Tại sao bạn mắc đái tháo đường type 2?

Ngày: 12/12/2020 lúc 14:16PM

Tỷ lệ người bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng ở nước ta. Trong đái tháo đường type 2, các tế bào của cơ thể bạn không thể đáp ứng tốt với insulin. Khi đến giai đoạn sau của bệnh, cơ thể bạn cũng có thể không còn sản xuất đủ insulin nữa.

1. Các triệu chứng của đái tháo đường type 2

Trong đái tháo đường type 2, cơ thể bạn không thể sử dụng hiệu quả insulin để đưa glucose vào tế bào. Điều này khiến cơ thể bạn phải dựa vào các nguồn năng lượng thay thế trong các mô, cơ và các cơ quan của bạn. Đây là một phản ứng dây chuyền có thể gây ra nhiều triệu chứng.

Quá trình tiến triển của bệnh này diễn ra chậm. Lúc đầu, các triệu chứng có thể nhẹ và dễ khỏi. Bao gồm:

  • đói liên tục
  • thiếu năng lượng
  • mệt mỏi
  • sút cân
  • khát
  • đi tiểu thường xuyên
  • khô miệng
  • ngứa da
  • mờ mắt

Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng ngày càng nặng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Nếu lượng đường trong máu của bạn cao trong một thời gian dài, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • nhiễm trùng nấm men
  • vết cắt hoặc vết loét chậm lành
  • xuất hiện các mảng tối trên da, một tình trạng được gọi là acanthosis nigricans
  • đau chân
  • cảm giác tê ở tứ chi của bạn hoặc bệnh thần kinh

Nếu bạn có hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng này, bạn nên đến gặp bác sĩ. Nếu không điều trị, bệnh đái tháo đường có thể trở nên nguy hiểm đến tính mạng.  

2. Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường type 2

Insulin là một loại hormon tự nhiên, được sản xuất từ tuyến tụy và giải phóng khi bạn ăn. Insulin giúp vận chuyển glucose từ máu đến các tế bào khắp cơ thể, để tạo ra năng lượng.

Nếu bạn mắc đái tháo đường type 2, cơ thể bạn sẽ kháng insulin, nghĩa là không còn sử dụng hormon hiệu quả nữa. Điều này buộc tuyến tụy của bạn phải làm việc nhiều hơn để tạo ra nhiều insulin hơn.

Theo thời gian, điều này có thể làm hỏng các tế bào trong tuyến tụy của bạn. Cuối cùng, tuyến tụy có thể không sản xuất được insulin nữa.

Nếu cơ thể không tự sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng nó một cách hiệu quả, glucose sẽ tích tụ trong máu. Điều này khiến các tế bào của cơ thể bạn bị đói năng lượng. Hiện nay vẫn chưa xác định chính xác điều gì gây ra chuỗi các phản ứng này.

Nó có thể liên quan đến rối loạn chức năng tế bào trong tuyến tụy hoặc liên quan đến tín hiệu và điều hòa tế bào. Ở một số người, gan sản xuất quá nhiều glucose. Có thể có một khuynh hướng di truyền gây ra sự tiến triển của đái tháo đường type 2.

Chắc chắn có một khuynh hướng di truyền dẫn đến béo phì, làm tăng nguy cơ kháng insulin và bệnh đái tháo đường. Cũng có thể có một yếu tố kích hoạt môi trường.

3. Các yếu tố nguy cơ gây ra đái tháo đường type 2 

Các nhà khoa học chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác của bệnh đái tháo đường type 2, nhưng có những yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh.

nguy cơ đái tháo đường

 

Một số yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát như:

  • Gia đình có anh, chị, em hoặc cha mẹ mắc bệnh này.
  • Đái tháo đường type 2 có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ của bạn sẽ tăng lên khi bạn già đi, nguy cơ cao khi ngoài 45 tuổi.
  • Những phụ nữ có một tình trạng gọi là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có nguy cơ gia tăng.
  • Có nguy cơ cao hơn nếu bạn từng bị đái tháo đường thai kỳ.

Bạn có thể thay đổi các yếu tố sau:

  • Thừa cân có nghĩa là bạn có nhiều mô mỡ hơn, khiến các tế bào của bạn kháng insulin hơn. Mỡ thừa ở bụng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn mỡ thừa ở hông và đùi.
  • Nguy cơ tăng lên nếu bạn có một lối sống ít vận động. Tập thể dục thường xuyên sẽ sử dụng hết glucose và giúp tế bào của bạn phản ứng tốt hơn với insulin.
  • Ăn nhiều đồ ăn vặt hoặc ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến lượng đường huyết.

 

Nguồn: healthline

Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giời:

https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes

 

Vân Anh
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn