8 nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch sâu

Ngày: 06/02/2021 lúc 18:01PM

Trong một số trường hợp thì cục máu đông lại hình thành ngay trong các tĩnh mạch sâu trong cơ thể bạn, điển hình là ở chân hoặc đùi gây nên một số vấn đề nghiêm trọng nguy hiểm đến tính mạng.

huyết-khối-tĩnh-mạch-sâu

Khi bạn bị đứt tay hoặc xây xát, máu sẽ lập tức kích hoạt hệ thống giúp đông lại để cầm máu, giúp bảo vệ cơ thể tránh mất máu gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì cục máu đông lại hình thành ngay trong các tĩnh mạch sâu trong cơ thể, điển hình là ở chân hoặc đùi. Thay vì tác dụng có lợi, những cục máu đông lại gây ra một số vấn đề nghiêm trọng lên sức khỏe của bạn.

Loại cục máu đông này được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Cục máu đông trong tĩnh mạch sâu trong cơ thể được tạo thành từ các tiểu cầu, có tác dụng đẩy nhanh quá trình đông máu và fibrin - đây là một loại protein đan xéo lại với nhau thành mạng lưới, bắt giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông ổn định. Ngoài ra, khi cục máu đông vỡ ra tạo thành các mảnh, di chuyển trong mạch máu và nằm lại trong phổi là gây ra tình trạng Thuyên tắc phổi (PE) dẫn tới đe dọa đến tính mạng.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, hàng năm có từ 300.000 đến 600.000 người Mỹ mắc DVT hoặc PE.

Nguyên nhân gây ra DVT?

Bất cứ ai cũng có thể tiến triển bệnh DVT, nhưng một số người có nguy cơ cao hơn những người khác. Một số nguyên nhân sau có thể làm tăng nguy cơ của bạn:

Tiêm tĩnh mạch: Tổn thương tĩnh mạch có thể xảy ra do gãy xương hoặc do tổn thương cơ nghiêm trọng. Các tĩnh mạch cũng có thể bị thương trong quá trình thực hiện các phẫu thuật lớn, đặc biệt là các thủ thuật liên quan đến xương chậu, hông hoặc chân.

Bất động: Ví dụ nếu bạn giữ yên chân trong một thời gian dài –  như việc bạn đang bó bột, đang hồi phục sau phẫu thuật, đi máy bay hoặc ô tô đường dài sẽ làm lưu lượng máu chậm lại. Điều này có thể ngăn cản các chất chống đông máu trong cơ thể hòa vào máu của bạn.

Uống nội tiết tố: Nếu bạn là phụ nữ và dùng một số loaị thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone (HRT) sau khi mãn kinh, bạn có thể có nguy cơ mắc DVT cao hơn. Đó là bởi vì hormone estrogen trong một số loại thuốc tránh thai và HRT, có thể khiến máu dễ đông hơn. Nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai hoặc HRT và bạn còn hút thuốc, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Có thai: Mang thai làm tăng nguy cơ DVT của phụ nữ và nguy cơ này vẫn cao cho đến sáu tuần sau khi sinh. Tương tự như dùng hormone, rủi ro liên quan đến sự gia tăng estrogen khi phụ nữ mang thai, cũng như một chức năng của cơ thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất máu quá nhiều trong quá trình sinh nở của phụ nữ.

Bị ung thư: Ung thư làm tăng nguy cơ DVT. Khi ung thư hình thành, nó tạo ra các phản ứng đông máu khiến một người dễ bị hình thành cục máu đông hơn. Mối nguy hiểm này chủ yếu có ở ung thư bụng và xương chậu, nhưng bất kỳ loại ung thư nào cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc DVT.

Có các tình trạng sức khỏe khác: Các vấn đề sức khỏe mạn tính làm tăng nguy cơ DVT bao gồm bệnh tim, bệnh phổi và các viêm ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Những người bị rối loạn đông máu cũng có nguy cơ bị DVT cao hơn.

Có tiền sử DVT: Khi bạn bị DVT hoặc PE, nguy cơ mắc một đợt khác sẽ cao hơn. Ngoài ra, nếu trong gia đình bạn có tiền sử DVT hoặc PE, điều này cũng làm tăng nguy cơ của bạn.

Lớn tuổi hoặc thừa cân: Nguy cơ DVT tăng lên theo tuổi tác, đặc biệt là đối với những người trên 75 tuổi. Nguyên nhân là do tĩnh mạch và lưu lượng máu của bạn suy yếu hoặc do bạn di chuyển ít hơn khi già đi. Ngoài ra béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ khác của DVT.

thuyên-tắc-phổi

 

Cách nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của DVT

Một vấn đề quan trọng là cần nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng của DVT vì điều trị càng sớm thì càng tăng cơ hội sống của bạn. Nếu chân của bạn sưng lên, cảm thấy mềm hoặc nóng, đỏ, đau, hãy đi khám ngay lập tức. Siêu âm chân sẽ giúp bạn phát hiện ra DVT. Khi đó, bạn có thể điều trị bằng thuốc chống đông để làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành các cục máu đông. Tuy nhiên, nếu tình trạng DVT nghiêm trọng, bạn có thể cần phẫu thuật để loại bỏ cục máu đông.

DVT có thể dẫn đến PE và có khả năng gây tử vong. Theo the Society of Interventional Radiology, cứ 100 người tiến triển DVT, sẽ có một người chết vì PE. Can thiệp chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của DVT, và đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn lo lắng về nguy cơ của mình.

Nguồn: Everydayhealth

Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới.

https://www.everydayhealth.com/hs/dvt-awareness/causes-of-dvt/

https://www.everydayhealth.com/deep-vein-thrombosis/guide/

https://www.everydayhealth.com/news/steps-find-best-cardiologist-you/

https://www.everydayhealth.com/hs/dvt-awareness/dangerous-complications-of-dvt/

 https://www.everydayhealth.com/deep-vein-thrombosis/guide/

 

BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn