Làm thế nào để quên đi cơn thèm ăn?
Ngày: 04/11/2020 lúc 16:15PM
Nếu muốn giảm cân và duy trì cân nặng, bạn phải điều chỉnh lại hệ thống kiểm soát sự thèm ăn của mình làm cho bản thân thoát khỏi cảm giác thèm ăn quá mức.
Oxy, thức ăn và nước uống là ba thứ thiết yếu nhất mà chúng ta cần để duy trì sự sống. Nếu thiếu bất kì thứ nào kể trên trong một khoảng thời gian (không quá lâu, nếu thiếu oxy), cơ thể và não bộ sẽ tự tạo ra cơ chế khiến chúng ta phải hít thở, ăn uống. Trong trường hợp là thức ăn, não bộ đặc biệt nhạy cảm với sự giảm đường huyết đột ngột, sẽ tiết ra các chất hóa học khiến chúng ta thèm ăn đường và đồ ngọt để tăng mức đường huyết lên. Đồng thời, đường tiêu hóa và tế bào mỡ cũng tiết ra các hormone khiến chúng ta có cảm giác thèm ăn.
Những người không có vấn đề về cân nặng sẽ có hệ thống chức năng đầy đủ để kiểm soát sự thèm ăn, các chất như hormone, peptid, chất dẫn truyền thần kinh và glucose trong máu sẽ được não bộ cảm nhận và hoạt hóa. Những người có cân nặng bình thường thường không cảm thấy thèm những đồ ăn có hại cho sức khỏe. Họ chỉ cảm giác đói ở những thời điểm thích hợp và cảm thấy thoải mái khi ăn khẩu phần ăn vừa phải mà không làm tăng cân.
Tuy nhiên, khi mỡ bụng tăng lên ở những người thừa cân và béo phì, hệ thống kiểm soát sự thèm ăn phức tạp này sẽ bị thay đổi. Yếu tố chìa khóa dẫn tới tình trạng này là sự kháng insulin.
Điều chỉnh lại sự kiểm soát cơn thèm ăn
Sự kháng insulin là tiền đề cho những cơn thèm ăn dữ dội. Trong thời kỳ nguyên thủy, kháng insulin nhằm mục đích giúp người ta tăng cân khi thức ăn dồi dào để họ có thể sống sót qua nạn đói. Ngày nay, chúng ta thường không gặp phải vấn đề đó, nhưng cảm thấy rất thèm ăn do sinh lý của cơ thể đã bị quen với chế độ tích trữ chất béo.
Nếu muốn giảm cân và duy trì cân nặng, bạn phải điều chỉnh lại hệ thống kiểm soát sự thèm ăn của mình làm cho bản thân thoát khỏi cảm giác thèm ăn quá mức. Hai phương pháp tự nhiên có hiệu quả là ổn định đường huyết và tăng nồng độ serotonin trong não.
Ổn định đường huyết
Trong hầu hết các trường hợp, đường huyết không ổn định là do tình trạng kháng insulin. Vì vậy, bước đầu tiên để chấm dứt cơn thèm ăn là điều trị nguyên nhân. Bằng cách sử dụng công nghệ đột phá, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng, duy trì đường huyết trong một phạm vi hẹp là chìa khóa thực sự để kiểm soát những cơn thèm ăn quá mức. Với những người gặp phải tình trạng lượng đường trong máu tăng nhanh dẫn đến việc giải phóng insulin và các chất dẫn truyền thần kinh não, sau đó lượng đường trong máu giảm nhanh chóng gây giải phóng adrenaline thì khả năng kiểm soát sự thèm ăn hay khẩu phần ăn của họ là rất kém. Bởi vì mỗi lần họ trải qua tình trạng hạ đường huyết nhanh chóng, não bộ sẽ rơi vào trạng thái hoảng loạn và tiết ra những chất khiến người ta có cảm giác rất thèm ăn như là hormone (cortisol hay adrenaline) để tăng đường huyết.
Phần lớn ảnh hưởng của đường huyết đến kiểm soát sự thèm ăn có thể bắt nguồn từ những tế bào não chuyên biệt gọi là tế bào thần kinh đệm bao xung quanh mỗi tế bào não. Tế bào thần kinh đệm rất quan trọng trong việc cảm nhận mức đường huyết. Mỗi khi lượng đường huyết giảm nhanh, tế bào thần kinh đệm sẽ gửi các tín hiệu mạnh đến những vùng não bộ, như vùng dưới đồi, để kích thích cảm giác thèm ăn. Cơ chế này sẽ dẫn đến tình trạng kháng insulin và sự điều tiết kém insulin nên những người thừa cân thường có nhu cầu ăn uống liên tục.
Vì thế làm cách nào để chúng ta có thể cải thiện sự kiểm soát đường máu và tình trạng kháng insulin? Sau đây là bảy phương pháp dành cho bạn:
- Thử chế độ ăn có lượng đường huyết thấp.
- Hãy bổ sung chất xơ nhớt (phức hợp siêu sợi PGX có nhiều chất xơ nhất; dùng 2,5-5g trước bữa ăn).
- Bổ sung Crom: chất cần thiết cho sự hoạt động bình thường của insulin, với liều 200-400 mcg/ngày.
- Giải tỏa tình trạng stress.
- Ăn đồ ăn nhẹ có lượng calo thấp như rau quả tươi giữa các bữa ăn để đảm bảo bạn không bao giờ thực sự cảm thấy đói.
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Lên thực đơn mỗi ngày.
5-HTP và nhụy hoa nghệ tây (Saffron)
Nồng độ serotonin trong não thấp là một yếu tố khác liên quan đến chứng thèm ăn. Serotonin được tổng hợp bắt nguồn từ tryptophan. Tình trạng kháng insulin và nồng độ cortisol vượt quá mức bình thường làm ức chế chuyển từ tryptophan thành 5-Hydrotryptophan (5-HTP) – chất trung gian giữa tryptophan và serotonin. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung 5-HTP có thể làm giảm cảm giác thèm ăn và lượng carbohydrate nạp vào, từ đó dẫn đến giảm cân đáng kể.
Một chất thay thế mới cho 5-HTP là Satiereal là chiết xuất từ nhụy hoa nghệ tây, cũng có tác dụng tương tự trong cơ chế làm giảm cảm giác thèm ăn và làm tăng nồng độ serotonin. Với 5-HTP, liều thường dùng là 50-100 mg/ngày. Đối với Satiereal, liều là 15mg x 2 lần/ngày.
Nguồn: Iherb
Tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trên thế giới.