà thay vì đi ăn ngoài (đa số thực phẩm ở ngoài có nhiều muối hơn)

  • Thử các loại gia vị mới hoặc thảo dược thay cho muối

  • Tránh xa các thực phẩm đóng gói sẵn

  • Đọc kỹ bao bì thực phẩm khi đi chợ, tránh thực phẩm chứa nhiều natri (hay sodium)

  • Rửa các thực phẩm đóng hộp trước khi chế biến

Kali

Kali là thành phần liên quan đến hoạt động của cơ, bao gồm cả cơ tim. Quá nhiều hoặc quá ít kali trong máu đều gây nguy hiểm. Lượng kali bạn cần dựa trên tình trạng chức năng thận và các loại thuốc đang sử dụng. 

Phốt pho và Can-xi (không quá 1 gam mỗi ngày)

Các loại thực phẩm giàu can-xi cũng thường chứa nhiều phốt pho.

Khi chức năng thận kém, lượng phốt pho thừa tăng lên trong máu. Lượng phốt pho trong máu cao kéo theo can-xi từ xương ra máu và dẫn đến yếu xương, xương dễ gãy, đồng thời gây ngứa da, xương và đau khớp. 

6. Có cần hạn chế lượng chất lỏng không?

Hầu hết những người mắc bệnh thận giai đoạn sớm không cần hạn chế lượng chất lỏng mà họ uống. Nếu bạn không chắc chắn về bệnh thận đang ở giai đoạn nào, hãy đến các bệnh viện hoặc phòng khám để kiểm tra.

Nếu chức năng thận kém đi, các chuyên gia dinh dưỡng hoặc các bác sĩ có thể sẽ đưa ra lời khuyên về việc giảm lượng chất lỏng tiêu thụ hàng ngày tùy tình trạng cụ thể của mỗi người.

Lưu ý: không uống rượu bia

Uống quá nhiều có thể gây hại gan, thận, tim và những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác

7. Cần bổ sung bao nhiêu calo mỗi ngày?

Tùy thể trạng của mỗi người mà lượng calo tiêu thụ có thể khác nhau. Calo giống như nhiên liệu để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nếu không đủ nhiên liệu, cơ thể sẽ sử dụng protein để tạo năng lượng. Protein này đến từ các cơ trong cơ thể. Do đó, có thể dẫn đến tình trạng yếu cơ, và cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến thận. Vì vậy, việc cung cấp đủ lượng calo cần thiết là rất quan trọng để giúp cơ thể;

  • Duy trì cân nặng hợp lý

  • Cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày

  • Giúp bổ sung protein từ thực phẩm để tạo cơ và mô trong cơ thể

Cung cấp quá nhiều calo có thể gây thừa cân và gây hại cho thận. Nếu bạn bị thừa cân, việc giảm cân có thể mang lại những lợi ích nhất định đặc biệt ở những bệnh nhân có mắc kèm đái tháo đường. Lúc này, chế độ ăn và hoạt động thể chất cần được lên kế hoạch cụ thể.

Có nên bổ sung vitamin và khoáng chất nào không?

Hầu hết mọi người sẽ có đủ lượng vitamin khoáng chất để duy trì sức khỏe thông qua một chế độ ăn lành mạnh với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Chỉ nên bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ.

chếđộănchongườibệnhthậnmạntính

Những bước cần thực hiện để ăn uống đúng cách cho người bị bệnh thận

Bước 1. Chọn và chuẩn bị đồ ăn chứa ít muối và natri

  • Thường xuyên mua thực phẩm tươi, không ướp gia vị sẵn

  • Nấu ăn tại nhà thay vì ăn nhà hàng hoặc đồ ăn nhanh

  • Sử dụng các loại gia vị từ thảo mộc thay muối 

  • Kiểm tra hàm lượng muối trong thực phẩm đóng gói, chọn thực phẩm chứa ít muối (sodium)

  • Rửa đồ đóng hộp trước khi chế biến để loại bỏ bớt muối

Bước 2. Ăn lượng đủ và đúng loại đạm (protein)

  • Mỗi bữa ăn những khẩu phần đạm nhỏ 

  • Có thể sử dụng đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa, thịt gia cầm)

  • Hoặc đạm thực vật (các loại đậu, quả hạch - như óc chó, hạnh nhân, hạt điều, lạc, và các loại ngũ cốc)

  • 1 khẩu phần của thịt gà, cá hoặc thịt lợn: 50-80 gam (dưới 1 lạng), bằng kích thước một bộ bài /ngày

  • 1 khẩu phần của sản phẩm từ sữa động vật: ½ cốc sữa (1 nửa cốc sữa) hoặc 1 lát phô mai /ngày

  • 1 khẩu phần của các loại Đậu: ½ cốc đậu hoặc ¼ cốc hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ cười, lạc)

  • 1 khẩu phần của Bánh mì (ngũ cốc): 1 lát bánh mì

  • 1 khẩu phần của cơm trắng hoặc mì: ½ cốc gạo

Bước 3. Chọn thực phẩm tốt cho tim mạch

  • Nướng, hun khói, rang hoặc chiên không dầu thay vì chiên với dầu ăn

  • Sử dụng dầu oliu với lượng nhỏ thay vì dùng bơ

  • Lọc bỏ mỡ hoặc da từ thịt gia cầm trước khi ăn

  • Tránh các thực phẩm chứa chất béo bão hòa hoặc chất béo trans (bằng cách đọc nhãn thực phẩm)

  • Không uống rượu bia

  • Những thực phẩm tốt cho tim mạch gồm; 

  • Thịt nạc

  • Thịt gia cầm bỏ da

  • Các loại đậu

  • Rau củ quả

  • Sữa ít béo, sữa chua

Những bước tiếp theo cho 1 chế độ ăn đúng

Khi chức năng thận giảm nhiều, cần giảm phốt pho và kali trong chế độ ăn theo gợi ý của bác sĩ.

Bước 4. Chọn thực phẩm chứa ít phốt pho

  • Kiểm tra thành phần trên nhãn bao bì sản phẩm với lượng phốt pho thấp (thường kí hiệu là : PHOS)

Các thực phẩm chứa ít phốt pho nên dùngCác thực phẩm chứa nhiều phốt pho nên tránh
  • Hoa quả tươi và rau củ
  • Các loại ngũ cốc: ngô, gạo
  • Chọn thực phẩm chứa lượng phốt pho thấp (thường được kí hiệu trên bao bì là: PHOS)
  • Sữa gạo
  • Trà chanh tự làm tại nhà
  • Chế phẩm từ sữa động vật: sữa bò, phô mai, sữa chua, kem

  • Các loại hạt (hạnh nhân, hạt dẻ cười, hạt óc chó, hạt điều, hạt hồ đào, hạt mắc ca, hạt phỉ, lạc/đậu phộng) và bơ đậu phộng

  • Các loại đậu (đậu hà lan, đậu thận, đậu lăng)

  • Các loại đồ uống: ca-cao, bia, cô ca cô la

  • Ngũ cốc nguyên cám, yến mạch

  • Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh 

Bước 5. Chọn thực phẩm chứa ít kali

  • Muối ăn cũng chứa nhiều kali, do đó cần đọc kỹ nhãn bao bì sản phẩm và giảm lượng muối

  • Rửa rau củ quả đóng hộp trước khi ăn 

Các thực phẩm chứa ít kali nên dùngCác thực phẩm chứa nhiều kali cần tránh
  • Táo, mận, đào, nho
  • Nam việt quất, việt quất (blueberries)
  • Dâu tây, mâm xôi, 
  • Dứa
  • Bắp cải, măng tây, súp lơ trắng
  • Cần tây
  • Dưa chuột, cà rốt
  • Đỗ xanh, gạo trắng
  • Một số loại rau củ quả (chuối, dưa vàng, cam, quả bơ)
  • các loại rau củ (khoai tây, cà chua, rau lá xanh đậm)
  • Sữa và sữa chua
  • Các loại đậu, gạo nguyên cám
  • Thực phẩm giàu protein: thịt, thịt gia cầm, cá

 

Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới:

1. Nutrition and Early Kidney Disease (Stages 1–4), National Kidney Foundation

https://www.kidney.org/atoz/content/nutrikidfail_stage1-4 

2. Chronic Kidney Disease

https://www.webmd.com/a-to-z-guides/diet-and-chronic-kidney-disease#3 

3. Eating Right for Chronic Kidney Disease

https://www.niddk.nih.gov/health-information/kidney-disease/chronic-kidney-disease-ckd/eating-nutrition 

Đoàn Phương
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn