Làm cách nào để phân biệt Viêm khớp dạng thấp và bệnh Gout

Ngày: 30/10/2020 lúc 10:51AM

Viêm khớp dạng thấp rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh gout và là 2 dạng viêm khớp phổ biến. Việc không phân biệt được 2 bệnh gây ra nhiều khó khăn cho quá trình điều trị bệnh. Vậy làm cách nào để phân biệt được chúng?

 

phan biet gout và viem khop dang thap

Bạn có thể dễ nhầm lẫn giữa viêm khớp dạng thấp và bệnh gout với nhau khi bệnh gout làm xuất hiện các nốt ở bàn tay hoặc bàn chân giống như người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Mặc dù nguyên nhân và cách điều trị của mỗi bệnh là khác nhau, nhưng một số người có thể bị mắc cả viêm khớp dạng thấp và bệnh gout. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 2% những người mắc viêm khớp dạng thấp cũng sẽ bị bệnh gout. Bác sĩ có thể điều trị cả 2 trường hợp khi người bệnh có những biểu hiện mà chưa phân biệt được bệnh. Tuy nhiên, một chẩn đoán chính xác là điều quan trọng nhất để ra phương pháp điều trị thích hợp.

1. Thế nào là viêm khớp dạng thấp và bệnh gout?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn điển hình. Nó xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh trong các mô hoạt dịch hoặc lớp lót của khớp. Quá trình này lâu ngày dẫn tới các tổn thương các khớp với các triệu chứng như viêm, đau và sưng tấy. Các khớp này thường là các khớp ở bàn tay, cổ tay, mắt cá chân và đầu gối hai bên chân.

Bệnh gout cũng là một bệnh gây viêm các khớp, nhưng nó không phải do tình trạng tự miễn của cơ thể. Thay vào đó, một người mắc bệnh gout là do dư thừa nhiều acid uric trong máu. Acid uric có trong thực phẩm, đồ uống và một số loại thuốc. Các tinh thể acid uric này có thể lắng đọng trong các mô hoạt dịch, thường là ở bàn chân, bàn tay và khuỷu tay.

2. Viêm khớp dạng thấp và bệnh gout ảnh hưởng đến ai?

Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới. Ở Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 1,5 triệu người bị viêm khớp dạng thấp. Trong đó, số lượng nữ giới nhiều gấp ba lần nam giới.

Ngược lại, bệnh gout ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới. Ước tính có khoảng 4% người Mỹ trưởng thành mắc bệnh gout, trong đó có 6 triệu nam giới và 2 triệu nữ giới.

3. Các triệu chứng thường gặp

Viêm khớp dạng thấp và bệnh gout có một số triệu chứng khác nhau, bao gồm cả các vị trí mà chúng tác động và các biến chứng của bệnh.

Về vị trí tác động, viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến bàn tay và đầu gối còn bệnh gout hay xảy ra ở ngón chân cái, sau đó có thể lan rộng ra các khớp ở bàn chân, mắt cá chân, khuỷu tay …

Người bị bệnh viêm khớp dạng thấp lâu dài sẽ gặp các biến chứng về tim mạch và hô hấp. Tuy nhiên bệnh gout thì ít ảnh hưởng.

Viêm khớp dạng thấp gây ra những triệu chứng gì?

trieu chung viem khop dang thap

Viêm khớp dạng thấp khi xuất hiện các đợt bùng phát sẽ tạo ra rất nhiều triệu chứng khác nhau, sau đó các triệu chứng này sẽ giảm hoặc biến mất. Cụ thể các triệu chứng mà một người bị viêm khớp dạng thấp hay gặp bao gồm:

  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
  • Sốt
  • Đau, nhức hoặc cứng khớp
  • Cứng ở nhiều khớp
  • Đau và cứng các khớp có tính chất đối xứng, thường là ở cổ tay, mắt cá chân.
  • Chán ăn, có thể dẫn đến sụt cân. 

Viêm khớp dạng thấp lâu ngày dẫn tới nhiều biến chứng ngay cả khi có dùng thuốc. Các biến chứng bao gồm:

  • Mật độ xương giảm.
  • Gây tổn thương các khớp.
  • Thay đổi và làm giảm khả năng vận động của bàn tay và bàn chân.
  • Các bệnh tim mạch tiến triển sớm.
  • Các bệnh ở mắt bao gồm: đau mắt, đau mắt đỏ hoặc khô mắt.

Các triệu chứng của bệnh gout là gì?

Tương tự viêm khớp dạng thấp, người bị bệnh gout có thể bị các cơn gout cấp tái phát theo chu kì khi các tinh thể acid uric dư thừa lắng đọng trong khớp.

Các cơn gout cấp thường xuất hiện sau một kích thích mạnh làm gia tăng quá mức lượng acid uric trong cơ thể, chẳng hạn như uống quá nhiều rượu.

trieu chung benh gout

Các triệu chứng của bệnh gout ở khớp bao gồm:

  • Hạn chế khả năng vận động.
  • Đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy.
  • Sưng đỏ.
  • Vùng xung quanh khớp nóng lên.

Trong giai đoạn đầu, bệnh gout cấp thường không ảnh hưởng đến nhiều khớp. Các khớp thường bị ảnh hưởng là ở ngón chân cái. Sau đó có thể lan ra cả mắt cá chân, ngón tay, khuỷu tay hoặc cổ tay.

Tuy nhiên do gout không phải là một bệnh tự miễn, nên nó không gây ra các triệu chứng như sốt, suy giảm trí nhớ như viêm khớp dạng thấp.

4. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ 

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết được nguyên nhân gây rối loạn quá trình miễn dịch dẫn đến viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, những người có các yếu tố sau có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp hơn những người khác:

  • Tuổi tác: Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, bệnh viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở người trưởng thành trong độ tuổi 60.
  • Giới tính: Nữ giới mắc nhiều hơn nam giới
  • Di truyền: Tiền sử gia đình: nếu trong gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp thì tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Cân nặng: những người bị béo phì có nhiều khả năng mắc bệnh hơn
  • Hút thuốc: những người hút thuốc hoặc bị tiếp xúc với khói thuốc khi còn ở trong bụng mẹ sẽ tăng nguy cơ phát triển bệnh.

Bệnh gout xảy ra khi cơ thể người bệnh tích tụ lượng acid uric dư thừa. Những người có các yếu tố nguy cơ sau có khả năng mắc bệnh hơn người bình thường:

  • Tuổi và giới tính: Trái ngược với viêm khớp dạng thấp, nam giới trước 60 tuổi dễ mắc bệnh gout hơn nữ giới. Sau thời gian đó, nữ giới có khả năng mắc bệnh nhiều hơn nam giới.
  • Di truyền: giống viêm khớp dạng thấp, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh dễ gặp tình trạng này hơn.
  • Tình trạng sức khỏe: Người có tiền sử mắc các bệnh như huyết áp cao, cholesterol máu cao, tiểu đường và các bệnh tim mạch.
  • Thuốc: các thuốc lợi tiểu, thuốc sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh vảy nến.
  • Chế độ ăn uống: Sử dụng thực phẩm có nhiều purin: thịt đỏ, động vật có vỏ, rượu và sô-đa
  • Cân nặng: Bệnh gout dễ xảy ra ở những người thừa cân.

Khi các yếu tố nguy cơ trên tiến triển nhanh và nhiều, người bệnh có thể bị gout mãn tính. Tuy nhiên, nếu bệnh được điều trị kịp thời thì có khả năng kiểm soát sự tiến triển của bệnh thành mãn tính.

5. Chẩn đoán

Để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp và bệnh gout, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách hỏi tiền sử bệnh, triệu chứng, chế độ ăn uống, các bệnh mắc phải và các thuốc đang dùng của bệnh nhân. Sau đó, bạn sẽ được khám sức khỏe và xem xét các vị trí xuất hiện triệu chứng của bệnh. Ví dụ, nếu bạn bị bệnh gout, bạn có thể sẽ bị đau ở ngón chân cái.

Để kết quả chẩn đoán chính xác nhất, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu. Nếu kết quả xét nghiệm có nồng độ acid uric quá cao, bạn sẽ được chẩn đoán xác định bệnh gout. Còn không, bác sĩ sẽ yêu cầu các xét nghiệm máu khác để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, bao gồm:

  • Xét nghiệm Anti-CCP huyết tương
  • Protein phản ứng C
  • Tốc độ máu lắng
  • Yếu tố dạng thấp (RF)

Ngoài ra, các bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang và MRI. Các xét nghiệm này giúp kiểm tra các tổn thương có thể xảy ra đối với mô mềm hoặc xương. Các xét nghiệm hình ảnh cũng có thể giúp chẩn đoán phân biệt 2 bệnh. Cụ thể, bệnh gout có sự tích tụ của các tinh thể acid uric xung quanh các khớp còn dấu hiệu viêm quanh khớp hay gặp ở bệnh viêm khớp dạng thấp.

Bác sĩ cũng có thể sử dụng kim chích chất lỏng từ khớp bị sưng để kiểm tra xem có tồn tại tinh thể acid uric hay không để đưa ra chẩn đoán xác định bệnh gout.

6. Điều trị

Việc chẩn đoán chính xác bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gout rất quan trọng vì mỗi bệnh sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.

Các thuốc điều trị bệnh gout bao gồm:

  • Colchicine giảm lượng acid uric trong máu, tác dụng đối với cơn gout cấp hoặc dùng để phòng ngừa bệnh.

  • Allopurinol ngăn ngừa bệnh gout hoặc probenecid ngăn chặn sản xuất, loại bỏ acid uric cũng như các đợt gout cấp tấn công.

  • NSAIDs (thuốc chống viêm không steroid) giảm viêm do gout cấp

Các thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Corticoid giúp làm chậm hoặc ngăn cản tiến triển của các phản ứng tự miễn gây viêm.

  • NSAIDs (thuốc chống viêm không steroid) giảm viêm do viêm khớp dạng thấp

  • DMARDs (Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm)

Bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân thử nhiều loại thuốc khác nhau trước khi tìm ra được chế độ điều trị bằng thuốc phù hợp nhất với tình trạng của họ.

Với mỗi người bệnh, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì việc thay đổi lối sống sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng. Người mắc bệnh gout nên tránh các thực phẩm, đồ ăn đồ uống chứa nhiều purin. Còn người bị viêm khớp dạng thấp nên có thói quen sống lành mạnh như giảm cân, ngừng hút thuốc. Đó là những cách hiệu quả giúp hạn chế sự phát triển của bệnh.

Kết luận

Viêm khớp dạng thấp và bệnh gout là hai dạng viêm khớp hay gặp. Chúng có các nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị khác nhau.

Bệnh gout thường liên quan đến lối sống, chế độ ăn uống. Trong khi viêm khớp dạng thấp thì chủ yếu do quá trình tự miễn của cơ thể. Viêm do gout thường xảy ra ở ngón chân cái, còn viêm khớp dạng thấp thường ở bàn tay, cổ tay và mắt cá chân.

Bên cạnh đó, mỗi bệnh cũng có những thay đổi riêng trong công thức máu giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Ví dụ như bệnh gout có thể phát hiện dựa vào xét nghiệm nồng độ acid uric trong máu, hay viêm khớp dạng thấp đặc trưng bởi xét nghiệm yếu tố dạng thấp (RF). Việc phân biệt để chẩn đoán chính xác giúp mỗi bệnh nhân tìm được phương pháp điều trị kịp thời và chính xác.

Nguồn: Medical News Today

Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/323421

https://www.arthritis.org/about-arthritis/types/gout/articles/gout-as-second-arthritis.php

https://www.arthritis.org/living-with-arthritis/tools-resources/expert-q-a/gout-questions/arthritis-or-gout.php

https://academic.oup.com/rheumap/article/1/suppl_1/rkx011.010/4627745

https://www.hindawi.com/journals/crirh/2014/357826/

https://www.cdc.gov/arthritis/basics/rheumatoid-arthritis.html

https://www.arthritis.org/about-arthritis/types/gout/what-is-gout.php

https://www.arthritis.org/about-arthritis/types/rheumatoid-arthritis/what-is-rheumatoid-arthritis.php

ANTAZ là sự kết hợp hoàn hảo của 3 thành phần: Vitacherry (chiết xuất anh đào Montmorency), Hy thiêm và Râu mèo

Vitacherry (nhập khẩu và xuất xứ từ Mỹ): sử dụng rộng rãi Mỹ để hạ acid uric và ngăn ngừa gout

  • Giảm sản xuất acid uric

  • Chống viêm mạnh từ Anthocyanins

  • Hỗ trợ giảm nguy cơ viêm đau khớp do gout

Râu mèo (chiết xuất tại Việt Nam): Viết trong sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam"

  • Trung hoà acid uric

  • Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

Hy thiêm (chiết xuất tại Việt Nam): Viết trong sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam"

  • Giảm đau khớp, mạnh xương khớp

  • Giảm tổng hợp acid uric

3 cơ chế tác dụng của ANTAZ hỗ trợ giảm acid uric trong máu

  • Giảm tổng hợp acid uric

  • Tăng đào thảo acid uric

  • Chống viêm giảm đau mạnh

 

   Sự khác biệt của Antaz là gì? 

  • Nền tảng khoa học từ nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ, Anh, Úc
  • Kết hợp thành phần theo cơ chế tác dụng
  • Chuẩn hoá từ nguyên liệu đầu vào, theo tiêu chuẩn quốc tế 

Antaz chứa thành phần Vitacherry - chiết xuất anh đào số 1 tại Mỹ

  • Hàm lượng Anthocyanins type 1 và type 2 của Vitacherry cao hơn 15 lần. 

  • Tổng hàm lượng Anthocyanins cao hơn 9 lần so với các thương hiệu anh đào khác.

  • Được các nhãn hàng hàng đầu của Mỹ lựa chọn.

 

####

ANTAZ thích hợp sử dụng với

  • Người bị tăng acid uric trong máu. Nam giới trên 7,0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l), ở nữ trên 6,0mg/l (hay trên 360 micromol/l).
  • Người mắc gout mạn tính, có các cơn gout tái phát.
  • Người có cơn gout cấp, đau khớp và viêm khớp.

Hướng dẫn sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Antaz

  • Khi bị cơn gout cấp: 4 viên/ngày, chia 2 lần. 
  • Khi acid uric máu tăng cao: 3 viên/ngày, chia 2 lần.
  • Khi không có cơn gout cấp: 2 viên/ngày. 

Liệu trình sử dụng Antaz

Nghiên cứu khoa học cho thấy anh đào giúp:

  • 5-10 ngày: hỗ trợ giảm viêm đau khớp do gout
  • 1 tháng: hỗ trợ giảm acid uric trong máu
  • 4 tháng: hỗ trợ giảm nguy cơ viêm đau khớp do gout

 

####

Nguyễn Thanh Vân
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn