Thực trạng sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 và cách khắc phục
Ngày: 06/11/2020 lúc 11:42AM
Có rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường typ 2 đang sử dụng thuốc trong khi lựa chọn 1 chế độ ăn uống đơn giản và thay đổi lối sống cũng có thể đem lại hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn thực trạng sử dụng thuốc đái tháo đường hiện nay đang là như thế nào và giúp bạn cải thiện nó bằng việc áp dụng một chế độ ăn phù hợp.
1. Thực trạng sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Theo các số liệu thống kê, bệnh đái tháo đường typ 2 đang gia tăng một cách đáng kinh ngạc, người ta ước tính rằng một nửa tổng số người trưởng thành ở Mỹ sẽ phát triển căn bệnh này vào năm 2020. Hiện nay, ở Liên bang Hoa Kỳ, 5 đô la bỏ ra để chăm sóc sức khỏe được dùng để chi trả điều trị cho những bệnh nhân đái tháo đường. Trung bình hàng năm, chi phí chăm sóc sức khỏe cho người không mắc bệnh đái tháo đường là 2560 đô la, trong khi đó đối với người mắc bệnh, con số đó tăng lên đến 11744 đô la. Phần lớn sự gia tăng đó liên quan đến chi phí thuốc. Vậy lý do gì đã dẫn đến sự chênh lệch này?
Gần đây, tạp chí Diabetes Care đã công bố Tiêu chuẩn chăm sóc y tế của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) đối với bệnh đái tháo đường typ 2. Điều đó đã gây khá nhiều lo ngại cho những bệnh nhân đái tháo đường bởi họ tin tưởng quá nhiều vào tác dụng của dược phẩm trong khi việc cung cấp dinh dưỡng lại không được chú trọng. Điều đáng nói ở đây là việc sử dụng thuốc không có tác động đến sự hồi phục của bệnh, hơn nữa trong nhiều trường hợp, chúng còn có thể thúc đẩy quá trình phát triển bệnh. Tuy nhiên, sử dụng thuốc lại là cách duy nhất được nền y học phương Tây đưa ra để điều trị đái tháo đường typ 2.
Ở một bài báo khác được xuất bản trên tạp chí Annals of Family Medical số tháng 9 và tháng 10 năm 2012, các nhà nghiên cứu từ Đại học Bang Michigan đã khuyến nghị rằng các bác sĩ có xung đột tài chính nên chấm dứt việc tư vấn y tế cho bệnh nhân đái tháo đường, bất kể cả việc tư vấn công khai. Đồng thời, họ cũng đề nghị rằng các bác sĩ không nên gặp đại diện của các công ty dược phẩm. Ngoài ra, trong bài báo, các tác giả cũng đã mô tả một kịch bản phổ biến sau khi phân tích cách các bác sĩ điều trị bệnh nhân đái tháo đường typ 2 và huyết áp cao tại 44 trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu: bệnh nhân bắt đầu dùng thuốc sau khi có kết quả xét nghiệm tăng vừa phải (thường ở mức được coi là bình thường so với vài năm trước) hoặc xuất hiện các triệu chứng mới, được phát hiện có giá trị nằm ngoài phạm vi tham chiếu trong các xét nghiệm khác và được kê thêm thuốc. Và những người bệnh nhân này được các bác sĩ kỳ vọng sẽ tiếp tục sử dụng thuốc lâu dài bởi phòng thí nghiệm của họ chỉ có thể hoàn thành mức chỉ tiêu khi bệnh nhân tiếp tục sử dụng thuốc.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy: các cuộc tham vấn mà họ đã quan sát đều chỉ tập trung nhiều vào các loại thuốc mà ít hoặc thậm chí là không bàn luận đến các con đường điều trị khác, bao gồm cả chế độ ăn uống và tập thể dục. Các tác giả cũng lưu ý rằng các bác sĩ lâm sàng đang phải đối mặt với những hoạt động tiếp thị của các công ty dược phẩm và điều này có thể ảnh hưởng quan trọng đến việc kê đơn của bác sĩ. Theo khảo sát, cứ trong số 53 bác sĩ sẵn sàng thảo luận về tiếp thị dược phẩm thì có 38 người (72%) cho biết họ có liên hệ thường xuyên với các đại diện dược phẩm.
Các cuộc trao đổi với bệnh nhân cũng làm sáng tỏ vấn đề này, gần 70% nói rằng họ đã gặp phải các triệu chứng do tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị đái tháo đường hoặc thuốc tăng huyết áp gây ra, tỷ lệ này còn cao hơn nhiều so với tỷ lệ mà các công ty dược phẩm nêu ra.
2. PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 ĐÚNG CÁCH
Vấn đề then chốt mà ADA không để ý tới là thuốc đái tháo đường chỉ là thuốc hỗ trợ sinh hóa. Và một sự thật cơ bản hiếm khi được giải thích cho bệnh nhân: hầu hết trong mọi trường hợp mắc đái tháo đường typ 2 đều là do lựa chọn chế độ ăn uống và lối sống kém lành mạnh. Các phát hiện từ Khảo sát Kiểm tra Dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia lần thứ ba của chính phủ Hoa Kỳ cũng ủng hộ tuyên bố này: đối với những người mắc bệnh đái tháo đường typ 2, 69% không tập thể dục hoặc không tập thể dục thường xuyên, 62% ăn ít hơn năm phần trái cây và rau mỗi ngày và 82 phần trăm thừa cân hoặc béo phì.
Trong số những bệnh nhân tiền đái tháo đường, việc hoạt động thể chất ít nhất 150 phút/ 1 tuần có thể làm giảm 58% nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường. Trong cùng một nghiên cứu (được gọi là Chương trình Phòng chống Bệnh tiểu đường), thuốc Metformin được phát hiện chỉ làm giảm 31% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Bên cạnh tầm quan trọng của việc thay đổi lối sống trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh đái tháo đường typ 2, khoa học cũng đã chứng minh: lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh nhất là chế độ ăn ít carbohydrate tinh chế có thể đem lại hiệu quả, đồng thời làm giảm mức đường huyết và chữa các bệnh như cholesterol cao, bệnh tim mạch, tăng huyết áp.
3. MỘT SỐ THÔNG TIN KHÁC VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Các chất cần thiết cần được bổ sung vào chế độ hàng ngày của bạn nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường typ 2 hoặc muốn ngăn ngừa bệnh:
PGX (2,5–5 gam trong bữa ăn) là một trong những chất bổ sung quan trọng để điều trị bệnh tiểu đường loại 2. PGX là một chất xơ tinh khiết cao góp phần làm giảm chỉ số đường huyết của thực phẩm và giúp thúc đẩy cảm giác no.
Các vitamin tổng hợp và khoáng chất đặc biệt cần thiết đối với bệnh nhân mắc đái tháo đường và được khuyến nghị nên bổ sung 200– 400mcg crom, khoáng chất vi lượng đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng insulin đúng cách.
Axit alpha- lipoic (400– 600mg) không chỉ giúp cải thiện hoạt động của insulin mà còn giúp ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh thần kinh do đái tháo đường.
Các chất chiết xuất giàu flavonoid như việt quất đen, hạt nho, hoặc vỏ cây thông rất quan trọng trong việc bảo vệ và chống lại các biến chứng lâu dài của bệnh đái tháo đường.
Hành và tỏi đã chứng minh tác dụng làm giảm lượng đường trong máu trong một số nghiên cứu và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Chiết xuất dâu tằm, chiết xuất quế, hoặc chiết xuất từ cây Gymnema Sylvestre đều được chứng minh là có tác dụng cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Nguồn: iHerb
Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới: