Bệnh gout: Cách phòng ngừa và điều trị
Ngày: 30/10/2020 lúc 09:51AM
Bệnh gout có đang làm ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn? Hãy cùng tìm hiểu một số phương pháp đẩy lùi căn bệnh "khó chịu" này qua bài viết sau.
Bệnh Gout là gì?
Nguyên nhân gây ra gout là do tăng sản xuất hoặc giảm thải trừ acid uric, từ đó dẫn đến dư thừa acid uric trong cơ thể. Thuật ngữ “bệnh Gout” dùng để chỉ chung cho cả trường hợp gout cấp tính lẫn mạn tính.
Cơn gout cấp điển hình hay gặp ở bàn chân, nhất là khớp ngón chân cái với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau. Gout cấp gây ra các cơn đau không liên tục. Cơn đau do nó gây ra có thể gặp ở hầu hết các khớp tay chân, đặc biệt là các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân.
Với trường hợp gout mạn, ở bệnh nhân có thể xuất hiện các hạt tophi - các hạt cứng nổi lên ở các khớp. Những hạt tophi này được tạo ra do ngưng tụ acid uric. Chúng có thể phát triển rất lớn và đến một giới hạn nào đó những hạt tophi này có thể đâm thủng cả da.
Sau đây là một số những phương pháp thường được dùng để kiểm soát tình trạng gout cho người bệnh.
Những phương pháp điều trị gout truyền thống
Những biện pháp điều trị gout đều nhằm mục đích giảm tình trạng đau, viêm hoặc tần suất xuất hiện của các cơn đau. Các phương pháp điều trị truyền thống bao gồm dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn.
Điều chỉnh chế độ ăn
Điều chỉnh chế độ ăn là một trong những cách quan trọng giúp giảm tần suất xuất hiện các cơn gout cấp. Mục tiêu của phương pháp này là làm giảm lượng acid uric trong máu.
Thay đổi chế độ ăn như thế nào có thể giúp giảm các triệu chứng do gout?
Hạn chế đến mức tối đa đồ uống có cồn, nhất là bia.
Uống nhiều nước hoặc các đồ uống không chứa cồn.
Ăn nhiều hơn các sản phẩm sữa ít béo hoặc không chứa chất béo.
Tránh các đồ ăn có chứa nhiều purin như nội tạng động vật (thận, gan, lá lách) và các loại cá có dầu (cá mòi, cá cơm, cá trích)
Hạn chế ăn thịt, ưu tiên sử dụng các loại protein có nguồn gốc thực vật như đậu và các thực phẩm từ cây họ đậu.
Ăn các loại thực phẩm chứa carbohydrat phức tạp như bánh mì nguyên cám và rau củ quả. Hạn chế các đồ ăn nhiều đường hoặc chứa carbohydrat tinh chế như bánh mì trắng.
Điều trị bằng thuốc
Một số loại thuốc chính được sử dụng để điều trị Gout gồm có:
Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), corticosteroid, và colchicine: dùng để giảm đau và chống viêm trong các cơn đau Gout cấp.
Thuốc ức chế enzyme xanthin oxidase (Allopurinol): nhằm hạn chế quá trình sản xuất acid uric của cơ thể.
Probenecid: giúp thận tăng khả năng đào thải acid uric.
Các thuốc điều trị Gout cấp
Khi gặp các cơn gout cấp, ưu tiên sử dụng hàng đầu các thuốc giúp giảm tình trạng đau và viêm của người bệnh. Có 3 loại thuốc thường được sử dụng cho cơn gout cấp gồm: NSAIDs, colchicine và corticosteroid. Hai loại thuốc khác được dùng hàng ngày để ngăn ngừa tái phát cơn gout cấp gồm: thuốc ức xanthin oxidase và probenecid.
NSAIDs
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) giúp giảm cả triệu chứng đau và viêm của gout. Nhiều thuốc NSAIDs có thể tự mua ở quầy thuốc nếu mua liều thấp hoặc có thể mua liều cao hơn nếu có đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, các NSAIDs có thể gây ra các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy và loét dạ dày. Một số ít trường hợp, các thuốc NSAIDs còn gây hại thận và gan.
Các NSAIDs thường dùng trong điều trị Gout gồm;
- Aspirin (Bufferin)
- Celecoxib (Celebrex)
- Ibuprofen (Advil)
- Indomethacin (Indocin)
- Ketoprofen
- Naproxen (Aleve)
Colchicin
Colchicin (Cocrys) là một thuốc được sử dụng chính trong điều trị gout. Thuốc này giúp ngăn chặn sự kết tủa acid uric thành dạng tinh thể muối urat. Để colchicin có thể ngăn chặn các triệu chứng sưng đau hiệu quả thì ngay sau khi các triệu chứng gout cấp bắt đầu xuất hiện, nên uống colchicin càng sớm càng tốt. Đôi khi colchicin cũng được kê đơn uống hàng ngày để ngăn ngừa tái phát cơn gout cấp.
Tuy nhiên, colchicin cũng gây ra các tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Colchicin thường được kê cho những bệnh nhân không thể sử dụng được NSAIDs.
Corticosteroid
Corticosteroid rất hiệu quả trong giảm triệu chứng viêm. Có thể sử dụng corticosteroid theo đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp viêm qua đường tĩnh mạch. Tuy nhiên, khi sử dụng corticosteroid trong một thời gian dài sẽ gây các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng, có thể kể đến như:
Tiểu đường
Loãng xương
Huyết áp cao
Đục thủy tinh thể
Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng
Làm chết mô xương (hoại tử vô mạch) đặc biệt là ở khớp háng và vai
Vì lý do trên nên corticosteroid thường chỉ được chỉ định cho những bệnh nhân sử dụng không hiệu quả hoặc chống chỉ định với NSAIDs hay colchicine. Các thuốc corticosteroid sử dụng trong điều trị gout gồm:
Dexamethason (DexPak)
Methylprednisolon (Medrol)
Prednisolon (Omnipred)
Prednison (Rayos)
Triamcinolone (Aristospan)
Thuốc ức chế xanthin oxidase
Thuốc ức chế xanthin oxidase giúp cơ thể giảm sản xuất acid uric.
Tuy nhiên, khi bắt đầu uống loại thuốc này có thể làm kích hoạt cơn gout cấp. Khi uống thuốc ức chế xanthin oxidase trong cơn gout cấp cũng có thể làm các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh thường được chỉ định sử dụng colchicin trong một thời gian ngắn trước khi dùng thuốc ức chế xanthin oxidase.
Các tác dụng không mong muốn của loại thuốc này bao gồm phát ban và buồn nôn.
Có 2 thuốc ức chế xanthin oxidase chính trong điều trị gout là:
Allopurinol (Lopurin, Zyloprim)
Febuxostat (Uloric)
Probenecid
Probenecid (Probalan) hỗ trợ thận nhằm tăng đào thải một cách tối đa acid uric máu. Các tác dụng không mong muốn có thể gặp gồm phát ban, đau tức bụng và sỏi thận.
Các biện pháp thay thế trong điều trị gout
Mục tiêu của các biện pháp này là để giảm đau trong cơn gout cấp, giảm acid uric máu và ngăn ngừa các yếu tố có khả năng cao gây ra các cơn gout cấp. Có nhiều ý kiến trái chiều về việc các phương pháp thay thế này có thực sự đem lại hiệu quả điều trị hay không. Nghiên cứu về những phương pháp này cũng thường rất ít so với các phương pháp điều trị truyền thống.
Tuy nhiên, có nhiều người đã thành công trong việc kiểm soát tình trạng bệnh nhờ sử dụng các phương pháp điều trị thay thế. Tuy nhiên trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị thay thế nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chắc chắn phương pháp đó an toàn và phù hợp với bạn.
Thức ăn, thảo dược và thực phẩm chức năng
Danh sách sau đây là một số loại thực phẩm được chỉ ra rằng sẽ giúp bạn giảm tối đa nguy cơ bị Gout:
Cà phê: Theo Mayo Clinic, có bằng chứng cho thấy uống một lượng vừa phải cà phê mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ bị gout.
Trái cây giàu chất chống oxy hóa: trái cây màu tím sẫm như mâm xôi, việt quất, nho, và đặc biệt là anh đào có thể giúp kiểm soát lượng acid uric trong máu.
Vitamin C: dùng một lượng vừa phải vitamin C cũng giúp làm giảm nồng độ acid uric. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá nhiều lại có thể làm tăng nồng độ của nó trong cơ thể.
Các thực phẩm chức năng khác: Cũng có nhiều loại thực phẩm chức năng nguồn gốc thảo mộc đã cho thấy tác dụng giảm viêm bao gồm chiết xuất anh đào, cây móng quỷ, bromelain (một loại enzyme có trong trái dứa) và nghệ. Vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về tác dụng các loại thực phẩm chức năng này đối với bệnh gout. Nhưng chúng có thể giúp giảm sưng đau khi gặp các cơn gout cấp.
Châm cứu
Đây là một phương pháp điều trị truyền thống của y học phương Đông, bằng cách cắm kim châm lên các huyệt đạo của cơ thể. Phương pháp này đã cho thấy hiệu quả trong điều trị các dạng gout mạn khác nhau. Chưa có nghiên cứu nào về liên hệ giữa châm cứu với gout được thực hiện. Tuy nhiên, với khả năng giảm đau hiệu quả, đây sẽ là một phương pháp đầy hứa hẹn để sử dụng.
Chườm nóng và lạnh
Khi chườm bạn nên thay đổi luân phiên giữa chườm nóng và chườm lạnh. Chườm nóng trong khoảng 3 phút rồi chườm lạnh trong 30 giây, chườm ở ngay vị trí khớp viêm. Như vậy có thể làm giảm triệu chứng viêm, đau do gout.
Phòng bệnh như thế nào?
Đa số trường hợp, cơn gout cấp đầu tiên xuất hiện mà không có dấu hiệu báo trước và không có bất kì triệu chứng nào khác của acid uric máu cao. Phòng ngừa gout tập trung vào việc phòng chống tái phát và giảm bớt mức độ đau do gout.
Dùng thuốc
Sử dụng thuốc ức chế xanthin oxidase và probenecid để giảm lượng acid uric máu từ đó ngăn ngừa cơn gout cấp. Bác sĩ cũng có thể chỉ định NSAIDs hoặc colchicin mỗi ngày cho bệnh nhân để giảm mức độ đau trong trường hợp có tái phát gout cấp.
Thay đổi chế độ ăn
Kiểm soát cẩn thận chế độ ăn hàng ngày cũng có thể giúp giảm acid uric máu. Bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn xây dựng một chế độ ăn cụ thể. Tuy nhiên, có thể tham khảo và nên thực hiện theo một số điều chỉnh chế độ ăn thường gặp sau đây:
Uống nhiều nước và các đồ uống không chứa cồn khác.
Hạn chế uống đồ uống có cồn, đặc biệt là bia.
Giảm ăn thịt.
Tránh các loại hải sản và các loại thịt có hàm lượng purin cao.
Hạn chế dùng đường và các loại nước có gas.
Ăn tăng thêm các loại hoa quả, rau, các loại đậu và lúa mạch nguyên cám.
Một số bệnh gout được mô tả như viêm khớp do gout. Do đó, có thể thực hiện thay đổi chế độ ăn tương tự với chế độ được đề xuất cho người bị viêm khớp. Có thể kể đến như tránh dùng sữa và những thực phẩm giàu gluten.
Duy trì cân nặng hợp lý
Hãy duy trì cho mình một cân nặng hợp lý nhờ cân bằng chế độ ăn và thường xuyên tập thể dục. Lý do là vì béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến gout. Vì thế, thay đổi chế độ ăn còn có thể giúp giảm cân và là một cách giúp bạn phòng tránh gout.
Nguồn: Healthline
ANTAZ là sự kết hợp hoàn hảo của 3 thành phần: Vitacherry (chiết xuất anh đào Montmorency), Hy thiêm và Râu mèo
Vitacherry (nhập khẩu và xuất xứ từ Mỹ): sử dụng rộng rãi Mỹ để hạ acid uric và ngăn ngừa gout
Giảm sản xuất acid uric
Chống viêm mạnh từ Anthocyanins
Hỗ trợ giảm nguy cơ viêm đau khớp do gout
Râu mèo (chiết xuất tại Việt Nam): Viết trong sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam"
Trung hoà acid uric
Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric
Hy thiêm (chiết xuất tại Việt Nam): Viết trong sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam"
Giảm đau khớp, mạnh xương khớp
Giảm tổng hợp acid uric
3 cơ chế tác dụng của ANTAZ hỗ trợ giảm acid uric trong máu
Giảm tổng hợp acid uric
Tăng đào thảo acid uric
Chống viêm giảm đau mạnh
Sự khác biệt của Antaz là gì?
- Nền tảng khoa học từ nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ, Anh, Úc
- Kết hợp thành phần theo cơ chế tác dụng
- Chuẩn hoá từ nguyên liệu đầu vào, theo tiêu chuẩn quốc tế
Antaz chứa thành phần Vitacherry - chiết xuất anh đào số 1 tại Mỹ
Hàm lượng Anthocyanins type 1 và type 2 của Vitacherry cao hơn 15 lần.
Tổng hàm lượng Anthocyanins cao hơn 9 lần so với các thương hiệu anh đào khác.
Được các nhãn hàng hàng đầu của Mỹ lựa chọn.
####
ANTAZ thích hợp sử dụng với
- Người bị tăng acid uric trong máu. Nam giới trên 7,0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l), ở nữ trên 6,0mg/l (hay trên 360 micromol/l).
- Người mắc gout mạn tính, có các cơn gout tái phát.
- Người có cơn gout cấp, đau khớp và viêm khớp.
Hướng dẫn sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Antaz
- Khi bị cơn gout cấp: 4 viên/ngày, chia 2 lần.
- Khi acid uric máu tăng cao: 3 viên/ngày, chia 2 lần.
- Khi không có cơn gout cấp: 2 viên/ngày.
Liệu trình sử dụng Antaz
Nghiên cứu khoa học cho thấy anh đào giúp:
- 5-10 ngày: hỗ trợ giảm viêm đau khớp do gout
- 1 tháng: hỗ trợ giảm acid uric trong máu
- 4 tháng: hỗ trợ giảm nguy cơ viêm đau khớp do gout
####