Dấu hiệu giúp cảnh báo sớm bệnh đái tháo đường
Ngày: 14/12/2020 lúc 14:35PM
Các triệu chứng của đái tháo đường tiến triển âm thầm trong nhiều tháng hoặc nhiều năm và khởi phát đột ngột. Các loại bệnh đái tháo đường khác nhau thì có những dấu hiệu tương tự hoặc khác nhau, có thể xuất hiện sớm hay đến muộn.
1. Đái tháo đường là gì?
Đái tháo đường, là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng nhưng khá phổ biến. Bệnh nhân đái tháo đường phải thường xuyên theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu để đảm bảo chúng nằm trong phạm vi mục tiêu điều trị.
Đái tháo đường được chia thành nhiều loại, trong đó 2 loại chính là đái tháo đường typ 1 và typ 2, phân biệt dựa trên nguyên nhân gây bệnh.
Các triệu chứng của đái tháo đường có thể khởi phát một cách đột ngột, khiến bạn bất ngờ, do chúng đã tiến triển âm thầm trong nhiều tháng hoặc nhiều năm trước đó.
2. Dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường
Các loại bệnh đái tháo đường khác nhau thì có những dấu hiệu tương tự hoặc khác nhau, có thể xuất hiện sớm hay đến muộn. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến chung cho tất cả các bệnh đái tháo đường:
- Khát nhiều
- Khô miệng
- Tiểu nhiều
- Đói nhiều
- Mệt mỏi nhiều
- Cáu kỉnh
- Mắt mờ
- Lâu lành vết thương
- Da ngứa hoặc khô
- Nhiễm nấm men
Dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường typ 1
Đái tháo đường typ 1 mặc dù có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp hơn là trên đối tượng trẻ em và người trưởng thành. Ở trẻ em có thể gặp một số triệu chứng bổ sung sau:
- Giảm cân đột ngột
- Đái dầm ngay cả khi chưa có tiền sử trước đó
- Nhiễm nấm men trước khi dậy thì
- Các triệu chứng tương tự cúm như buồn nôn, nôn, hơi thở có mùi trái cây, khó thở và mất ý thức
Các triệu chứng tương tự cúm gặp khi đái tháo đường không được chẩn đoán sớm, dẫn đến ceton tích tụ lại trong máu. Tình trạng này được gọi là Nhiễm toan ceton do đái tháo đường (DKA). DKA là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm, cần được điều trị y tế ngay lập tức.
Dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường typ 2
Đối với đái tháo đường typ 2, thay vì bộc lộ các triệu chứng rầm rộ, thì những biểu hiện liệt kê ở trên có thể cảnh báo một tình trạng tiềm ẩn. Bệnh nhân không hề biết mình bị đái tháo đường, mà tình cờ phát hiện khi đi khám các triệu chứng sau:
- Nhiễm trùng dai dẳng hoặc lâu lành vế thương.
- Các biến chứng liên quan đến đường huyết cao như tê, hoặc ngứa ran ở bàn chân
- Các vấn đề về tim mạch
Tuy nhiên, các dấu hiệu cảnh báo cũng có thể không thể hiện một cách rõ ràng, mà âm thầm tiến triển trong nhiều năm.
3. Đối tượng nào có nguy cơ mắc đái tháo đường?
Đái tháo đường có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ dẫn đến đái tháo đường typ 1 và typ 2. Lưu ý, đây chưa phải là một danh sách liệt kê đầy đủ, và ngay cả người lớn cũng có thể mắc đái tháo đường typ 1, dù không phổ biến.
Phân loại | Đối tượng có nguy cơ |
Đái tháo đường typ 1 |
|
Đái tháo đường typ 2 |
|
4. Chẩn đoán đái tháo đường
Bạn có thể bắt gặp một, hoặc cùng lúc nhiều dấu hiệu cảnh báo liên quan đến đái tháo đường. Trong trường hợp đó, hãy chủ động liên hệ với bác sĩ.
Ngoài ra, đái tháo đường cũng có thể được chẩn đoán sau khi bệnh nhân đến thăm khám một bệnh lý khác, hoặc sau khi kiểm tra máu định kỳ.
Nếu đang nghi ngờ mình mắc đái tháo đường, hãy tới gặp bác sỹ, để được thăm khám kỹ hơn về:
- Các triệu chứng
- Tiền sử gia đình
- Các thuốc sử dụng trước đó
- Tình trạng dị ứng
Bạn cũng nên chuẩn bị sẵn các câu hỏi cho bác sĩ, để nắm rõ hơn các dấu hiệu báo trước và tình trạng bệnh của bản thân.
Thông qua việc hỏi han các triệu chứng, bác sĩ sẽ quyết định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.
Dưới đây là một số xét nghiệm thường quy chẩn đoán đái tháo đường:
- A1C: Xét nghiệm cho biết mức đường huyết trung bình trong 2, 3 tháng vừa qua, khi xét nghiệm không yêu cầu nhịn ăn.
- Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói (FPG): Bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi làm xét nghiệm.
- Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT): Thời gian làm xét nghiệm từ 2 – 3 giờ. Bệnh nhân sẽ được xét nghiệm mức đường huyết tại thời điểm trước và 2h sau khi uống dung dịch glucose định sẵn.
- Xét nghiệm glucose huyết tương ngẫu nhiên: Có thể tiến hành bất kể lúc nào, dù no hay là đói.
5. Điều trị đái tháo đường
Có nhiều cách để điều trị đái tháo đường. Trong đó chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi đường huyết cẩn thận là rất quan trọng, bất kể loại đái thào đường nào.
Đối với đái tháo đường typ 1, bệnh nhân sẽ phải phụ thuộc insulin suốt đời, do cơ thể không còn khả năng sản xuất insulin.
Còn với đái tháo đường typ 2, bệnh nhân có thể kiểm soát đường huyết bằng cách thay đổi lối sống, bao gồm chế độ ăn uống và luyện tập. Ngoài ra, có thể cần kết hợp thêm một số thuốc uống hoặc tiêm, để ổn định đường huyết hiệu quả hơn.
Bệnh nhân đái tháo đường luôn cần theo dõi cẩn thận chế độ ăn để ngừa đường huyết tăng quá cao, thông qua kiểm soát lượng carbohydrat dung nạp, hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, ít chất xơ.
Bác sỹ sẽ cân nhắc và xây dựng phác đồ điều trị cho bạn để kiểm soát lượng đường trong máu.
6. Tổng quan
Hãy nói chuyện với bác sĩ khi nghi ngờ mình bị đái tháo đường. Nắm bắt và kiểm soát hiệu quả tình trạng bệnh là chìa khóa giúp bạn phòng tránh các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Nếu mắc đái tháo đường typ 1, thì cần kiểm soát đường huyết bằng kết hợp điều trị insulin với chế độ ăn uống và luyện tập lành mạnh. Nếu mắc đái tháo đường typ 2, thì kim chỉ nam là kiểm soát chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và kết hợp thêm thuốc nếu cần.
Đái tháo đường là một bệnh tiến triển, trong từng giai đoạn bệnh lại có kế hoạch điều trị khác nhau, được điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với tình trạng bệnh.
7. Phòng ngừa đái tháo đường
Không phải mọi trường hợp đái tháo đường đều có thể ngăn ngừa được, điển hình như đái tháo đường typ 1. Trong đái tháo đường typ 2, có thể giảm nguy cơ bệnh tiến triển bằng cách quản lý chế độ ăn và duy trì luyện tập hợp lý. Tuy nhiên, yếu tố di truyền và các yếu tố nguy cơ khác vẫn có thể làm tăng nguy cơ mắc phải mặc dù bạn đã phòng ngừa trước đó.
Ngay cả khi đã được chẩn đoán xác định mắc đái tháo đường, bạn vẫn có thể chung sống hòa bình với nó trong suốt quãng đời còn lại. Đái tháo đường cần điều trị cẩn thận, có kế hoạch, tuy nhiên không hề ngăn cản bạn tận hưởng các hoạt động thường ngày.
Nguồn: Healthline
Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới
https://www.healthline.com/health/diabetes/diabetes-warning-signs
http://care.diabetesjournals.org/content/39/Supplement_1/S13.short
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_Diabetes_Basics
http://www.diabetes.org/are-you-at-risk/prediabetes/?loc=atrisk-slabnav
http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/basics/definition/con-20033091
http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-2-diabetes/symptoms-causes/dxc-20169861