7 dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường tuýp 2 bạn không nên bỏ qua

Ngày: 07/02/2021 lúc 22:05PM

Bệnh tiểu đường còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì bệnh tiến triển từ từ nhưng để lại hậu quả rất trầm trọng. Tại Việt nam, đến hơn 60% người bị đái tháo đường không biết mình mắc bệnh! Đây là thực trạng đáng báo động, bởi nếu không phát hiện và điều trị can thiệp sớm, người mắc đái tháo đường dễ nhanh chóng tử vong.

Theo ước tính mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), tại Mỹ có hơn 100 triệu người trưởng thành đang sống chung với bệnh tiền tiểu đường hoặc bệnh tiểu đường typ 2. Tuy nhiên, số người biết mình mắc bệnh thì thấp hơn nhiều. Một số trường hợp phát hiện muộn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, như mù lòa và các vấn đề về tim mạch.

Theo thông tin từ CDC, ước tính trong 30,3 triệu người trưởng thành Mỹ mắc bệnh tiểu đường typ 2 thì có 7,2 triệu người không biết mình mắc bệnh (chiếm khoảng 25%). Và trong số những người sống chung với bệnh tiền tiểu đường, chỉ có 11,6% biết rằng họ mắc bệnh.

Tiền tiểu đường được phát hiện khi lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Mặc dù lượng đường này không đủ cao để được coi là bệnh tiểu đường. CDC lưu ý rằng nếu chúng ta không thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt thì bệnh tiểu đường loại 2 sẽ tiến triển trong vòng 5 năm nữa.

Một người thường được chẩn đoán bệnh tiểu đường typ khi chỉ số HbA1C (thông số đánh giá nồng độ glucose trong máu trong khoảng 2-3 tháng trước đó) ít nhất là 7 trong hai trường hợp riêng biệt. Các trường hợp này tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh thần kinh ngoại biên, các vấn đề về thị lực, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nhiều biến chứng khác.

Theo Mayo Clinic, các bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Ví dụ, họ có thể tiến hành xét nghiệm đường huyết lúc đói. Xét nghiệm này thường được thực hiện sau một đêm nhịn ăn. Kết quả là lượng đường huyết lúc đói < 100 mg/dL là bình thường, từ 100 – 125 mg/dL báo hiệu tiền tiểu đường và > 125 trong 2 lần xét nghiệm riêng biệt được chẩn đoán là bệnh tiểu đường.

Những người mắc bệnh tiểu đường typ 2 hoàn toàn không thể sử dụng hormon insulin đúng cách. Trường hợp này gọi là kháng insulin. Bình thường, insulin giúp vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào để chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho cơ thể hoạt động. Trong trường hợp bệnh lí, không có đủ insulin, lượng glucose không được vận chuyển vào trong tế bào sẽ tích tụ trong máu dẫn tới tăng đường máu. Quá trình này lâu ngày sẽ dẫn đến các nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh xét nghiệm HbA1C thì các yếu tố về di truyền, tiền sử bệnh của gia đình cũng góp phần đánh giá khả năng phát triển bệnh tiểu đường typ 2.

Theo Mayo Clinic, các yếu tố nguy cơ khác dẫn đến bệnh bao gồm béo phì, ít vận động, tuổi già, tiền sử của tiểu đường thai kì và chủng tộc. Ví dụ, nếu bạn là người gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Phi hoặc người Mỹ gốc Á, bạn có thể có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ 2 hơn.

Tuy nhiên, bạn có thể ngăn ngừa tiền tiểu đường và tiểu đường typ 2 bằng cách duy trì cân nặng hợp lí, chế độ ăn uống lành mạnh giàu ngũ cốc, trái cây, rau, protein nạc, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên.

Để ngăn ngừa bệnh tiến triển thì trước tiên bạn phải phát hiện ra các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Mặc dù một số triệu chứng có thể không bao giờ xuất hiện, bạn có thể theo dõi một số dấu hiệu phổ biến sau đây của bệnh để đi khám và giúp chẩn đoán kịp thời. Các dấu hiệu này thường giống nhau ở cả nam giới và nữ giới, nhưng có một số điểm khác biệt.

1. Đi vệ sinh nhiều lần trong ngày

di ve sinh nhieu lan

Khi lượng glucose dư thừa trong máu sẽ kích thích thận gia tăng đào thải nó ra khỏi máu vào nước tiểu. Điều này dẫn đến nước tiểu được sản xuất nhiều hơn và gia tăng nhu cầu đi vệ sinh thường xuyên. Bên cạnh đó, nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) cũng gia tăng ở cả nam và nữ giới. Thực tế, những người mắc bệnh tiểu đường typ 2 có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cao gấp đôi so với những người không mắc bệnh. Nguy cơ này hay gặp ở nữ giới hơn nam giới.

Vì vậy, nếu bạn thấy mình phải đi vệ sinh thường xuyên hơn trước đây hãy đi khám bác sĩ để biết bạn có mắc bệnh tiểu đường typ 2 hay không.

2. Khô miệng và khát nước nhiều

Lượng đường trong máu tăng cao tạo ra một số loại hiệu ứng domino trong cơ thể bạn. Cụ thể, khi lượng đường cao, cơ thể gia tăng sản xuất nước tiểu và nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn. Việc đi tiểu thường xuyên khiến bạn mất nhiều nước và các chất điện giải. Do đó, bạn bị khô miệng và cảm thấy khát thường xuyên hơn. Vì vậy, nếu bản cảm thấy bạn khát nhiều hơn, hay khô miệng, uống nước nhiều hơn bình thường thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2.

3. Sút cân nhiều

Khi bạn mắc bệnh tiểu đường typ 2, glucose không được vận chuyển từ máu vào tế bào dẫn tới tế bào của bạn không nhận đủ glucose. Kết quả là bạn sẽ bị sút giảm cân nặng. Ngoài ra, theo Daniel Einhorn, MD, giám đốc y tế của Viện tiểu đường Scripps Whittier và giáo sư y khoa tại Đại học Califonia cho biết nếu bạn đi tiểu thường xuyên hơn vì bệnh tiểu đường typ 2, bạn có thể mất nhiều calo và nước hơn, dẫn đến giảm cân.

4. Luôn cảm thấy đói

Những người mắc bệnh tiểu đường typ 2 bị kháng insulin, có nghĩa là cơ thể không thể sử dụng insulin đúng cách để giúp glucose vận chuyển vào tế bào. Ở những bệnh nhân này, insulin không hoạt động tốt trong cơ, mỡ và các mô khác. Vì vậy, tuyến tụy của bạn (cơ quan sản xuất ra insulin) phải tiếp ra nhiều insulin hơn để cố gắng bù đắp. Fernando Ovalle, MD, giám đốc phòng khám đa khoa về bệnh tiểu đường tại Đại học Alabama ở Birmingham cho biết: “Điều này khiến cho nồng độ insulin trong cơ thể cao. Mức insulin này sẽ gửi tín hiệu đến hệ thần kinh trung ương kích thích cảm giác đói”

5. Đau và tê chân có thể là dấu hiệu của bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên

dau than kinh ngoai bien

Việc lượng đường trong máu tăng cao lâu dài có thể làm tổn thương các dây thần kinh khắp cơ thể. Tình trạng này được gọi là bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên. Triệu chứng xuất hiện ở mỗi người là khác nhau. Một số người có thể không có bất kỳ triệu chứng tổn thương nào, trong khi người khác có thể thấy tê, ngứa và đau ở tứ chi. Tiến sĩ Ovalle cho biết: “Ban đầu, bệnh thường bắt đầu ở bàn chân và sau đó phát tiến triển lên các chi trên.” Mặc dù phổ biến nhất ở những người đã mắc bệnh tiểu đường typ 2 từ 25 năm trở lên, nó cũng có thể xảy ra ở những người bị tiền tiểu đường. Tiến sĩ Einhorn, trong một nghiên cứu của ông, gần 50% bệnh lý thần kinh ngoại biên không giải thích được các triệu chứng hay gặp ở tứ chi là do đâu. Thì ra, nguyên nhân chính là do tiền tiểu đường hoặc tiểu đường.

6. Nhiễm trùng thường xuyên và các vấn đề sức khỏe phụ nữ

Lượng đường trong máu tăng cao là môi trường thuận lợi cho nấm men và vi khuẩn phát triển nhanh hơn. Vì thế, phụ nữ có nguy cơ cao hơn do hay bị các nhiếm trùng do vi khuẩn, nấm men đặc biệt là nấm âm đạo. Bên cạnh đó, việc thiếu hiểu biết về tiền tiểu đường hoặc tiểu đường có thể khiến việc quản lí lượng đường trong máu trở nên khó khăn.

Ở cả nam và nữa giới, một trong triệu chứng nhiễm trùng phổ biến là nhiễm trùng bàn chân. Bệnh này có thể làm hỏng cấu trúc bàn chân, bao gồm da, mạch máu và dây thần kinh. Tuy nhiên, triệu chứng này thường xuất hiện ở những người mắc tiểu đường giai đoạn cuối.

7. Nhìn mờ có thể là kết quả của việc thay đổi lượng đường trong máu nhanh chóng

Thủy tinh thể của mắt là một màng linh hoạt được bao bọc bởi các lớp cơ có thể thay đổi hình dạng của thủy tinh thể để quan sát tốt hơn. Khi lượng đường tăng cao trong máu, nguyên nhân do mắc bệnh tiểu đường typ 2 không kiểm soát, khả năng điều tiết của thủy tinh thể bị thay đổi. Điều này khiến cho các cơ của mắt phải làm việc nhiều hơn.

nhin mo

Khi cơ thể có những thay đổi đột ngột về lượng đường trong máu – từ thấp đến cao hoặc ngược lại, các cơ mắt chưa kịp thích nghi với nó, hiện tượng nhìn mờ xảy ra. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường typ 2. Tuy nhiên, sau đó, cơ thể sẽ thích nghi với lượng đường và thị lực của bạn sẽ trở lại bình thường.

Nguồn: Everydayhealth

Tham khảo từ các nghiên cứu nổi tiếng thế giới:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-2-diabetes/diagnosis-treatment/drc-20351199

https://www.everydayhealth.com/type-2-diabetes/symptoms/warning-signs-of-type-2-diabetes/

Nguyễn Thanh Vân
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục

        Dược sĩ tư vấn