Các biện pháp giúp giảm chỉ số A1C ở người mắc bệnh đái tháo đường

Ngày: 28/01/2021 lúc 15:17PM

A1C là một xét nghiệm máu cho biết mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn đang diễn biến như thế nào. Dưới đây là cách đạt được chỉ số A1C an toàn và tránh các biến chứng tiểu đường.

Đối với một số người, xét nghiệm đường huyết tại nhà có thể là một công cụ quan trọng và hữu ích để theo dõi đường huyết hàng ngày. Theo một số chuyên gia, xét nghiệm đường huyết tại nhà chỉ cung cấp chỉ số đường huyết tại thời điểm tức thì, mà không cung cấp tổng quan những gì xảy ra trong dài hạn.

Vì vậy, để đo mức đường huyết trung bình của một người trong vòng hai đến ba tháng cần tiến hành làm xét nghiệm A1C (hoặc xét nghiệm hemoglobin A1C). Xét nghiệm này cung cấp một cái nhìn tổng quan về kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường typ 2 và tiến triển của bệnh tiểu đường.

Chúng ta nên làm xét nghiệm A1C bao lâu một lần?

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) đã đưa ra mức khuyến cáo ở người bình thường nên làm xét nghiệm A1C hai lần mỗi năm. Còn ở những người có các vấn đề về đường huyết thì nên làm xét nghiệm này bốn lần một năm. Việc lấy máu phục vụ cho xét nghiệm A1C rất đơn giản và có thể được thực hiện tại phòng khám của bác sĩ.

Kết quả xét nghiệm A1C cung cấp thông tin chi tiết về kế hoạch điều trị hiện tại của bạn và cách làm sao có thể sửa đổi để kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn. Thông thường, các mẫu máu được gửi lên phòng thí nghiệm để tiến hành làm xét nghiệm. Ngoài ra, bác sĩ có thể làm xét nghiệm A1C bằng que thử ngón tay ngay tại phòng khám và cho kết quả sau 10 phút. Việc làm xét nghiệm A1C ngay tại phòng khám và có kết quả nhanh này rất hữu ích trong theo dõi tình trạng của bạn.

Tuy nhiên, Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường và Tiêu hóa và Bệnh thận Hoa Kì (NIDDKD) lưu ý rằng các xét nghiệm tại điểm chăm sóc không nên được sử dụng để chẩn đoán mà chỉ có thể được thực hiện bằng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm được NGSP chứng nhận. Bất kỳ kết quả nào chỉ ra sự thay đổi trong sức khỏe của bạn nên được thực hiện bằng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Xét nghiệm A1C có ý nghĩa gì?

Xét nghiệm A1C đo glucose (đường huyết) trong máu của bạn bằng cách đánh giá thông qua lượng hemoglobin glycated. Khi glucose đi vào máu, nó liên kết với hemoglobin, hoặc glycate nên càng nhiều glucose đi vào máu thì lượng hemoglobin glycated càng cao.

Theo ADA, mức A1C dưới 5,7% được coi là bình thường. A1C từ 5,7% đến 6,4% báo hiệu tiền tiểu đường. Khi A1C từ 6.5% trở lên thì bạn sẽ bị chẩn đoán là bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Đối với nhiều người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, mục tiêu là giảm mức A1C xuống một tỷ lệ phần trăm khỏe mạnh hơn.

Mức A1C mục tiêu của mỗi người là khác nhau. Các vấn đề về tuổi tác, mức độ tiến triển của bệnh tiểu đường và bất kỳ tình trạng sức khỏe nào khác mà bạn mắc phải đều ảnh hưởng tới kế hoạch thực hiện A1C mục tiêu. Các nghiên cứu đã đưa ra mức A1C chung cho những người mắc bệnh tiểu đường là dưới 7%. Nếu bạn có thể giữ lượng A1C của mình dưới mức 7% sẽ giúp giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng tiểu đường, như tổn thương thần kinh và các vấn đề về mắt. 

Mẹo để giảm A1C là gì? 

A1C là một thông số quan trọng đối với quá trình kiểm soát bệnh tiểu đường, nhưng nó không phải là chỉ số duy nhất về sức khỏe. Nếu mức đường huyết dao động ở khoảng rộng (phổ biến hơn ở những bệnh nhân đang dùng insulin) có thể có chỉ số A1C ở mức mục tiêu vì mức trung bình trong vòng hai đến ba tháng là tốt. Nhưng những biến động hàng ngày có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ biến chứng. Bệnh tiểu đường là một bệnh khó kiểm soát nên người bệnh hãy xem việc quản lý bệnh tiểu đường như một công việc bắt buộc. 

1. Tạo thói quen tập thể dục thường xuyên theo sở thích cá nhân

Bạn có thể tự tìm hiểu những gì mình thích làm để cơ thể vận động chẳng hạn như dắt thú cưng đi dạo, chơi thể thao với bạn bè hoặc đạp xe. Theo ADA và các chuyên gia đã khuyến nghị mục tiêu tốt nhất là tập thể dục vừa phải 150 phút mỗi tuần. Các hình thức tập thể dục khác nhau (cả tập luyện sức bền và tập aerobic) có thể làm giảm chỉ số A1C do cơ thể nhạy cảm hơn với insulin. Đồng thời không nên tập thể dục quá hai ngày liên tục và tập trung vào hai ngày tập luyện sức mạnh. Tuy nhiên, hãy báo với các chuyên gia để kiểm tra tình trạng bệnh của bạn trước khi bắt đầu kế hoạch tập thể dục để họ có thể xây dựng kế hoạch cho riêng bạn. Lưu ý rằng bạn nên kiểm tra mức đường huyết của mình trước và sau khi tập. Theo Trung tâm Bệnh tiểu đường Joslin tại Trường Y Harvard giải thích, tập thể dục có thể làm gan kích thích tiết ra glucose nhiều hơn cung cấp cho cơ thể vận động nhưng cũng có thể dư thừa sẽ làm tăng đường huyết, hoặc lượng đường trong máu giảm do làm tăng độ nhạy insulin. Vì vậy bạn phải thật chú ý đề phòng sự dao động của đường huyết Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang sử dụng insulin hoặc một loại thuốc tiểu đường khác làm tăng tiết insulin, chẳng hạn như Sulfonylureas, Amaryl (glimepiride) và Glinides, Prandin (repaglinide) và Starlix (nateglinide).

tập thể dục thường xuyên

2. Xây dựng chế độ ăn cân 6 với khẩu phần ăn thích hợp

Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, các chuyên gia dinh dưỡng để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chế độ ăn uống cân bằng và khẩu phần phù hợp đối với tình trạng bệnh của bạn. Nhưng một nguyên tắc nhỏ là đảm bảo mỗi khẩu phần ăn trong mỗi bữa ăn có 1/2 là rau, 1/4 với protein và 1/4 với ngũ cốc nguyên hạt. Nếu bạn thích ăn trái cây, hãy giới hạn khẩu phần của bạn trong một mức cho phép, ăn với một ít protein hoặc chất béo nạc để giúp bạn tiêu hóa carbohydrate trong trái cây để giảm nguy cơ tăng đường huyết.

Theo ADA, cần phải hạn chế tối đa tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn, nói không với nước ngọt có đường, nước hoa quả, những thức ăn chứa nhiều tinh bột và calo. Vì chúng có thể dẫn đến tăng đột biến lượng đường huyết và góp phần tăng cân.

3. Hãy tuân thủ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh của mình

ADA đã chỉ ra rằng việc bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa hoặc quá ngắn có thể khiến lượng đường huyết của bạn giảm và tăng quá mức. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đang dùng insulin hoặc một số loại thuốc tiểu đường. Vì vậy nên tham khảo ý khiến bác sĩ để thiết lập một khẩu phần ăn, chế độ ăn uống phù hợp nhất cho lối sống lành mạnh.

ăn uống lành mạnh

4. Tuân theo kế hoạch điều trị đái tháo đường đã được các chuyên gia thiết lập dành riêng cho bạn

Một số bài báo đã cho thấy việc điều trị bệnh tiểu đường rất khác biệt giữa các người bệnh. Các yếu tố thời gian bạn đã sống với căn bệnh này, điều kiện kinh tế và bất kỳ điều kiện nào khác xung quanh bạn đều đóng một vai trò trong việc tuân thủ các phác đồ điều trị bệnh của bạn.

Tùy vào tình trạng bệnh mà các chuyên gia sẽ xây dựng cho bạn một kế hoạch. Luôn nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào, chẳng hạn như sự thay đổi về chế độ ăn hay chế độ tập thể dục và đặc biệt là trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

5. Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn theo chỉ dẫn của bác sĩ

Chúng ta cần phải trao đổi với bác sĩ để xác định mức độ cần thiết và tần suất làm xét nghiệm kiểm tra đường huyết đối với mỗi người. Bạn có thể chọn một bộ thử A1C tại nhà. Tuy nhiên các chuyên gia không khuyến khích bạn tự kiểm tra đường huyết tại nhà do sự dao động hàng ngày của đường huyết có thể bị che giấu bởi chỉ số A1C ở mức mục tiêu của bạn. Thay vào đó, nếu bạn có máy theo dõi đường huyết cá nhân thì bạn nên kiểm tra “thời gian trong phạm vi” để xem liệu bạn có đang ở mức tối ưu hay không. Theo ADA, ở người bình thường chỉ số đường huyết từ 70-180 mg/dL (3,9-10 mmol/L). Chúng ta nên kiểm tra mức A1C từ ba đến sáu tháng một lần.

A1C là một chỉ số quan trọng trong theo dõi diễn biến của bệnh tiểu đường. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc về mức A1C hoặc ý nghĩa của chúng, đừng ngần ngại mà hãy trao đổi ngay với bác sĩ nhé!

Nguồn: Everyday Health

Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới:

https://www.niddk.nih.gov/health-information/professionals/clinical-tools-patient-management/diabetes/diabetes-prediabetes?dkrd=hisce0124

Ngô Thu Thủy
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn