5 triệu chứng bất thường ít gặp của bệnh Gout

Ngày: 31/10/2020 lúc 09:46AM

Bạn đã từng nghe đến bệnh gout bao giờ chưa? Bên cạnh những triệu chứng nổi bật như sưng, nóng, đỏ, đau. Bạn có biết những triệu chứng khác của bệnh gout không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này.

Đau khớp dữ dội kèm theo các dấu hiệu sưng, nóng, đỏ vùng da xung quanh là những triệu chứng đặc trưng của bệnh gout. Tình trạng này là kết quả của quá trình lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp, thường là khớp ở ngón chân cái (khớp bàn), gót chân, mắt cá chân hoặc đầu gối. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp bệnh gout nào cũng có triệu chứng điển hình. Các khớp khác có thể bị ảnh hưởng với các dấu hiệu và triệu chứng ít phổ biến hơn.

cac trieu chung cua benh gout

Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về 5 dấu hiệu và triệu chứng bất thường ít gặp của bệnh gout.

1. Sốt

Tình trạng viêm do bệnh gout thường nặng đến mức gây sốt và các triệu chứng giống bệnh cúm khác, chẳng hạn như mệt mỏi và cảm giác khó chịu. Những triệu chứng này hay xảy ra khi một cơn gout tấn công đến hai hoặc nhiều khớp.

Bạn nên ghi nhớ rằng:

  • Tình trạng viêm ở một hoặc nhiều khớp, sốt và các triệu chứng giống cúm có thể do bệnh gout hoặc một số bệnh viêm khớp khác, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp nhiễm khuẩn gây ra.
  • Có thể mắc bệnh gout và một số dạng viêm khớp khác.

Khi các cơn đau khớp xuất hiện kèm theo sốt và một số triệu chứng giống cúm, việc chẩn đoán bệnh đặc biệt khó khăn. Lúc này, bác sĩ sẽ thực hiện quá trình thăm khám người bệnh và đánh giá lâm sàng. Sau đó, họ có thể gửi yêu cầu xét nghiệm tới các phòng xét nghiệm và chụp các hình ảnh cần thiết. Kết quả của quá trình trên được sử dụng để loại trừ các bệnh khác và đưa ra chẩn đoán xác định.

2. Đau thắt lưng

Bệnh gout hiếm khi ảnh hưởng đến phần thắt lưng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng khi bệnh nhân có triệu chứng đau thắt lưng kèm theo sốt và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác thì nên xem xét việc chẩn đoán bệnh gout (Trong những trường hợp này, áp xe hoặc nhiễm trùng cũng phải được loại trừ).

Bệnh gout ở thắt lưng có thể ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng và các khớp cùng chậu. Các khớp này nằm ở hai bên của xương chậu giữa xương cùng và màng chậu. Bệnh gout ở những khớp này có thể dẫn đến đau thắt lưng và đau hông.

Bên cạnh đó, bệnh gout cũng có thể ảnh hưởng đến phần cột sống giữa và trên. Dù các đợt đau khớp này ảnh hưởng đến bất kỳ thành phần nào của cột sống, nó cũng dẫn đến tổn thương xương đốt sống và có thể chèn ép dây thần kinh.

3. Sỏi thận

Tình trạng viêm do bệnh gout xảy ra khi nồng độ acid uric trong máu tăng quá cao. Bình thường, sau khi acid uric được lọc ra khỏi máu nhờ thận thì nó sẽ được đào thải ra ngoài cơ thể. Nếu chức năng của thận bị suy giảm hoặc cơ thể sản xuất quá nhiều acid uric thì các tinh thể này sẽ tích tụ và hình thành sỏi thận.

soi than

Sỏi thận do acid uric chiếm 16,5% trong các nguyên nhân gây ra bệnh gout. Người mắc bệnh này sẽ có cảm giác đau đớn nhưng có thể điều trị được. Tuy nhiên nếu sỏi thận không được điều trị có thể dẫn đến tổn thương thận.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa bệnh thận và bệnh gout. Ví dụ, một vài nghiên cứu lớn đã phát hiện ra:

  • Những người bị bệnh thận mãn tính có nhiều khả năng phát triển thành bệnh gout.
  • Những người đã bị bệnh thận mãn tính ở giai đoạn tiến triển có nguy cơ mắc bệnh gout cao gấp đôi.

Tuy nhiên, đối với một số người, bệnh gout có thể là dấu hiệu của bệnh thận và ngược lại.  

4. Đau cổ tay

Triệu chứng đau cổ tay thường xuất hiện ở những người bị bệnh gout đa khớp (bệnh gout ảnh hưởng đến nhiều khớp). Tuy nhiên, các cơn đau gout chỉ xuất hiện ở cổ tay rất hiếm gặp.

Khi triệu chứng của bệnh gout xảy ra ở các khớp ít bị lắng đọng acid uric, quá trình chẩn đoán xác định bệnh có thể gặp khó khăn. Trong tình huống này, nếu các triệu chứng xuất hiện ở cổ tay, các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp siêu âm và chọc hút dịch để đưa ra được chẩn đoán chính xác. Cụ thể:

  • Siêu âm giúp bác sĩ xác định được các khu vực mà tinh thể acid uric lắng động trong sụn khớp cổ tay.
  • Quá trình chọc hút dịch sử dụng một cây kim nhỏ gắn vào đầu ống tiêm để hút các chất lỏng dư thừa từ một khớp. Sau đó lượng dịch này được đem phân tích trong phòng thí nghiệm để xác định xem có tinh thể acid uric không.

Phương pháp chọc hút dịch này thích hợp nếu cổ tay bị sưng. Tuy nhiên trước khi thực hiện, các bác sĩ phải siêu âm để tìm được vị trí hút chính xác.

Bệnh gout thường ảnh hưởng đến các khớp ở chi dưới. Một vài khớp như khớp khuỷu tay, khớp ở các ngón tay thường ít bị ảnh hưởng.

5. Hạt tophi dưới da

Những người mắc bệnh gout mãn tính dần dần có thể xuất hiện các vết sưng lên ở dưới da gần khớp. Những vết sưng này, được gọi là hạt tôphi, có thể nhìn thấy và sờ được.

Hạt tôphi xuất hiện khi các tinh thể acid uric dư thừa lắng đọng kết tụ lại với nhau tạo thành các nốt sần nhỏ, có chất bột màu trắng. Vị trí xuất hiện thường ở trên các khớp, đặc biệt là khớp ngón chân, khớp ngón tay, đầu gối và khuỷu tay. Tuy nhiên chúng ta có thể bắt gặp chúng ở bất cứ đâu trên cơ thể, bao gồm cả ống cột sống.

hat tophi duoi da

Nguyên nhân là do do bệnh gout không được điều trị hoặc điều trị trong nhiều năm. Hầu hết, các hạt này không gây đau đớn và khó chịu. Trong nhiều trường hợp, nếu sử dụng các thuốc làm giảm nồng độ urat trong máu, chúng có thể được hòa tan và biến mất hoàn toàn. Nhưng nếu không được điều trị, các hạt tôphi ngày càng to hơn và nhiều hơn, dẫn đến nhiều biến chứng. Cụ thể:

  • Giảm khả năng uốn cong và duỗi thẳng của khớp
  • Các hạt tôphi phát triển khiến da căng ra hoặc vỡ ra gây loét và hoại tử vùng da đó.
  • Nhiễm trùng, đặc biệt đối với những người có vết loét lớn và lâu dài.
  • Chèn ép các dây thần kinh lân cận, có thể xảy ra khi các hạt tôphi xuất hiện ở cột sống, ít gặp hơn ở cổ tay và khuỷu tay.

Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ nếu các hạt tôphi lớn, gây đau đớn hoặc có nguy cơ gây biến chứng.

Chẩn đoán và điều trị xác định

Mặc dù các triệu chứng của các cơn gout cấp có thể tự biến mất, nhưng mọi người nên đi khám để có phương pháp điều trị kịp thời. Nếu không điều trị, bệnh gout có thể trở thành mãn tính và gây tổn thương khớp lâu dài.

Chẩn đoán bệnh bắt đầu bằng quá trình thăm khám lâm sàng. Bệnh nhân nên trung thực với các bác sĩ về chế độ ăn, uống và các thói quen sinh hoạt khác của họ. Việc này giúp quá trình chẩn đoán xác định bệnh gout và lập kế hoạch điều trị trở nên dễ dàng hơn. Sau đó, kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm xét nghiệm máu, nước tiểu, hình ảnh chụp X-quang và siêu âm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán xác định.

Về điều trị, lời khuyên dành cho bệnh nhân bị bệnh gout: tránh hoặc hạn chế sử dụng đồ uống chứa cồn, thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường, các loại hải sản, thịt đỏ và nội tạng.

Bên cạnh đó, bệnh nhân nên kết hợp sử dụng các thuốc giúp làm giảm nồng độ urat trong máu. Giảm cân giúp giảm áp lực lên các khớp. Do đó việc kiểm soát cân nặng của bạn cũng là một cách hiệu quả khác để giảm nguy cơ bị bệnh gout và bệnh gout mãn tính.

Nguồn: Arthritis - Health

Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29759121/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20101555/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18843766/

https://synapse.koreamed.org/articles/1003692

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19208604/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27900275/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27959841/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25869687/

https://bmjopen.bmj.com/content/9/8/e031550

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17922921/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30766105/

https://link.springer.com/article/10.1007/s00330-018-5363-9

https://www.termedia.pl/Tophi-surgical-treatment,18,28772,0,1.html

https://ard.bmj.com/content/76/11/1870

https://www.cdc.gov/arthritis/basics/gout.html

https://journals.sagepub.com/doi/10.1016/0266-7681%2884%2990054-8

https://www.wjgnet.com/2307-8960/full/v6/i9/279.htm

ANTAZ là sự kết hợp hoàn hảo của 3 thành phần: Vitacherry (chiết xuất anh đào Montmorency), Hy thiêm và Râu mèo

Vitacherry (nhập khẩu và xuất xứ từ Mỹ): sử dụng rộng rãi Mỹ để hạ acid uric và ngăn ngừa gout

  • Giảm sản xuất acid uric

  • Chống viêm mạnh từ Anthocyanins

  • Hỗ trợ giảm nguy cơ viêm đau khớp do gout

Râu mèo (chiết xuất tại Việt Nam): Viết trong sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam"

  • Trung hoà acid uric

  • Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

Hy thiêm (chiết xuất tại Việt Nam): Viết trong sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam"

  • Giảm đau khớp, mạnh xương khớp

  • Giảm tổng hợp acid uric

3 cơ chế tác dụng của ANTAZ hỗ trợ giảm acid uric trong máu

  • Giảm tổng hợp acid uric

  • Tăng đào thảo acid uric

  • Chống viêm giảm đau mạnh

 

   Sự khác biệt của Antaz là gì? 

  • Nền tảng khoa học từ nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ, Anh, Úc
  • Kết hợp thành phần theo cơ chế tác dụng
  • Chuẩn hoá từ nguyên liệu đầu vào, theo tiêu chuẩn quốc tế 

Antaz chứa thành phần Vitacherry - chiết xuất anh đào số 1 tại Mỹ

  • Hàm lượng Anthocyanins type 1 và type 2 của Vitacherry cao hơn 15 lần. 

  • Tổng hàm lượng Anthocyanins cao hơn 9 lần so với các thương hiệu anh đào khác.

  • Được các nhãn hàng hàng đầu của Mỹ lựa chọn.

 

####

ANTAZ thích hợp sử dụng với

  • Người bị tăng acid uric trong máu. Nam giới trên 7,0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l), ở nữ trên 6,0mg/l (hay trên 360 micromol/l).
  • Người mắc gout mạn tính, có các cơn gout tái phát.
  • Người có cơn gout cấp, đau khớp và viêm khớp.

Hướng dẫn sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Antaz

  • Khi bị cơn gout cấp: 4 viên/ngày, chia 2 lần. 
  • Khi acid uric máu tăng cao: 3 viên/ngày, chia 2 lần.
  • Khi không có cơn gout cấp: 2 viên/ngày. 

Liệu trình sử dụng Antaz

Nghiên cứu khoa học cho thấy anh đào giúp:

  • 5-10 ngày: hỗ trợ giảm viêm đau khớp do gout
  • 1 tháng: hỗ trợ giảm acid uric trong máu
  • 4 tháng: hỗ trợ giảm nguy cơ viêm đau khớp do gout

 

####

Nguyễn Thanh Vân
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn