Viêm khớp dạng thấp và bệnh Gout khác nhau như thế nào?
Ngày: 02/11/2020 lúc 14:19PM
Mặc dù viêm khớp dạng thấp và gout đều gây sưng đau ở các khớp, nhưng mỗi bệnh lý lại xuất phát từ nguyên nhân và yêu cầu điều trị khác nhau. Việc phân biệt chính xác hai bệnh lý này có vai trò rất quan trọng để lựa chọn phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.
Tổng quan
Viêm khớp dạng thấp và gout là hai bệnh viêm khớp khác nhau. Người bệnh thường dễ nhầm lẫn giữa hai bệnh lý này do chúng có một số triệu chứng tương đồng. Mặc dù vậy, nguyên nhân gây bệnh và yêu cầu điều trị của viêm khớp dạng thấp và bệnh gout hoàn toàn khác nhau.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp (hay còn gọi tắt là RA) là một bệnh tự miễn, khiến cho các khớp bị viêm, cứng, đau và sưng.
Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Theo Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (American College of Rheumatology), có khoảng 1,3 triệu người Mỹ mắc viêm khớp dạng thấp.
Bên cạnh đó, RA cũng là một bệnh toàn thân. Điều này có nghĩa là nó có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể, như: mắt, da, phổi và tim. Những người bị viêm khớp dạng thấp thường có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn người bình thường.
Gout
Bệnh gout là một loại viêm khớp gây đau đớn dữ dội, thường xảy ra nhiều nhất ở khớp ngón chân cái. Ngoài ra, vị trí gout tấn công có thể là mu bàn chân hoặc mắt cá chân, đôi khi là cả các khớp khác trong cơ thể.
Nhà triết học – bác sĩ người Hy Lạp Hippocrates đã gọi bệnh gout là “bệnh viêm khớp của người giàu”. Vì nguyên nhân của gout liên quan đến việc ăn nhiều thức ăn và đồ uống giàu dinh dưỡng, đắt tiền.
Điểm khác biệt giữa RA và gout
Cả viêm khớp dạng thấp và gout đều gây ra các triệu chứng: đỏ, sưng và đau ở khớp. Đồng thời, cả hai bệnh lý này đều có thể dẫn đến những tổn thương không hồi phục nghiêm trọng ở vùng khớp viêm. Từ đó gây suy giảm nặng nề chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tuy nhiên, quan sát kỹ các dấu hiệu ban đầu và vị trí khớp bị ảnh hưởng có thể giúp phân biệt rõ hai bệnh lý này. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.
Các dấu hiệu đặc trưng để phân biệt viêm khớp dạng thấp và gout:
Viêm khớp dạng thấp
- đau có thể nhẹ, vừa hoặc nặng và thường kèm theo cứng khớp
- có thể xảy ra ở tất cả các khớp, thường là các khớp đối xứng trên cơ thể
- xảy ra nhiều nhất ở các khớp nhỏ của bàn tay, cổ tay và bàn chân
- các khớp có thể bị đau, đỏ hoặc sưng
Gout
- thường xảy ra ở bàn chân, phổ biến nhất là khớp ngón chân cái
- đỏ, sưng, đau dữ dội
Nguyên nhân của RA và bệnh gout?
Viêm khớp dạng thấp (RA)
Cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra RA vẫn chưa được làm sáng tỏ. Các nhà khoa học cho rằng một phần nguyên nhân của bệnh có liên quan đến cấu trúc gen. Khi gặp các yếu tố thuận lợi từ môi trường – chẳng hạn như virus, tình trạng bệnh lý sẽ được khởi động.
Gout
Thức ăn và đồ uống giàu dinh dưỡng có thể gián tiếp gây ra bệnh gout. Nhưng nguyên nhân sâu xa hơn của gout là purin – hợp chất này thường được tìm thấy trong một số loại thực phẩm.
Các thực phẩm giàu purin bao gồm hầu hết các loại thịt (đặc biệt là nội tạng), phần lớn các loại cá, động vật có vỏ cứng (nghêu, sò, ốc, tôm, cua …), và thậm chí là cả một số loại rau. Bánh mì và ngũ cốc nguyên cám cũng có thể chứa purin.
Khi vào cơ thể, purin sẽ được chuyển hóa thành acid uric. Cơn gout có thể xảy ra bất cứ khi nào nồng độ acid uric trong máu tăng quá cao. Bình thường, acid uric được đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Nhưng nếu nồng độ này tăng vượt qua khả năng thải trừ của cơ thể, các tinh thể muối urat sẽ được hình thành và lắng đọng tại các khớp. Sự tích tụ các tinh thể urat sắc nhọn tại khớp là nguyên nhân gây viêm và đau dữ dội.
Phương pháp điều trị
Viêm khớp dạng thấp (RA)
Bệnh viêm khớp dạng thấp không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát tình trạng viêm khớp, giảm bớt các triệu chứng và tổn thương ở khớp. Bác sĩ sẽ cho biết chính xác tình trạng bệnh của bạn và đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp.
RA thể nặng thường được điều trị bằng các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs) hoặc tác nhân sinh học mạnh. Các tác nhân sinh học là các hợp chất biến đổi gen, được thiết kế để tấn công các tế bào hay hóa chất nhất định có liên quan đến quá trình miễn dịch. Chúng có tác dụng làm chậm hoặc ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, đồng thời làm giảm viêm và đau.
RA thể nhẹ đến trung bình được điều trị bằng các DMARDs thông thường. Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) cũng thường được sử dụng phối hợp để làm giảm các triệu chứng đau và viêm.
Gout
Bên cạnh các thuốc được kê đơn, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện thay đổi lối sống để kiểm soát bệnh gout.
Các thuốc điều trị bệnh gout bao gồm:
- thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), như indomethacin hoặc naproxen (naprelan, naprosyn)
- các corticosteroid, như prednisone (Rayos)
- colchicine (Colcrys), được dùng cùng với NSAIDs để điều trị các cơn gout cấp hoặc ngăn ngừa sự bùng phát cơn gout trong tương lai
- thuốc ngăn ngừa sản xuất acid uric
Kết luận
Mặc dù RA và gout đều gây đau và sưng ở khớp, làm cản trở các hoạt động hàng ngày của bạn. Nhưng mỗi bệnh lý lại xuất phát từ nguyên nhân và yêu cầu điều trị khác nhau. Để biết chính xác nhất bệnh lý bạn đang mắc phải, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, các triệu chứng của hai tình trạng này có thể được kiểm soát bằng sự phối hợp đồng thời điều trị y tế và thay đổi lối sống lành mạnh. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất với tình trạng của mình.
Nguồn: Healthline
Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới:
https://www.rheumatology.org/I-Am-A/Patient-Caregiver/Diseases-Conditions/Gout
https://www.rheumatology.org/I-Am-A/Patient-Caregiver/Diseases-Conditions/Rheumatoid-Arthritis
https://www.niams.nih.gov/health-topics/gout
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3226106/
ANTAZ là sự kết hợp hoàn hảo của 3 thành phần: Vitacherry (chiết xuất anh đào Montmorency), Hy thiêm và Râu mèo
Vitacherry (nhập khẩu và xuất xứ từ Mỹ): sử dụng rộng rãi Mỹ để hạ acid uric và ngăn ngừa gout
Giảm sản xuất acid uric
Chống viêm mạnh từ Anthocyanins
Hỗ trợ giảm nguy cơ viêm đau khớp do gout
Râu mèo (chiết xuất tại Việt Nam): Viết trong sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam"
Trung hoà acid uric
Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric
Hy thiêm (chiết xuất tại Việt Nam): Viết trong sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam"
Giảm đau khớp, mạnh xương khớp
Giảm tổng hợp acid uric
3 cơ chế tác dụng của ANTAZ hỗ trợ giảm acid uric trong máu
Giảm tổng hợp acid uric
Tăng đào thảo acid uric
Chống viêm giảm đau mạnh
Sự khác biệt của Antaz là gì?
- Nền tảng khoa học từ nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ, Anh, Úc
- Kết hợp thành phần theo cơ chế tác dụng
- Chuẩn hoá từ nguyên liệu đầu vào, theo tiêu chuẩn quốc tế
Antaz chứa thành phần Vitacherry - chiết xuất anh đào số 1 tại Mỹ
Hàm lượng Anthocyanins type 1 và type 2 của Vitacherry cao hơn 15 lần.
Tổng hàm lượng Anthocyanins cao hơn 9 lần so với các thương hiệu anh đào khác.
Được các nhãn hàng hàng đầu của Mỹ lựa chọn.
####
ANTAZ thích hợp sử dụng với
- Người bị tăng acid uric trong máu. Nam giới trên 7,0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l), ở nữ trên 6,0mg/l (hay trên 360 micromol/l).
- Người mắc gout mạn tính, có các cơn gout tái phát.
- Người có cơn gout cấp, đau khớp và viêm khớp.
Hướng dẫn sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Antaz
- Khi bị cơn gout cấp: 4 viên/ngày, chia 2 lần.
- Khi acid uric máu tăng cao: 3 viên/ngày, chia 2 lần.
- Khi không có cơn gout cấp: 2 viên/ngày.
Liệu trình sử dụng Antaz
Nghiên cứu khoa học cho thấy anh đào giúp:
- 5-10 ngày: hỗ trợ giảm viêm đau khớp do gout
- 1 tháng: hỗ trợ giảm acid uric trong máu
- 4 tháng: hỗ trợ giảm nguy cơ viêm đau khớp do gout
####